BÀI THI: TIẾNG ĐẠI HỒNG CHUNG CỦA ĐẠI DỊCH

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (84) Số lượng từ: 1501

TIẾNG ĐẠI HỒNG CHUNG CỦA ĐẠI DỊCH

Vào mỗi buổi khuya hay lúc chạng vạng, tiếng Đại Hồng Chung vang lên cùng với lời ngâm kệ của quý Sư Thầy thỉnh chuông, kệ rằng:

“Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới Thiết vi u ám tất giai văn Văn trần thanh tịnh chứng viên thông Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác”.

Âm thanh ấy có năng lượng làm thức tỉnh cho những ai còn u mê giữa chốn hồng trần này. “Đại” nghĩa là lớn, “Hồng” cũng là lớn, “Chung” là chuông. “Đại Hồng Chung” là chuông lớn, mỗi ngôi chùa đều có loại chuông này. Tiếng chuông lớn vang vọng cùng lời kệ được hô làm cho người nghe tỉnh thức, nhẹ nhàng buông xả những phiền muộn trong cõi đời. Hiện nay, có một loại âm thanh giống như tiếng Đại Hồng Chung, cũng có công năng làm con người phải tỉnh thức, nhưng nó không thanh thoát, không nhẹ nhàng đi vào lòng người. Nó dữ dội, quyết liệt, hối thúc mang tính sát thương. Nó là tiếng Đại hồng chung của Đại dịch. Tiếng của Đại dịch bủa vây con người từ nhiều phương tiện khác nhau. Mỗi buổi sáng mở mắt ra, người dân thường nghe tin từ các báo đài về tình hình dịch bệnh: ngày 19/4/2021 có 6 ca nhiễm mới; ngày 25/4: 10 ca mới; 14/5: 76 ca; 12/6: 289 ca; 7/7: 1.044 ca; 5/8: 7.310 ca; ngày 22/8 có 11.352 ca nhiễm mới. Hiện nay, cả nước có 406.233 ca nhiễm, 10.000 ca tử vong, xuất hiện nhiều vùng cam đỏ dày phủ trên bản đồ Việt Nam, nhất là miền Nam nước ta. Không những thế, ngày mới của người dân vùng dịch thường bị chào đón bởi những tiếng còi kéo dài dai dẳng của xe cấp cứu, hay tiếng kêu than của người thân nạn nhân tử vong vì covid trên mạng xã hội...Ai nghe được những âm thanh này mà không áo não, thê lương ...! Con người thường có tâm lý phòng vệ khi nghe những tin xấu ấy. Họ phủ nhận dịch bệnh không phải là sự thật, họ giận dữ mặc cả với những ứng phó của Chính phủ, Bộ y tế, và hơn hết họ đổ giận vào “thằng Corona”. Có người rơi vào trạng thái không kiểm soát được bản thân. Họ thích ngủ lúc nào thì ngủ, thích thức lúc nào thì thức, không phân định được ngày tháng, một trạng thái phân ly để làm cho bản thân quên đi thời gian, cốt để không phải đối mặt với trạng thái khó khăn của tình hình dịch bệnh. Tình trạng này chắc chắn ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ, năng lực phán đoán tình huống. Khi bị phong tỏa, người ta sống và sinh hoạt trong một không gian chật hẹp, điều này sẽ làm cho họ hụt hẫng. Tính năng động của họ một khi không được tỏa ra, nó sẽ kích động vào bên trong khiến họ suy nghĩ tiêu cực, lo lắng và sợ hãi. Vì vậy, họ xử sự một cách không dễ thương với người thân xung quanh, dẫn đến nhiều mâu thuẫn, xảy ra bạo hành trong gia đình. Nếu chúng ta không hiểu được “tiếng chuông của đại dịch” thì chúng ta cũng sẽ có  các tâm lý quằn quại giống như trên. Ta nên biết rằng mỗi tiếng chuông của đại dịch phải là âm thanh của tâm thức, chứ không đơn thuần chỉ giống “tiếng đồng” vang vọng. Qua một trận dịch bệnh, chúng ta có cơ hội thẩm thấu được tâm lý của chính bản thân mình và người thân xung quanh. Khi chúng ta thực hiện các chỉ thị, chịu phong tỏa trong một không gian nhỏ, thì chúng ta có cơ hội trở lại với chính mình, với đứa trẻ bên trong, có thời gian để tư duy quán chiếu, mà trong Phật giáo gọi là Thiền quán. Thiền quán chính là thực tập chánh niệm tỉnh giác trên thân, thọ, tâm và pháp một cách trung đạo. Ví dụ đối với thân: Khi đi ra đường phải có chánh niệm mang khẩu trang, giữ khoảng cách đối với người khác, ghi nhớ rửa tay sát khuẩn. Lúc về nhà thì phải tắm rửa, áo dơ thì giặt, giầy bẩn phải chùi. Chúng ta không nên có thái độ thờ ơ  hoặc căng thẳng, mà hãy chánh niệm trung dung quán thân.  