BÀI THI: NƠI TUYẾN ĐẦU… CẦU MONG NGƯỜI BÌNH AN!!!

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (90) Số lượng từ: 1738

NƠI TUYẾN ĐẦU… CẦU MONG NGƯỜI BÌNH AN!!!

Đã hơn 3 tháng kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát tại Sài Gòn – nơi tôi đang sinh sống. Hết đợt giãn cách này đến đợt giãn cách khác, đại dịch vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà số lượng người nhiễm bệnh cùng tử vong ngày một tăng cao… Nơi tuyến đầu, những đội ngũ y, bác sĩ, những tình nguyện viên ngày đêm không ngừng cố gắng để đổi lấy bình an cho mọi người… Mùa Vu Lan năm nay lại về, đón một mùa Vu Lan với tiết trời đầy lo âu và đau thương, chẳng có hoa hồng, cũng chẳng có lễ báo ân… Nước mắt tôi đã rơi, khi hàng trăm, hàng ngàn người đã ra đi mãi mãi. Họ đã không còn sức chiến đấu, họ đã ngã xuống, từ giã đất mẹ, trở về với cõi vĩnh hằng. Họ đã ra đi một cách nhanh chóng, kết thúc đời người trong thầm lặng mà không có người tiễn đưa. Có khi, một nén hương lòng cũng không có, trong khi bản thân tôi còn may mắn và hạnh phúc hơn nhiều người, vì còn có cha, có mẹ, những người ở tận miền Trung xa xôi, nghèo khó, chờ đợi tin tôi… bình an mỗi ngày… Qua những ngày tháng hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, những vết hằn bắt đầu in dấu trên khuôn mặt, những giọt mồ hôi lăn dài trên trán, màu trắng bạch của đôi tay, cùng sự mệt mỏi đến cạn kiệt năng lượng… Những bữa ăn vội, những giờ phút chưa kịp nghỉ ngơi lại tiếp tục chạy đua với những lời kêu cứu… Từng giờ, từng phút, từng giây, giành giật sự sống cho bệnh nhân trở về từ tay tử thần mà không một lời than vãn …… Giây phút nào hạnh phúc hơn khi kỳ tích xuất hiện, mọi sự cố gắng được đền đáp vì những người trở về từ lằn ranh sinh tử cận kề, đã may mắn được hồi sinh, một sự sống mới lại bắt đầu tiếp nối và một cuộc hành trình nữa lại tiếp tục diễn ra… Nơi đây, những giờ phút cảm nhận niềm vui của sự sống là khi các anh, chị em nghệ sĩ đã vào tổ chức văn nghệ, dành tặng những bài hát, những nỗi niềm khích lệ, để cổ vũ tinh thần cho các bệnh nhân đủ nghị lực vượt qua bệnh tật. Giây phút vui mừng nhất là từng bình oxy, từng máy trợ thở, từng máy đo thân nhiệt, từng bộ đồ bảo hộ, hay hộp khẩu trang y tế, những chuyến xe tiếp tế lương thực, thực phẩm được vận chuyển về vùng tâm dịch một cách nhanh chóng và kịp thời với lời cầu nguyện: “ở nơi này, cầu mong người bình an.” Mỗi lần nhận được những món quà quý giá đó, là một lần những nỗi niềm hạnh phúc dâng trào với những người con phải xa quê hương, xa mái ấm gia đình, xa những người thân yêu để đi đến một nơi xa lạ - nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao và cũng có thể “ra đi ” bất cứ lúc nào, để dấn thân phụng sự giúp đời, giúp người bình an… Họ để lại sau lưng những nỗi nhớ khôn nguôi khi ở phương xa bao ánh mắt dõi theo, mong chờ. Nỗi đau không thể nói nên lời khi nhìn con vừa dang rộng đôi tay, vừa khóc, chạy đến đòi ôm... muốn lắm, nhớ lắm, qua bao ngày tháng phải xa cách rất muốn được một lần ôm con vào lòng để thoả nỗi nhớ nhung, nhưng làm sao được… Sự bất lực, ngậm ngùi, những giọt nước mắt lệ rơi khi đứng bất động cách xa nhìn con. Như vậy, cũng là niềm an ủi lớn nhất lúc này rồi. Bên cạnh đó, cũng không thiếu nỗi thương cho những đồng đội vì sức cùng lực kiệt mà ngã xuống, những giọt nước mắt của sự đau xót đến thất thần bất động khi phải chứng kiến từng người, từng người… lần lượt ra đi… Virus Corona ơi!!! Các bạn hãy sớm ngày hoá kiếp về trời, hãy đi về nơi các bạn thuộc về, đừng tàn phá nhân loại nữa. Con người đã đau lắm rồi, đã khổ lắm rồi, cũng đã sống trong những tháng ngày lo âu và sợ hãi nhiều rồi. Bao nhiêu ngày tháng mà các bạn hiện hữu là bấy nhiêu ngày chúng tôi phải hứng chịu biết bao đau thương, biết mấy oán hờn... Nhưng cũng thật ấm lòng biết bao, khi ngoài kia, những món quà từ bó rau, cộng cải, củ khoai… đến từng khẩu trang y tế của những chú bộ đội, len lỏi vào mọi ngóc ngách phố thị, để mang đến cho từng nhà qua những ngày giãn