BÀI THI: NHỮNG CHUYẾN XE CHỞ NẶNG NGHĨA TÌNH

BÀI THI: NHỮNG CHUYẾN XE CHỞ NẶNG NGHĨA TÌNH

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (51) Số lượng từ: 1770

NHỮNG CHUYẾN XE CHỞ NẶNG NGHĨA TÌNH

Tác giả: Thích Nữ Huệ Nhật

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, chắc hẳn ai ai cũng mang trong mình những kỷ niệm đáng nhớ, những khoảnh khắc khó quên. Tôi may mắn được sinh ra trong thời bình, không phải chứng kiến cảnh chiến tranh bom đạn, gia đình ly tán hay nạn đói xảy ra. Nhưng cuộc đời đâu cho phép chúng ta cứ mãi bình yên như vậy, nó phải theo quy luật vận hành “thành, trụ, hoại, không”. Đại dịch Covid 19 là một minh chứng kéo dài suốt gần hai năm qua, đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc và suy tư về cuộc đời. Có lo sợ, có đau thương, có mất mát và có cả cảm giác ấm lòng khi đại nạn xảy đến Sài Gòn - nơi tôi đang sinh sống nói riêng và các tỉnh miền Nam nói chung trong thời gian dịch bệnh hoành hành. Sự ấm áp đó đến từ những chăm lo và chung tay góp sức của các ban ngành trên tuyến đầu chống dịch, đặc biệc là tình cảm yêu thương của đồng bào từ mọi miền đất nước gởi về miền Nam qua “Những chuyến xe chở nặng nghĩa tình”. Từ lúc dịch bệnh Covid 19 tràn đến Việt Nam, đây là đợt bùng phát thứ tư và cũng là đợt nặng nhất. Sài Gòn - Hòn ngọc viễn đông của nước ta tươi đẹp ngày nào, nay buồn bã với số ca nhiễm bệnh và tử vong cao nhất nước. Từng giờ, từng phút, từng giây đi qua là ngần ấy thời gian nỗ lực không ngơi nghỉ của các tuyến đầu chống dịch, họ đang cố tranh giành lại mạng sống quý giá cho người dân. Hình ảnh những bữa cơm ăn vội của các y bác sĩ, các chú công an, bộ đội canh vùng biên giới…đã trở thành quen thuộc trong tâm trí chúng ta. Người dân nhiễm bệnh quá nhiều, bệnh viện quá tải và đội ngũ y tế dù đã được tiếp viện từ nhiều nơi, nhưng ai nấy cũng dần sức tàn lực kiệt. Những người già yếu, không sớm phát hiện ra bệnh, có bệnh nền hay do nhiều nguyên nhân khác, đã vĩnh viễn đi về thế giới bên kia. Sự ra đi quá lặng lẽ, nhanh gọn đến không ngờ, không trống, không kèn, không vòng hoa, thậm chí không được một nén hương lòng kịp tiễn biệt. Khắp nơi quán xá đóng cửa, nhà nhà ở yên nghiêm túc thực hiện theo chỉ thị giãn cách xã hội. Ngoài những khó khăn như nhiễm bệnh, mất việc, không có tiền trang trải… thì khó khăn thực tế nhất của người dân vẫn là thiếu lương thực và nhu yếu phẩm, dù có tiền cũng khó đi lại để mua được trong những ngày giãn cách thế này. Từ bao giờ, việc mua được một bó rau xanh, một ổ bánh mì nóng lại trở nên khó khăn và xa xỉ đến vậy?! Đến lúc này, tình yêu thương đồng bào đã trỗi dậy mãnh liệt trong đất nước chúng ta. Các tỉnh miền Trung đã lắng nghe được nỗi khó khăn trong miền Nam yêu thương, họ cùng nhau bắt tay vào công việc viện trợ lương thực, các nhu yếu phẩm gửi vào. Từng đoàn xe chở rau củ quả nối đuôi nhau chạy từ miền Trung vào tâm dịch Sài Gòn. Miền Trung chúng ta còn nghèo lắm, quanh năm phải đối diện với thiên tai. Một cơn lũ bão đi qua hay vài trận mưa lớn ập tới, nhà cửa tan tác, hoa màu bị cuốn trôi theo dòng nước dữ, gây bao thiệt hại vật chất lẫn tinh thần. Điêu tàn là vậy, nghèo khổ là vậy nhưng tấm lòng của họ chưa bao giờ nghèo, họ chưa từng ngừng nỗ lực vươn lên. Cũng chính vì bản thân đã kinh qua những nỗi đau thương và nhận được nhiều ân tình từ miền Nam thương yêu, khi ngoảnh đầu nhìn lại cảnh Sài Gòn gặp hiểm nguy, họ sẵn sàng làm tất cả để ôm lấy người anh cả của mình trong cơn đại nạn. Nước mắt tôi đã rơi khi nhìn thấy hình ảnh các cụ già, các em nhỏ xách từng túi gạo, gom từng trái bí, trái bầu, bó rau…đến các điểm tiếp nhận hỗ trợ tâm dịch. Các bà, các mẹ, các chị luôn tay làm những món mặn hay món khô, kẻ rang đậu, người cắt chiên, người lên rừng hái măng, bẻ chuối, kẻ xuống biển mò cua, bắt cá… Họ nghèo vật chất nhưng trái tim yêu thương vẫn luôn đong đầy, cùng thu gom, nhặt nhạnh, để ghép thành “trái tim yêu thương đồng bào” gửi đến Sài Gòn. Đó cũng chính là truyền thống yêu nước, đoàn kết của người dân Việt từ bao