BÀI THI: TÌNH NGƯỜI VIỆT

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (89) Số lượng từ: 1792

 

TÌNH NGƯỜI VIỆT

Sóng biển từng cơn nối đuôi nhau vỗ bờ. Có lẽ giữa muôn trùng mây nước, sự mênh mông bát ngát của biển khơi vẫn là trống vắng và không bến bờ nương đậu. Những con sóng dạt vào bờ như một sự quay về và nương tựa. Mới cập vô bờ, đã bị thấm sâu và hòa vào trong cát. Nhưng với sóng, bờ đại dương vẫn luôn là nơi ấm áp và bình yên nhất để trở về. Ngồi lặng trong bóng đêm, giữa biển trời bao la dập dìu sóng vỗ, từng đợt sóng nối đuôi nhấp nhô nâng đỡ, dìu nhau tìm vào bờ mà lòng con như quặn lại khi nhớ đến những đoàn người tha phương đang gồng mình chạy dịch từ thành phố về các quê nghèo. Họ lây lất ngày đêm và liệu có được cập bến bình an như những làn sóng ấy? Một gia đình năm người đi xe ba gác về quê gặp tai nạn thương tâm, hai vợ chồng chạy xe máy do không ngủ nghỉ mà ngất xỉu giữa đường … dịch là vậy, xóm làng thân thương vẫn rộng tay đón sự trở về. Nhưng mới nửa đoạn đường đã phải chia xa. Đau xót nào hơn cho người ở lại? Sự cập bến kia là chia cách âm dương hai ngã. Vì mưu sinh mà phải gửi thân nơi đất khách quê người. Đâu ai người muốn rời xa quê cha đất tổ. Vì cơ hàn, người ta mới đành lòng đi xa để kiếm miếng cơm manh áo, nhon nhạnh từng đồng. Sài Gòn chính là điểm hẹn lý tưởng và mơ ước đổi đời của biết bao người. Nhưng cơn đại dịch lần thứ tư ập đến đã mang hết ước mơ, sự hứa hẹn và hy vọng của bao kiếp người. Ngày ra đi với lời hứa gửi tiền về phụng dưỡng mẹ cha, nuôi em ăn học. Nay phải trở về với hai bàn tay trắng, người bồng kẻ bế đèo nhau trên chiếc xe máy tồi tàn. Nhưng chí ít vẫn còn may mắn hơn so với những hình ảnh từng nhóm người dìu nhau đi bộ. Người ở lại cũng nào được chút bình yên, ngày đêm nơm nớp trong lo sợ. Sợ bị lây bệnh, sợ là F0, sợ trở thành gánh nặng cho xã hội, sợ không có cơm ăn, không có tiền trả phòng trọ … sợ ngày mai … Bấy nhiêu nỗi sợ hãi thôi, đã đủ đánh gục một con người. Trong cơn đại dịch, người có tiền cũng bất lực trước sự càn quét hung tợn của thần chết. Nó không những làm cho các doanh nghiệp phá sản, nhà nhà điêu đứng, mà còn khiến người ta bất lực trước mọi điều. Nếu chúng ta từng tự hào rằng công nghệ giúp con người làm chủ mọi thứ, thì giờ đây trận đại dịch như một câu trả lời. Người thân quanh ta, bệnh đó, ta lại không thể tới gần chăm sóc. Mẹ cha mất, ta cũng không thể bên cạnh nhìn mặt lần sau cuối, không thể lo tròn hậu sự chu toàn. Muốn tiễn đưa cha mẹ một đoạn đường cuối cũng lực bất tòng tâm. Nhận tro cốt cũng chỉ đứng từ xa mà bái vọng. Ngôn ngữ nào tả nổi những bất lực này?! Trong đêm thâu, tiếng sóng biển ầm ầm vỗ vào đá, tiếng gió rít lên từng cơn rên rỉ như xé toang cả bầu trời tịch mịch, tiếng chim lợn chu tréo mấy tầng không. Vẫn bóng tối bao quanh, con thấy thân mình lạnh giá và buồn thương da diết hướng về Sài Gòn. Đâu đó vẳng