BÀI THI: TÌNH NGƯỜI TRONG ĐẠI DỊCH

BÀI THI: TÌNH NGƯỜI TRONG ĐẠI DỊCH

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (75) Số lượng từ: 1424

 

TÌNH NGƯỜI TRONG ĐẠI DỊCH

Tôi muốn đọc cho bạn nghe những trang nhật ký vẫn đang được viết của chính mình. Đôi ba ngày tôi lại cất vào đó vài câu chuyện ngơ ngác của má, những niềm vui về sự tiến triển sức khỏe của chị dâu, những lo lắng khi anh tôi nói hôm nay trong đội có đứa bị nhiễm nữa rồi, hay những hơi thở dài buồn rười rượi khi đọc tin nhắn của ông thầy em gửi về “chị ơi hôm nay phòng em có hai bạn bị nhiễm”... Tôi muốn bạn cùng tôi viết tiếp những trang nhật ký này, viết đến ngày kết thúc đại dịch để thấy giá trị của bình an là như thế nào, bạn nhé! “Đời người hai lần làm trẻ con, lúc tuổi thơ và lúc tuổi già” và má tôi cũng không ngoại lệ. Trong những ngày đầu của đợt dịch bùng phát lần thứ tư này cũng là lúc má bị té gãy xương cổ chân, vì nhiều lý do nên ca mỗ không thực hiện được và cũng đồng nghĩa với việc má không thể đi lại, mọi sinh hoạt đều tại giường. Sau lần té này cộng thêm tuổi đã ngoài tám mươi nên má lẫn nhiều hơn, với những câu hỏi ngây ngô mà khiến người nghe thương đến ươn ướt nước mắt “Sao công an không đi bắt con covid đó đi để nó làm khổ nhiều người quá chừng vậy!” Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp nên mọi lực lượng tuyến đầu đều rất vất vả và nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Là chiến sĩ công an nên anh tôi phải thường xuyên bám chốt cùng đồng đội, việc về thăm nhà cũng thưa dần và không ít căng thẳng vì liệu mình có gì là lây cho người thân. Lâu lâu má lại hỏi sao không thấy anh mày về chơi ha? Biết giải thích sao cho má hiểu vì má đâu biết đôi lần anh chỉ dám đứng sau lớp cửa kính nhìn vào chỉ để được thấy má khỏe là anh yên lòng làm nhiệm vụ. Ông thầy em cũng nhắn tin về nói “Chị ơi em đăng ký làm tình nguyện viên đi tuyến đầu chống dịch ở bệnh viện dã chiến tại Bình Dương. Em cũng định ở chùa với sư phụ nhưng nghĩ ơn tín thí đàn na bao năm giờ là lúc mình đền ơn ấy nên em đi.” Tôi hào hứng động viên thầy cứ đi vì lúc này đất nước đang cần, sư phụ ở chùa đã quen với việc tự xoay sở rồi. Chuyện gì đến rồi cũng phải đến, lần về thăm nhà gần nhất anh có triệu chứng cảm sốt đau nhức cơ thể, nghĩ do ảnh hưởng của tiêm vắc xin và mắc mưa khi đang làm nhiệm vụ chắc chỉ cảm vài hôm sẽ khỏi nên anh không chú ý. Nhưng khoảng năm ngày nay chị dâu bắt đầu bị sốt đau họng và mệt mỏi, ngay sau khi đi tiêm vắc xin mũi hai về chị test nhanh, kết quả dương tính! Ngày đó nhà tôi ngổn ngang tâm trạng… Ngày sau ổn định lại tinh thần chúng tôi bước vào cuộc chiến với dịch bệnh. May mắn hai đứa cháu kết quả âm tính nên cũng nhẹ đi một phần, chị dâu cách ly tại nhà riêng, anh ở bệnh viện. Hàng ngày anh lại gọi về dặn nhớ ngó phụ hai đứa nhỏ và chị dâu nhe. Từ một đứa vô tư chỉ biết học hành và làm bạn với giá vẽ chờ ngày thi môn kỹ năng của trường Mỹ Thuật, bé chị giờ đây trở thành y tá cho mẹ và chăm luôn em. Hàng ngày ngoài chuyện quán xuyến nhà cửa bếp núc, con bé còn chuẩn bị nồi nước xông vừa nóng hổi vừa thơm phức mùi lá xả đặt trước cửa phòng cho mẹ và kiêm luôn việc dạy em học. Theo sự hướng dẫn của bác sĩ, chúng tôi chuẩn bị sẵn các loại thuốc hạ sốt, tiêu đờm, nước muối xúc miệng, thức ăn nóng cho chị dâu. Đặc biệt với những kiến thức ít ỏi của mình tôi hướng dẫn chị cách ngồi tập hít thở để đem ôxy vào cho phổi. Thỉnh thoảng chúng tôi gọi điện nói chuyện để động viên tinh thần và cũng nhằm biết chắc rằng chị vẫn đang trong tình trạng tỉnh táo. Phần anh do đã tiêm đủ lượng vắc xin nên khoảng một tuần đã có kết quả âm tính, đây thật sự là một tin rất vui