đời, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn, nguy khó. Tiếp nối sự viện trợ từ miền Trung và các tỉnh vùng cao nguyên, bà con miền Tây cũng hô hào gửi tặng từng chuyến xe rau củ về Sài Gòn. Nhiều vị mạnh thường quân đến vườn thu mua, được chủ bán với giá thật rẻ, có khi còn tặng cả ruộng rau củ với nụ cười hoan hỷ, không quên gửi lời chúc Sài Gòn mau hết bệnh. Người nông dân tuy vất vả một nắng hai sương, nhưng luôn thật thà chất phác, vô cùng dễ thương. Khi nghe người ở Sài Gòn khó khăn, họ thu gom từng chút yêu thương gửi về san sẻ. Khi các tỉnh miền Tây chính thức bước vào giai đoạn giãn cách, những chuyến xe yêu thương dù có thưa thớt, nhưng chưa khi nào dừng hẳn. Họ luôn muốn sát cánh với Sài Gòn, để cùng nhau vượt qua kiếp nạn khốn khó này. Bên cạnh đó, các chùa, nhà thờ, những vị mạnh thường quân và anh chị em nghệ sĩ khắp nơi vẫn chăm chỉ vận động và dấn thân vào tâm dịch, đến từng con hẻm trong thành phố để trao tận tay từng món quà đầy ý nghĩa và thiết thực đến người dân. Ngoài lương thực cứu tế, người ta còn gửi về Sài Gòn cả trang thiết bị cần thiết cho việc bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh. Từng hộp khẩu trang, từng bộ đồ bảo hộ, từng bình oxy được vận chuyển vào vùng tâm dịch một cách nhanh chóng. Có những chiếc xe đạp cọc cạch chở từng ký chanh, tắc, xả, gừng từ nhà này sang nhà khác, san sớt cho nhau chút tấm lòng mùa dịch. Gom góp chắt chiu để sẻ chia đỡ đần, hẳn Sài Gòn đang cảm động lắm. Trên mạng xã hội, người ta truyền nhau những đoạn video ghi lại hình ảnh người dân và những chiếc xe hùng dũng đang tiến vào miền Nam trên nền bài hát “Việt Nam ơi…”. Sài Gòn ấm lòng biết bao khi nghiêng mình đón nhận những món quà nặng trĩu ân tình nhưu thế. Sự giúp đỡ cần kíp lúc này đáng trân quý biết bao, khi lệnh giãn cách xã hội vẫn tiếp tục, vì sự an toàn cho mọi người. Đại dịch Covid 19 đã lấy đi rất nhiều thứ, nhưng cũng cho chúng ta thấy được tình người, sự đoàn kết, hạnh sẻ chia của dân tộc Việt Nam thân thương. Hơn bao giờ hết, con người có thể sống chậm lại với từng phút giây, biết quan tâm lẫn nhau và dành thời gian nhiều bên gia đình, người thân. Bởi lẽ, đôi khi vì cuộc sống mưu sinh, chúng ta cứ mãi tất tả ngược xuôi lao đầu vào công việc, quên đi những người thân yêu bên cạnh mình. Khi dịch bệnh xảy đến, chúng ta mới giật mình nhìn lại, trân quý hơn từng hơi thở của đất trời, vì khi nhiễm bệnh, hơi thở quan trọng biết nhường nào! Ta sẽ cảm nhận được sự quý báu của từng cọng rau, hạt gạo, và thấy mình mang nợ ơn nghĩa với nhiều người lắm. Ta nợ những người xông pha ra tuyến đầu chống dịch một lời cảm ơn chân thành, nợ những ân tình của đồng bào khắp nơi trong nước, nợ bản thân một lời cầu nguyện thiết tha, cho thế giới cùng Việt Nam cùng bước qua đại dịch một cách an toàn và nhanh chóng. Vu lan năm nay trở về trong tiết trời có phần lo âu và tiếc nuối khi đất nước còn trong bối cảnh dịch bệnh. Những người xa quê hương, xa gia đình lại bồi hồi nhớ về công ơn đấng sinh thành. Là những người con của đức Phật, mỗi chúng ta hãy cùng nhau tận dụng thời gian giãn cách này để tu sửa thân tâm, hóa giải oan khiên sân hận để Covid 19 không lấy đi bao nước mắt và mạng sống của con người, trang trải năng lượng từ bi tươi mát cầu nguyện cho tất cả đều được bình an, đồng tạo nên một mùa Vu lan ấm áp tình người. Cuộc sống sẽ trở lại bình thường nếu tất cả chúng ta cũng giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, thực hiện đúng quy tắc và chỉ thị của nhà nước ban hành. Quan trọng nhất vẫn luôn giữ tâm yêu thương, cố gắng ăn chay, làm lành lánh dữ thì mọi ân oán hận sẽ nhanh chóng được dẹp trừ. Xin cám ơn những chuyến xe yêu thương đã chở nặng nghĩa tình của đồng bào mọi miền tổ quốc, đã trở thành nguồn động lực tiếp sức cho Sài Gòn những ngày khó khăn nhất trong cuộc hành trình chiến đấu với dịch bệnh. https://www.youtube.com/watch?v=o9LWIpZPUVQ&list=PL-KxvjUbLY1p-VOVlFUsEfDgRl1VKibRt&index=28
Download Android Download iOS
GHPGVN được chuyển giao đăng cai Đại lễ Vesak LHQ 2025 trong lễ bế mạc Vesak 2024