Chánh niệm trên các thọ, ví dụ: khi mỗi buổi sáng thức dậy nghe các tin xấu về diễn biến tình hình dịch bệnh, chúng ta chánh niệm quán sát và ghi nhận cảm giác bất như ý xảy ra, và chỉ ghi nhận không nên đối chọi với các cảm xúc ấy. Vì khi phản ứng với các cảm xúc đó, chúng ra sẽ nuôi lớn một con quái thú trong tâm. Nó là thù hận, là nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn làm đổ vỡ các mối quan hệ, như trong kinh Pháp cú Đức Phật dạy: Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi Ai ôm hiềm hận ấy, Hận thù không thể nguôi. (PC 03) Đối diện với những cảnh khổ của xã hội, chúng ta nhận biết rõ tâm của chúng ta như thế nào: Tâm bạn có phải là dửng dưng, thờ ơ, bàng quan? Hay tâm bạn là một tình thương vô bờ bến, tình thương người, thương đồng bào dân tộc và lòng yêu nước khởi lên mạnh mẽ khi nghe tiếng vang vọng của đại dịch? Nhờ quán chiếu tâm như vậy mà chúng ta hiểu được bản thân của mình hơn.  Về quán pháp, ta tư duy rằng dịch bệnh cũng là một pháp. Nó vận hành theo quy luật vô thường, Sanh – Trụ -  Dị - Diệt. Hiện tại dịch bệnh đang ở gian đoạn Trụ. Nhưng rồi nó cũng sẽ diệt đi, việc sớm hay muộn là nhờ vào thái độ sống của chúng ta. Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo”, nghĩa là tánh của pháp giới hết thảy đều do tâm tạo. Pháp bệnh dịch cũng vậy, nó không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó phụ thuộc vào con người, giống như Y báo và Chánh báo theo quy luật nhân quả. Chánh báo là con người từ quá khứ cho đến ngày nay tạo ra vô số điều tội lỗi như sát sanh hại vật, điên đảo dục vọng, mê chấp sân hận...Chính điều này đã chiêu cảm rất nhiều hiện tượng Y báo, như bão lũ ở các nước Tây Âu, lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc, và dịch bệnh tràn lan ra khắp thế giới. Việt Nam cũng không thể nào tránh khỏi những điều xấu trên vì ta cùng cộng nghiệp sống chung trên Trái Đất này. Thế nên, muốn bệnh dịch qua nhanh, thì con người cần phải nhìn lại và thay đổi cách sống của mình. Cách sống lạc quan, từ bi đối với muôn loài là cách hữu hiệu nhất để giúp con người vượt qua dịch bệnh. Như trong các nghiên cứu gần đây nói rằng những người khỏi bệnh cũng nhờ phần lớn họ sống lạc quan và có suy nghĩ tích cực.  Nói cách khác, khi tâm chúng ta được thanh lọc những tham lam, giận dữ, ích kỷ, lo lắng, sầu bi, tu tập tâm Từ – bi – hỷ – xả thì sẽ chiêu cảm Y báo tốt đẹp đến với chúng ta. Tuy nhiên, đối với những người có nghiệp sát nặng nề từ đời này hay nhiều đời trước, họ cần nên sám hối những tội lỗi đã tạo và cần hướng tâm đến cách sống lành mạnh, từ bi. Với thiền quán, con người sẽ có cơ hội thấy được quy luật vô thường một cách rõ rệt, có niềm tin về luật nhân quả, hiểu rõ về nghiệp lực, mối quan hệ Chánh báo và Y báo. Nhờ đó, ta thay đổi cách nhìn và cách sống, dễ dàng ngồi lại bên nhau để hiểu nhau rồi cùng nhau vượt qua những những nốt thăng trầm của Đại dịch.  Mỗi khi tiếng Đại hồng chung vang lên, xin hãy cùng nhau cảm ơn và cầu nguyện! Xin cảm ơn những vị  tuyến đầu hi sinh vì đại dịch, những người khoác lên mình chiếc áo blouse màu trắng, áo màu xanh tình nguyện, hay xin cuối mình với những ai thầm lặng từ thiện giúp đời với hạnh nguyện Quán Thế Âm.  Xin hãy cùng nhau tu  tập Thiền quán để tạo phước lành hồi hướng cho dịch bệnh được tiêu trừ, người người được an lành, nhà nhà được an vui.
Download Android Download iOS
Hàng vạn Phật tử cả nước về dự Đại lễ cầu siêu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Sáng 10/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Cầu siêu tưởng niệm các anh linh Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Tiền Giang: Chùa Thiền Tôn 2 (TP.HCM) trao giọt nước nghĩa tình đến bà con vùng hạn mặn

PSO - Sáng ngày 9/5/2024, Đại đức Thích An Nguyện – UV BTS GHPGVN TPHCM, Trưởng Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Thủ Đức, Trụ trì chùa Thiền Tôn 2 (Tp.Thủ Đức, TP.HCM) làm trưởng đoàn, hướng dẫn Phật tử đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn nhằm chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn khi thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn kéo dài.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online