09/07/2019 11:26

Bình Định: TT. Thích Minh Nhẫn có buổi nói chuyện với Tăng Ni sinh Khoá 8 Trường Trung cấp Phật học

Nhân chuyến công tác tại khoá Bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh Giáo hội và Trụ trì tại tỉnh Bình Định. Thượng tọa Thích Minh Nhẫn – Uỷ viên HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư, Phó ban Thông tin Truyền thông T.Ư, Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập Kênh thông tin – kênh truyền hình trực tuyến Phật sự Online TV. Nhận lời mời của Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học (TCPH) Bình Định, chiều chủ nhật ngày 7/7/2019, TT. Thích Minh Nhẫn có buổi pháp thoại với Tăng Ni sinh khoá 8 chủ đề: Ứng dụng truyền thông mạng trong công tác hoằng pháp.
ĐĐ. Thích Đồng Kim, Chánh Thư ký Trường TCPH giới thiệu Thượng tọa giảng sư đến với Tăng Ni sinh
“Trong thời buổi bùng nổ nền công nghiệp 4.0, việc tiếp cận thông tin mạng xã hội đối với Tăng Ni là rất cần thiết, nếu thiếu hiểu biết chúng ta sẽ bị lạc hậu. Tuy nhiên, nếu không được đào tạo để có kiến thức và kỹ năng vững vàng trong việc sử dụng mạng di động thì rất dễ đưa đến khủng hoảng về vấn đề truyền thông liên quan đến Phật giáo”. Thượng tọa đặt vấn đề: “với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ta phải ứng dụng như thế nào trong công tác quản lí, điều hành, học tập. Cái quan trọng hơn nữa là những kỹ năng trong việc sử dụng mạng xã hội cho có hiệu quả cùng những hạn chế và tác hại của nó”. Thượng tọa chia sẻ: từ ngày 28/03/2018 đến cuối năm 2018, kể từ khi T.Ư Giáo Hội ra quyết định thành lập Kênh thông tin và Kênh truyền hình trực tiếp Phật sự Online thì ban điều hành đã xử lí 19 vụ việc khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo. Trong đó có trên 60% là do Tăng Ni chúng ta thiếu nhận định và kỹ năng trong việc đăng tải thông tin lên các trang mạng cá nhân như zalo, facebook, từ đó dẫn đến nhiều ý kiến phản hồi trái chiều ảnh hưởng trực tiếp đến Giáo hội.” Thượng tọa nêu lên một số ví dụ điển hình và đưa ra hướng giải quyết để Tăng Ni sinh tránh và rút kinh nghiệm. Thượng tọa nhắc lại bốn quá trình hình thành và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: – Cách mạng công nghiệp đầu tiên xảy ra vào thế kỷ 18 với sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. – Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra đầu thế kỷ 19, ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. – Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. – Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Quang cảnh buổi nói chuyện
Lãnh đạo ở bất kỳ một lĩnh vực nào, nếu không biết cách tiếp cận những công cụ, ứng dụng, phần mềm…, của cuộc cách mạng công nghiệp hoá thì lập tức sẽ bị lạc hậu. Trong lĩnh vực Hoằng pháp, Giáo hội cũng không ngoại lệ. Trên cơ sở công văn của Thường trực HĐTS, mục thứ 8 của chương trình hoạt động Phật sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017-2022). Theo đó, đẩy mạnh thông tin truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp, xây dựng nhiều chương trình, đồng thời mở rộng nguồn nhân lực và các cộng tác viên ở khắp các tỉnh thành trong cả nước để các hoạt động Phật sự cũng như công tác hoằng pháp được đăng tải đầy đủ, tiếp cận nhiều hơn với tín đồ Phật tử trong và ngoài nước. Một trong ba nhân tố của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sử dụng trí tuệ nhân tạo. Thượng Toạ đưa ra con số, trong một phút có tới một triệu bài viết được đăng tải lên mạng xã hội. Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của các chương trình ứng dụng thì rất khó cho việc kiểm soát những thông tin thiếu lành mạnh, vấn đề vi phạm bản quyền, lạm dụng quyền cá nhân…. Thượng tọa thống kê, hiện nay trong tổng số hơn 97 triệu dân đã có tới 60 triệu người Việt tiếp cận thông tin trên cộng đồng mạng. Vì thế, việc khai thác, ứng dụng một cách có hiệu quả và thận trọng công nghệ số và công cuộc hoằng pháp là rất cần thiết và mang đến kết quả khả quan. Cuối cùng, Thượng tọa nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi Tăng Ni trong lĩnh vực truyền thông: “Hiện tại nếu chúng ta không đủ điều kiện ngồi trên pháp toà hay trước một hội chúng để thuyết giảng, nhưng chúng ta có thể đóng góp vào công tác hoằng pháp thông qua các bài pháp thoại ngắn ta chia sẻ trên mạng xã hội, hay chỉ là trích một đoạn kinh ngắn…, để thính giả tiếp cận giáo pháp gián tiếp nhờ công cụ truyền thông…” Vì Phật sự đa đoan, khung thời gian có hạn nên Thượng toạ chỉ kịp truyền đạt những vấn đề trọng yếu để Tăng Ni sinh nắm bắt một cách khái quát về vấn đề công nghiệp 4.0 và truyền thông bằng mạng xã hội. Khép lại buổi nói chuyện ĐĐ. Thích Đồng Kim – Chánh Thư ký của bản trường đã đại diện cho toàn thể hội chúng cảm niệm công đức của Thượng tọa và bày tỏ lòng mong mỏi muốn được gặp lại Thượng tọa vào một dịp khác để Tăng Ni sinh có thể tiếp thu trọn vẹn vấn đề truyền thông đang là xu hướng cho sự phát triển của công tác giáo hội trong thời buổi hiện nay. Một số hình ảnh đã ghi nhận:

Nhuận Mến

Nguồn: phathocviennguyenthieu.vn The post Bình Định: TT. Thích Minh Nhẫn có buổi nói chuyện với Tăng Ni sinh Khoá 8 Trường Trung cấp Phật học appeared first on Phật sự Online Miền Trung.
Download Android Download iOS
Hàng vạn Phật tử cả nước về dự Đại lễ cầu siêu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Sáng 10/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Cầu siêu tưởng niệm các anh linh Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Tiền Giang: Chùa Thiền Tôn 2 (TP.HCM) trao giọt nước nghĩa tình đến bà con vùng hạn mặn

PSO - Sáng ngày 9/5/2024, Đại đức Thích An Nguyện – UV BTS GHPGVN TPHCM, Trưởng Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Thủ Đức, Trụ trì chùa Thiền Tôn 2 (Tp.Thủ Đức, TP.HCM) làm trưởng đoàn, hướng dẫn Phật tử đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn nhằm chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn khi thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn kéo dài.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online