17/04/2018 12:07

Ấn Độ: Người Dalits theo Phật giáo - một hình thức phản kháng chính trị

Tại Ấn Độ có hơn 500 tín đồ Ấn Độ giáo (Hinduism - Đạo Bà la môn); những người thuộc tầng lớp thấp đã tập trung tại Veera Maidan (cánh đồng ở rìa một ngôi làng bụi Maharashtra) vào ngày 08/03/2018; nhiều người trong số họ mặc áo trắng kiểu Kutas. 

Dưới ánh đèn, họ hô vang: “Chúng tôi không còn giữ đức tin và sẽ không thờ phụng hai hóa thân của Vishnu là người anh hùng Rama và vị thần Krishna... Chúng tôi không tin đức Phật là hóa thân của thần Vishnu... Bởi vậy, chúng tôi sẽ dẫn dắt cuộc đời mình theo giáo lý từ bi trí tuệ của đức Phật”. 500 tín đồ Ấn Độ giáo đã trở thành phật tử tại Ấn Độ.

Họ đã tham gia phong trào Phật giáo Ambedkar, được thành lập cách đây nửa thế kỷ bởi Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956). 
Ấn Độ: Người Dalits theo Phật giáo - một hình thức phản kháng chính trị
 
Ông Bhimrao Ramji Ambedkar học Thạc sĩ ngành Kinh tế tại khoa Chính trị học, Đại học Columbia, Hoa Kỳ và Tiến sĩ ngành Luật tại Đại học London, Vương quốc Anh, cha đẻ của Bản Hiến pháp nước Cộng hòa Ấn Độ.  

Ông sinh ra trong một gia đình thuộc giai cấp cùng đinh (ngày xưa gọi là thủ đà la), tại một ngôi làng nghèo, thuộc tiểu bang Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ. Ông nhận thấy đức Phật giống như một nhà cải cách xã hội cấp tiến, bởi Phật giáo chủ trương đề cao tinh thần bình đẳng giai cấp trong xã hội Ấn Độ.

Ngày nay, người Dalit là tầng lớp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ, chiếm gần 20% dân số Ấn Độ đã có nhiều nơi phản kháng bằng cách từ bỏ tôn giáo truyền thống và quy y theo đạo Phật.

Năm 1955, Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar đã sáng lập “Hội Phật giáo Ấn Độ (Bharatiya Bhaudha Mahasabha) và làm lễ “An vị Phật” tại một ngôi già lam Phật giáo trên đường Dehu, gần thành phố Poona (Pune) thuộc bang Maharastra. Ông tuyên truyền và khuyến khích mọi người cải giáo theo đạo Phật. Ông đã biên soạn tác phẩm “Đức Phật và Giáo pháp của Ngài” (The Bhudha and His Dhamma) với văn phong giản dị, phù hợp với đại đa số quần chúng. 

Dấu mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar, là ngày 14/10/1956, ông đã tổ chức buổi lễ quy y Tam bảo tại Nagpur. Hơn 500.000 nam, nữ, già, trẻ đã tập trung về Nagpur thuộc bang Maharastra để quy y Tam bảo và thụ trì ngũ giới theo tiếng gọi của Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar. 

Tại buổi lễ quy y Tam Bảo, ông đã phát biểu: “Nhờ từ bỏ tôn giáo cũ (Hindu giáo, ngày xưa là đạo Bà la môn), một tôn giáo dựa trên sự bất bình đẳng và áp bức, mà hôm nay tôi được tái sinh. Tôi không tin vào triết lý Thượng đế tái sinh. Thật là một sai lầm khi cho rằng đức Phật là hóa thân của thần Vinus. Tôi không phải là tín đồ của Thượng đế hay bất cứ nữ thần nào của Ấn Độ giáo. Tôi sẽ không làm lễ Sraddha nữa. Tôi tuyệt đối sống theo Bát Chính đạo của đức Phật. Phật giáo là một tôn giáo đúng đắn. Trí tuệ, từ bi và chánh đạo là các nguyên lý soi đường của Phật giáo".

Sau buổi lễ quy y Tam bảo không lâu, ông đến Thủ đô New Delhi để chia sẻ pháp thoại về đạo Phật cho mọi tầng lớp nhân dân. Vài tuần sau đó, ông dự Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ 4 và phát biểu tại Hội nghị với chủ đề “Đức Phật và Karl Marx” (The Buddha and Karl Marx). Trên đường trở về New Delhi, ông chia sẻ pháp thoại tại Benares hai lần và viếng thăm Kusinagar, nơi đức Phật nhập Niết bàn. Tại New Delhi, mặc dù phật sự đa đoan, nhưng ông cũng sắp xếp thời gian để hoàn tất chương cuối cùng của tập sách “Đức Phật và Karl Marx” (The Buddha and Karl Marx).

Giáo sư Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar đã thanh thản trút hơi thở về với cõi Phật vào năm 1956, hưởng thọ 64 tuổi.

Sự ra đi đột ngột của ông đã để lại vô vàn kính tiếc cho hàng trăm nghìn người dân, những người muốn vượt thoát khỏi xiềng xích của giai cấp nô lệ. Kể từ khi rời khỏi ghế học đường, ông bắt đầu đóng góp công sức, trí tuệ và tài năng cho quần chúng, cho “những mảnh đời bất hạnh - những người khốn khổ”, cho quê hương, dân tộc Ấn Độ.