với chúng tôi lúc này. Sau khi khỏi bệnh anh trở về đơn vị tiếp tục giữ vùng xanh cùng đồng đội dù vị giác và khứu giác chưa phục hồi hẳn, cũng vì thế anh không dám về thăm nhà vì sợ nhiễm chéo. Bữa đó là ngày nghĩ, nhớ nhà nhớ con quá nên anh lấy xe chạy về ngang nhìn vào nhà chốc lát, con bé thương ba chuẩn bị món bánh khoai mỡ chiên cho vào túi treo ở cổng rào, anh vói tay lấy túi bánh hướng mắt nhìn mấy đứa nhỏ thêm giây lát rồi quay về đơn vị, chúng tôi đứng dõi theo đến khi dáng anh khuất xa dần sau cánh cổng. Đêm muộn ngày chủ nhật, thầy em nhắn tin về hỏi thăm sức khỏe và báo “Em cùng phòng hôm qua đau đầu nhờ em bấm huyệt, hôm nay kết quả dương tính rồi. Phòng em có chín người mà hôm nay đến năm bạn nhiễm rồi chị, mấy bạn điều dưỡng và mấy em bộ đội làm nhiệm vụ vòng ngoài cũng bị nữa. Hôm qua hơn 12h đêm em mới xong việc vì bệnh nhân đông quá, nhận bệnh xong đã là nữa đêm”. Không biết nói gì hơn bằng việc chia sẻ thầy và đồng đội cố gắng nhé, dịch bệnh sẽ sớm qua thôi. Sau khoảng mười ngày nỗ lực dành giựt hơi thở với bạn virus siêu bé nhỏ, cả nhà như vỡ òa khi chị dâu thông báo kết quả test âm tính. Vậy là chúng tôi đã đi qua những ngày căng thẳng đến nghẹt thở, hai đứa nhỏ reo lên vì chúng biết sắp được nhìn thấy mẹ sau nhiều ngày chị không ra khỏi phòng. Điều chị lo lắng là vị giác và khứu giác anh tôi chưa phục hồi hoàn toàn. Tôi nhớ như in giọng anh vui nhường nào khi tôi gọi bảo ngày nào anh được nghĩ thì về nhà má để em nấu nước cho xông. Thầy cũng đã về chùa đang tự cách ly sau đợt tình nguyện lần một. Cứ thế chúng tôi đỡ đần, đùm bọc nhau bước qua dịch bệnh. Tình máu mủ, tình đồng đội, tình đất nước đan xen lẫn nhau, người ở nhà mạnh mẽ để người tuyến đầu vững tâm làm nhiệm vụ vì một quyết tâm chung tay đẩy lùi dịch bệnh để bình yên sớm trở lại trên quê hương. Một chiều tí tách mưa thu tháng tám, đang ngồi nhìn xa xăm bên ô cửa sổ thì nhận được điện thoại anh gọi về báo “Anh mới test xong, kết quả âm tính nha”, từ sau lần khỏe lại anh phải thường xuyên báo kết quả về nhà mỗi khi đơn vị lấy mẫu định kỳ 3 ngày 1 lần. “Dạ, vậy thì tốt rồi, anh cố gắng giữ sức khỏe nhé”. Đặt điện thoại xuống bàn, hướng mắt nhìn mưa giăng ngoài cửa sổ tự nhiên nó rơm rớm… Vu Lan năm nay đánh dấu ngày ông thầy em khăn gối trở lại tâm dịch cùng đồng đội. Đôi dòng tin nhắn gửi về nhắc “Chị ở nhà giữ sức khỏe để chăm bà, lần này em đi hết dịch mới trở về vì em không nỡ nhìn bà con nằm đợi bệnh mà chết được”. Dịch bệnh rồi cũng sẽ chỉ là một nốt trầm trong nhật ký của chúng ta. Cố gắng viết những dòng nhật ký đầy ý nghĩa và tích cực mỗi ngày bạn nhé. Sau này xem lại dẫu vẫn còn đó những bùi ngùi của đau thương và mất mát, những lo lắng và xót xa nhưng không bi quan và gục ngã. Hơi ấm tình người trong đại dịch vẫn chan chứa trong lòng mỗi người con Việt.
Download Android Download iOS
Hàng vạn Phật tử cả nước về dự Đại lễ cầu siêu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Sáng 10/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Cầu siêu tưởng niệm các anh linh Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Tiền Giang: Chùa Thiền Tôn 2 (TP.HCM) trao giọt nước nghĩa tình đến bà con vùng hạn mặn

PSO - Sáng ngày 9/5/2024, Đại đức Thích An Nguyện – UV BTS GHPGVN TPHCM, Trưởng Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Thủ Đức, Trụ trì chùa Thiền Tôn 2 (Tp.Thủ Đức, TP.HCM) làm trưởng đoàn, hướng dẫn Phật tử đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn nhằm chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn khi thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn kéo dài.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online