lại bên tai tiếng gào khóc trong vô vọng, tiếng xe cứu thương inh ỏi hú liên hồi. Thương lắm Sài Gòn ơi, Thương lắm! Trong ánh đèn sáng rực của phố phường một thời tấp nập, nay chỉ còn sự vắng lặng, im lìm và buồn thiu. Sài Gòn luôn huy hoàng và nhộn nhịp của lối sống thành đô, nay em nằm buồn hiu quạnh. Em có biết hàng triệu triệu trái tim đang hướng về em đó. Mạnh mẽ lên em nhé. Bắc Trung Nam chúng ta đã bền chặt bên nhau, trải qua bao chiến tranh và khói lửa, bao mưu mô chia cắt của quân thù. Thì giờ đây, một chút đau ấy có là gì với em phải không?! Ngọn hải đăng là linh hồn và sự sống cho người dân biển. Sự bất diệt của ngọn hải đăng như thôi thúc lòng người hãy tự tin vươn lên trong mọi bão giông lốc tố. Tình người Việt cũng vậy, như ngọn hải đăng không bao giờ bị dập tắt giữa trận đại cuồng phong dịch bệnh. Tình người Việt sưởi ấm bao tâm hồn người dân khổ đau và cơ cực. Hơn lúc nào hết, giờ đây tình thương ấy càng nồng nàn, ấm áp, gắn kết và thiêng liêng. Trên những hành trình đi về quê ấy, các chiến sĩ công an và lực lượng giao thông luôn sát cánh dẫn đoàn. Dọc các đoạn đường dòng người về quê luôn có các cán bộ và người dân tiếp tế và hỗ trợ. Hình ảnh nào đẹp hơn khi những trạm xăng miễn phí, những bình nước sạch không đồng, những tiệm bánh mì thơm ngon như tấm lòng hương thảo gửi người đi xa. “Nhiều thì làm phúc, ít thì làm duyên”, cứ thế góp nhặt lại mà tạo nên sức mạnh. Đoạn đường dài và mệt nhọc, người hồi hương cùng nhau ghé lại những nơi được các chiến sĩ công an sắp xếp ngủ giấc ngủ an lành. “Màn trời chiếu đất” nhưng lại ấm áp bao tình người. Sự an toàn của người dân được các anh canh gát ngày đêm. Ấm lòng biết bao, “Khi rét chúng ta chung một lòng, khi đói ta chung một dạ”. Sớm bình minh, lại hàng hàng lớp lớp nối đuôi nhau tiếp tục cuộc hành trình. Những cái vẫy tay chào, những nụ cười thân thiện càng tiếp thêm sức mạnh.  “Thương nhau chia củ sắn lùi. Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” là đây. Tại những điểm đèn gieo thông, ta vẫn thấy những hình ảnh người phụ nữ bé nhỏ, hay anh thanh niên mặc áo giản dị … nhưng trên tay cầm xấp tiền gửi tặng người về quê. Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ mà nằm ở tấm lòng của người tặng. Sự chân thành của các anh chị cảm động bao con người. “Đường mòn nhưng tình nhân nghĩa không mòn”, tình người Việt Nam là vậy. Người Việt đâu chỉ bao bọc riêng dân tộc Việt, mà tình thương ấy rộng lớn bao trùm khắp. Ông Tây không có tiền tiêu sài, chỉ phút chia sẻ cần giúp đỡ, người người kéo đến, kẻ lạng thịt, người nắm rau, cô góp gói mì, chú gửi chút tương chao … ôi đẹp sao những tấm lòng người con đất Việt, trong khó khăn nhưng vẫn bao bọc và chở che. Đây chính là nét đẹp văn hóa vốn có từ muôn thuở. Mỗi thời đại đi qua, tinh thần ấy luôn được phát huy nâng cao ý thức dân tộc. Khi đất nước bình an, các Idols mang lời ca tiếng hát