cách. Hình ảnh chú cảnh sát dẫn từng đoàn, từng đoàn người về quê tránh dịch, đến những chuyến xe chở rau củ quả tiếp sức cho người con của Sài Gòn. Hình ảnh bà con cho nhau những hộp cơm, những chai nước, những hộp khẩu trang, rồi nhét vội vào tay những tờ giấy có in hình Bác Hồ để làm lộ phí đi đường về quê. Nét đẹp tâm hồn từ những em bé, những cụ bà ôm trong mình những bó rau, những quả bí chạy đến để kịp chuyến xe gửi về thành phố. Họ đã tặng cho người con của Sài Gòn những món quà mà có khi là tài sản, những gì họ có duy nhất trong tay, chỉ cầu mong người bình an, vượt qua cơn khốn khó lúc này… Những lời động viên, sách tấn, sự quan tâm của các ban ngành, rồi đến những lời sám hối, cầu nguyện ngày đêm trong âm thầm lặng lẽ của các nhà tu hành. Lời nguyện cầu của hàng trăm, hàng triệu người dân Việt Nam, những lời cầu nguyện thiết tha cầu mong đại dịch Covid sớm qua khỏi, cầu mong người bình an, vượt qua cơn khốn khó … Trời xanh có thấu hiểu nỗi đau thương mà nhân loại đang phải hứng chịu lúc này?! Thương lắm, quý lắm, những hình ảnh thấm đẫm tình người! Những cử chỉ cao đẹp của họ đã viết nên trang lịch sử, đã sưởi ấm cho những người con của Sài Gòn trong những ngày khốn khó nhất. Họ đã dùng những nghĩa cử cao đẹp của chính mình, viết nên một cuốn sách nhân sinh cho người đọc, kể lại những câu chuyện còn mãi với thời gian… Tuyến đầu, là nơi ta cảm nhận rõ ràng nhất sự vô thường của kiếp nhân sinh, cho chúng ta biết quý trọng trong từng hơi thở, một hơi thở ra không trở vào nữa là đã qua đời khác. Chúng ta thật hạnh phúc khi ngày mai, ta còn được dang rộng đôi tay để hít thở khí trời, được nhìn thấy ánh mặt trời, còn được ở cạnh những người thân yêu của mình, nên hãy trân trọng những phút giây của hiện tại, mà sống hết lòng với nhau. Làm người, ai cũng có chỗ đáng thương và đáng trách, nhưng đừng vì những điều chưa đẹp mà vội ghét bỏ, xa lánh họ, hãy nhìn những điều dễ thương để thương họ nhiều hơn. Hãy dang rộng đôi tay để ôm lấy những con người khốn khó trong lúc này. Có những thứ mất đi ta mới biết nó quý giá vì mình không biết trân trọng, nên hãy sống chậm lại giữa thế gian vội vã này, để cảm nhận được những điều tốt đẹp đang hiện hữu bên cạnh ta. Thời gian không chờ đợi ai cả, chỉ có ta chạy đua với thời gian nên ta hãy học cách khoan dung với người để giúp cho chính cuộc sống của mình rời xa những phiền não. Ta học cách buông bỏ để xóa đi những nỗi oán kết, thù hằn trong tâm trí. Ta học cách cho đi để cuộc sống tràn ngập ánh mặt trời của tình yêu. Ta học cách hy sinh để cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Ta học cách mỉm cười để chấp nhận mọi việc dễ dàng hơn và hãy học cách yêu thương để mang niềm vui đến cho tha nhân… Cuộc đời sẽ đẹp biết bao, khi lòng ta đầy sự bình yên và tình yêu thương vô bờ bến. Đại dịch Covid - 19 đã lấy đi của chúng ta rất nhiều thứ, đã cướp đi rất nhiều sinh mệnh của con người. Nó cho chúng ta – những người trong vùng tâm dịch cảm nhận những cung bậc cảm xúc của cuộc đời một cách rõ ràng nhất, có mất mát, có đau thương, có lo sợ, có thấu hiểu, có cảm thông, có cả vui mừng…và cũng có sự ấm lòng đến từ những sự hy sinh thầm lặng. Nó cho chúng ta thấy được tình yêu thương, vô ngã, vị tha, sự hy sinh cho nhau trong tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của đồng bào dân tộc, của mỗi một công dân trên đất nước Việt Nam này. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ y, bác sĩ, những tình nguyện viên, những tấm lòng hy sinh của những con người mà chắc có lẽ hết một kiếp này, ta chưa chắc có cơ hội gặp được. Chúng ta hãy cùng nhau chung sức, đồng lòng, cố gắng mỗi ngày và hãy tin phép màu rồi sẽ xuất hiện, sau cơn mưa sẽ có cầu vồng, những ngày khắp nơi kẹt xe, phố phường xôn xao tấp nập, cuộc sống đầy sắc màu rực rỡ, tươi đẹp và đầy sức sống sẽ trở lại sớm thôi. Và chúng ta, sẽ lại tiếp tục cuộc hành trình còn dang dở của mình…
Download Android Download iOS
TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online