PSO - Sau hai ngày diễn ra sôi nổi, Đại lễ Vesak lần thứ 19 tại Thái Lan đã bế mạc vào chiều ngày 20/05/2024. Sự kiện này đã diễn ra với nhiều hoạt động thảo luận và trao đổi về chủ đề "Con đường xây dựng niềm tin và đoàn kết phật giáo" được tổ chức tại Trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn và Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc (UNCC), Thủ đô B

Long An: Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tri ân các Anh hùng liệt sĩ và Khánh thành giai đoạn 2 Khu di tích lịch sử quốc gia đồn Long Khốt

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 19/5/2024, tại ấp Trung Môn, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, (tỉnh Long An), UBND tỉnh Long An đã tổ chức lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ và khánh thành giai đoạn 2 Đền thờ liệt sĩ, Khu di tích lịch sử quốc gia khu vực đồn Long Khốt.

TP.HCM: Chuỗi chương trình kính mừng Phật đản PL.2568 tại chùa Long Phước (quận Bình Thạnh)

PSO - Nằm trong chuỗi tuần lễ Phật đản PL.2568 với tinh thần từ bi, vị tha của người con Phật, ngày 19/5/2024 (nhằm ngày 12/4 năm Giáp Thìn), chùa Long Phước (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã trao tặng 1.100 phần quà đến các bệnh nhân ủa bệnh viện Thủ Đức và tổ chức chương trình tọa đàm chủ đề “Văn hóa Phật đản”.

Quảng Ngãi: Phân ban GĐPT huyện Bình Sơn công diễn đêm văn nghệ cúng dường Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024

PSO - Hòa chung không khí trang nghiêm đón chào mùa Phật đản lần thứ 2568, ngưỡng vọng tri ân và cúng dường lên Đấng Thế Tôn, tối ngày 19/5/2024 (nhằm ngày 12/4 năm Giáp Thìn), tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Bình Sơn - cChùa Sắc tứ Diệu Giác (thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) Phân ban Gia đình Phật tử huyện tổ chức công diễn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online