BÀI THI: TÌNH THƯƠNG LÀ CÒN MÃI

BÀI THI: TÌNH THƯƠNG LÀ CÒN MÃI

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (49) Số lượng từ: 1790

 

"TÌNH THƯƠNG LÀ CÒN MÃI"

Nhớ hồi nhỏ - cái thời còn đi xem tivi ké hàng xóm - tôi đã rất mê những bộ phim về mảng tình cảm - tâm lí. Đến giờ, tôi vẫn không quên về một chi tiết ở một bộ phim. Cậu bé sau khi tan học về, đã chạy đến ngay chỗ người mẹ và hỏi: "Điều gì sẽ còn lại sau một trận sóng thần hở mẹ?". Lúc ấy, người mẹ chỉ nhìn cậu bé, mỉm cười nhẹ, ôm thật chặt vào lòng và nói rằng: "Đây chính là câu trả lời". Lúc đó, cậu bé tỏ vẻ ngơ ngác, không hiểu. Và tôi cũng không hiểu những gì người mẹ nói. Nhưng thời gian cứ trôi theo năm tháng, giờ thì tôi đã hiểu. Và chắc chắn cậu bé ngày nào giờ cũng đã lớn khôn, trưởng thành và đã hiểu những gì người mẹ nói - "Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ có tình người ở lại".  Dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Và thành phố mang tên Bác là nơi tâm dịch của cả nước, dịch bệnh đã gây xáo trộn đến cuộc sống của mọi người, đã có những tổn thương, nỗi đau mất mát... Dù vậy, trong hoàn cảnh ấy, vẫn hiện lên rất nhiều hình ảnh đẹp, đáng trân quý và được ca ngợi. Ấy chính là tình yêu thương đùm bọc, tương thân tương ái - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.  Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, tinh thần yêu thương người - sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn nhất - được thể hiện rất chân thực qua từng trang sử.  Hôm nay, một lần nữa, chúng ta lại không khỏi cảm động khi chứng kiến một đất nước Việt Nam đoàn kết, đồng lòng và đầy tình người trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.  Làm sao không khỏi động lòng và bày tỏ lòng biết ơn đến đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế. Họ là những người trực tiếp thăm khám, chăm sóc bệnh nhân. Là lực lượng tuyến đầu quan trọng nhất trong cuộc chiến đầy cam go này. Họ được gọi là những thiên thần áo trắng. Họ phải tạm gác lại mái ấm gia đình, xa người thân, để vào các khu cách li, bệnh viện dã chiến. Nhiều tỉnh thành đã chi viện, điều động y bác sĩ đến hỗ trợ cho thành phố Hồ Chí Minh. Hằng ngày họ phải đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Nhưng không hề nao lòng, ngược lại, thời gian họ đã làm việc nhiều hơn gấp đôi với ngày thường. Những vết hằn in khẩu trang trên khuôn mặt, những đôi bàn tay trắng bệnh, đẫm mồ hôi vì làm việc suốt nhiều tiếng đồng hồ liền. Và chúng ta đã thấy nhiều thiên thần áo trắng đã ngã gục vì... kiệt sức! Nhưng họ đã đứng lên, tình thương người đã nâng đỡ những thiên thần vực dậy, tiếp tục với công việc. Họ không hề chùn bước hay gục ngã. Bởi vì hơn ai hết, họ hiểu rằng, hàng ngàn bệnh nhân vẫn còn đang cần mình. Chính vì lẽ yêu thương đó đã tiếp theo sức mạnh, để họ tiếp tục cứu chữa bệnh nhân.  Và, có nhiều sự hi sinh thầm lặng của các cá nhân. Đó là những lực lượng canh chốt giữ trạm. Không quản ngày đêm, bất kể nắng mưa, họ vẫn kiểm soát, để nhằm ngăn chặn mầm mống các nguồn lây dịch vào khu vực. Bên cạnh đó là những thanh niên tuổi trẻ, tình nguyện viên, sẵn sàng xung phong vào các tâm dịch để hỗ trợ công tác phòng chống dịch.  Thật cảm động khi cả nước hướng về miền Nam. Trước đây, khi miền Trung phải gồng mình chống chọi với từng cơn bão lũ, miền Nam đã hướng về khúc ruột miền Trung với sự yêu thương và giúp đỡ hết lòng. Giờ đây, miền Nam đang "bị bệnh", làm sao miền Trung có thể đứng yên. Hơn lúc nào hết, bây giờ, cả nước đang hướng về miền Nam với tất cả tấm lòng yêu thương nhất. Từng tỉnh thành, từng cấp huyện, xã, thôn, làng,... nhiều người đã tình nguyện ủng hộ từng bó rau, kí gạo, đòn bánh tét,... Khi xem những hình ảnh về sự đồng lòng, quyên góp ủng hộ miền Nam của mọi người ở các tỉnh thành miền Trung, tôi không khỏi cảm động! Bản thân là người