Ở một quốc gia có hơn 1,2 tỷ người, số người theo đạo Phật vẫn còn rất khiêm tốn, những số liệu thống kê chính xác về những người chuyển đổi sang đạo Phật chưa có bản công bố chính thức nào.

Shiv Shankar Das, cựu nghiên cứu sinh thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, người đã nghiên cứu phong trào tân Phật giáo nói: “Thường thì điều tra viên không hỏi về tôn giáo khi nghe một cái tên có tiếng Hindu”. 

Phong trào Phật giáo Ambedkar hiện đại hy vọng thay đổi điều này, Rajratna Ambedkar nói: “Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục Chính phủ Ấn Độ rằng chúng tôi không phải là tiện dân Dalits nữa, không phải là một phần của Ấn Độ giáo nữa”. 
Ấn Độ: Người Dalits theo Phật giáo - một hình thức phản kháng chính trị
 Một phụ nữ tham gia vào một buổi lễ chuyển đổi sang Phật giáo ở Ấn Độ (Krithika Varagur)
Trong lịch sử, Thái tử Sĩ Đạt Ta đã từ bỏ đạo Bà la môn (Hindu giáo), kinh Vệ đà (Vedas) và các nghi thức thần Vedic đã thúc đẩy cuộc hành trình triết học của mình. Nhưng tinh thần Phật giáo Ambedkarite đã tách ra khỏi các trường phái Phật giáo chính thống, như Theravada và Mahayana, phát triển trong hai thiên niên kỷ qua. Tinh thần Phật giáo Ambedkarite tóm tắt diễn giải kinh điển sau khi đức Phật nhập Vô dư Niết bàn. Các tổ chức tinh thần Phật giáo Ambedkarite đương đại, như trung tâm Nagaloka ở Nagpur, tập trung vào việc đào tạo các nhà hoạt động xã hội.

Điều này trái ngược với cách thực hành Phật giáo ở phương Tây, thường được định hướng xung quanh các khái niệm cá nhân là sự hoàn thiện cá nhân và sự an tâm.

Tinh thần hoạt động vì quyền lợi của Dalits ở Pune là trung tâm của sự hồi sinh Phật giáo Abedkarite. Tại hai vùng sa mạc Saharanpur và Uttar Pradesh, có ít nhất 25 ngôi nhà của người dân Dalits đã bị đốt cháy và một người đã tử vong khi căng thẳng xã hội tăng cao vào tháng 05/2017. Và ở Una, Gujarat, bốn người Dalits đã bị đánh đập công khai vì tội lột da bò chết vào năm 2016. Cả hai cộng đồng địa phương đã sử dụng Phật giáo làm công cụ phản kháng. 180 gia đình đã cải đạo Hindu sang Phật giáo. Cả bốn nạn nhân Una đều lên kế hoạch chuyển đổi sang Phật giáo vào ngày 14/04/2017.

Thậm chí sự chuyển đổi từ Hindu giáo sang Phật giáo đã trở thành vũ khí chính trị. Mayawati - một nhà chính trị nổi tiếng của người Dalits và thành viên của Nghị viện đã đe dọa sẽ chuyển từ Hindu giáo sang Phật giáo nếu các thành viên Đảng Bharatiya (BJP) “không thay đổi hành vi thiếu tôn trọng Catist và cộng đồng người Dalits”.

Sức mạnh phong trào này có thể đóng vai trò then chốt cho Đảng Bharatiya (BJP) của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi, trở lại bằng cách tán thành cuộc bỏ phiếu của Phật giáo Dalits bằng nhiều cách khác nhau. Vào năm 2016, Đảng Bharatiya (BJP) đã tạo điều kiện cho các vị tăng sĩ Phật giáo nhằm thu được nhiều phiếu bầu trong các cuộc bầu cử khu vực, mặc dù nỗ lực đó đã gặp phải sự xem thường và phản đối ở một số quận. Nhà chính trị Udit Raja, thuộc tầng lớp Dalits, đã chuyển đổi từ Hindu giáo sang Phật giáo vào năm 2001 và hiện là thành viên Đảng Bharatiya (BJP) của Quốc hội Ấn Độ. 

Theo Dahiwale, Đảng Bharatiya (BJP) phải đối mặt với vụ bắt giữ 22 người. Bởi Đảng Hindu không muốn thừa nhận tôn giáo của họ không mất đi bất kỳ tín đồ nào. Ông nói: “Phật giáo đã trở thành một thế lực, nhưng Chính phủ Ấn Độ không thể trực tiếp chống lại, vì Phật giáo là một trong những tôn giáo có ảnh hưởng tới văn hóa, nhân văn lớn nhất tại Ấn Độ".

Phong trào Phật giáo Ambedkarite đang trải qua một hồi sinh lớn tại Ấn Độ.

Bài viết dựa theo tư liệu của một Dự án Báo cáo Quốc tế

Vân Tuyền (Nguồn: The Atlantic)

(Nguồn: www.phatgiao.org.vn)
Download Android Download iOS
TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online