dâng đời. Khi đất nước gặp biến cố, các Starts lại gác bỏ áo phấn giầy son, chung tay giúp dân giúp nước. Hoa Hậu Mai Phương Thúy làm thiện nguyện viên. Ca sĩ Phi Nhung mở các quán cơm không đồng, tích cực hỗ trợ bà con, làm từ thiện. Nghệ sĩ hài Việt Hương tặng xe hỗ trợ phương tiện đi lại … còn biết bao các Idols các Starts danh tiếng khác. Các phong trào cứu tế khắp nơi, người người làm từ thiện, nhà nhà gửi yêu thương. Của ít lòng nhiều cùng chung tay chống dịch. Đâu chỉ thế gian, trong đạo cũng xả thân phụng sự. Chư Tăng Ni hăng hái đăng ký tham gia các tuyến đầu chống dịch, chùa chùa góp nhặt rau củ, gạo mì gửi đến các điểm dã chiến. Các Ma sơ, các Linh mục cũng gấp áo Thánh để khoác lên mình những bộ áo bảo hộ tiếp sức nhân dân. Đẹp lắm Việt Nam ơi. Khi miền Trung nghèo khó những vẫn nhịn ăn nhín mặc gửi từng bó rau tươi ngon, những nông sản nhà trồng vào miền Nam máu mủ. Biết bao chuyến xe yêu thương từ miền Bắc gửi trọn tấm lòng. Tuy nhà được bó rau, nhà chỉ vài bông cải trắng, nhưng tất cả lại quý giá và thiêng liêng đến lạ thường. Mẹ già từ chối nhận tiền hỗ trợ nghèo, xin gửi lại phần của mình vào miền Nam để góp phần nhỏ bé. Đại gia Hoàng Kiều cúng tiền tỷ mua máy trợ Oxy. Anh thanh niên vô danh chạy Grap lăn xả chở các bệnh nhân vô viện, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ, thăm hỏi và chia sẻ với các tình nguyện viên tuyến đầu chống dịch ân cần … . Mọi tầng lớp, mọi địa vị, người giàu cũng như người nghèo, trẻ nhỏ đến cụ già, trai hay gái … tất cả đều đồng lòng chung sức, người làm công kẻ góp của hướng đến miền Nam thân yêu. Lửa trại sẽ xua tan đi giá lạnh và sự đoàn kết xua tan đi khó khăn. Hơn lúc nào hết, tình thiêng liêng dân tộc lại được nâng cao và thấm tình người đến vậy. Bến bờ bình yên của những con người khốn khổ chính là tình người, tình dân tộc. “Riêng rẽ, chúng ta chỉ là một giọt nước, nhưng cùng nhau chúng ta là cả một đại dương.” Dịch bệnh sẽ sớm qua đi, chỉ còn tình người ở lại. Cũng như những đợt sóng nhấp nhô và đi vào lòng cát, nhưng nước ấy vẫn còn và lại thấm về biển khơi. Nước biển tạo ra sóng và sóng lại trở về biển cả. Đêm nay, nhìn ngọn hải đăng bừng sang, tim con thấy ấm áp vô biên. Con thành tâm gửi chí nguyện chân thành hòa khắp trong vũ trụ bao la, nguyên cầu đại dịch chóng qua, nhân dân no ấm, hạnh phúc và bình an nhà nhà.  
Download Android Download iOS
Hành trình những bình nước nghĩa tình đến với người dân Bến Tre

PSO - Ngày 08/5/2024, Phật tử và người dân tại chùa Phước Long Cổ Tự, chùa Long Khánh, người dân xã Tân Xuân, xã An Hiệp, cán bộ, nhân viên, bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri hân hoan, vui mừng đón đoàn thiện nguyện do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn cùng các mạnh thường quân TP.Hồ Chí Minh, phối hợp cùng Đại đức Thích Vạn Bình,

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online