miền Trung, tôi thừa biết, vùng đất nơi mình sinh ra và lớn lên, vốn khó khăn, chắt chiu, nhưng bù lại, tình người rất giàu và đẹp. Ai có gì thì ủng hộ nấy. Từng bó rau, củ quả, đến gói mì, túi gạo, chai nước mắm, gói gia vị, hay đó là những lời chúc, động viên "chúc thành phố nhanh hết dịch”, “miền Trung luôn hướng về Sài Gòn", … được khắc ghi lên những trái bí đao khổng lồ. Lời chúc thật mộc mạc, chân quê, đượm tình và ấm áp! Chắc chắn sự cứu trợ kịp thời, với những tấm lòng, nghĩa tình của đồng bào cả nước, sẽ là nguồn động lực cho TP HCM và miền Nam thêm sức mạnh trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh. Chưa bao giờ những hình ảnh của những chiếc xe tải trên quốc lộ lại đẹp như hôm nay. Từng đoàn nối đuôi nhau, chở hàng chục tấn lương thực thực phẩm cho miền Nam. Đoàn xe lăn bánh mang theo cả nghĩa tình!  Chống dịch như chống giặc, toàn dân tham gia. Vâng theo lời Phật dạy, lời kêu gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hàng trăm Tăng Ni đã tình nguyện đăng kí phụng sự ở các bệnh viện dã chiến. Phật giáo Việt Nam đã đồng hành cùng với dân tộc nước nhà trong suốt chiều dài của lịch sử, từ thời dựng nước xa xưa cho đến những cuộc đấu tranh giữ nước. Thuở xưa, khi đất nước đứng trước sự xâm lăng, người tu đã cởi bỏ những chiếc áo cà sa, khoác lên mình chiếc áo chiến bào. Cùng với dân tộc đứng lên gìn giữ non sông. Hôm nay, đất nước hòa bình. Nhưng thiên tai triền miên, dịch bệnh hoành hành. Là đệ tử của Phật, nhiều Tăng Ni đã xả thân, dấng thân vào lời Phật dạy - đó là phục sự nhân sinh, tốt đời đẹp đạo. Năm ngoái, lũ lụt xảy ra khắp các tỉnh ở miền Trung, nhanh chóng, nhiều đoàn Phật giáo đã không ngại đường xa, không quản dòng nước lũ, đường lầy, để đến hỗ trợ kịp thời đồng bào miền Trung. Đẹp nhất là hình ảnh quý Thầy, quý Cô của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM đã lặn lội dưới dòng nước lũ, nhiều đêm ngày, đến từng nhà, từng hoàn cảnh, từng người dân khó khăn, gặp nạn ở miền Trung lúc ấy. Giờ đây, nhiều Tăng Ni đã hoà mình cùng với dân tộc, đã trở thành lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến với dịch bệnh. Họ đã tình nguyện xung phong vào nơi nguy hiểm nhất lúc này. Một nghĩa cử thật đẹp, đáng trân quý hơn bao giờ hết!  Những đệ tử của Phật thật đẹp! Chính những hình ảnh này sẽ xoá đi những suy nghĩ thiển cận như cho rằng người tu chỉ ở trong chùa, chỉ biết tụng Kinh gõ mõ. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại, ngoài tu đạo đức giữ giới, người tu còn là những người hiểu hơn bất kỳ ai hết, là phải tiên phong trong việc dấng thân, nhập thế, độ đời. Đó cũng là lời Phật dạy.  Nhiều tổ chức thiện nguyện đã hi sinh lặng lẽ, vì vùng dịch. Các bếp cơm từ thiện, chợ 0 đồng, ATM gạo,... đã xuất hiện và kịp thời hỗ trợ người dân khó khăn. Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc nhiều nhiều hội, tổ chức thiện nguyện di chuyển trên các nẻo đường, con phố. Họ đã tặng những hộp cơm, ổ bánh mì, chai nước, chiếc khẩu trang,… cho những mảnh đời lang thang, không nơi nương tựa, những hoàn cảnh cơ nhỡ. Tuy đêm khuya lạnh giá nhưng cả người cho và người nhận đều cảm thấy ấm lòng!  Chúng ta đã chứng kiến nhiều hình ảnh đẹp, đó là sự san sẻ, yêu thương, sự cho đi là sự nhận lại. Cho đi yêu thương là sẽ nhận lại hạnh phúc. Nghẹn ngào cảm xúc khi thấy được tình người ấm áp trong những lúc khó khăn nhất. Điển hình, ở trong các khu cách li hay phong toả, khi được các tổ chức thiện nguyện đến tặng những phần quà, những nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm, họ đã rơi nước mắt. Đó là không phải là giọt nước mắt của khổ đau, mà là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của tình người được lan toả và đang hiện hữu trong trong thực tế hiện tại. Đâu cần phải truyện cổ tích mới có phép màu, đâu cần truyện cổ tích mới có nước mắt của hạnh phúc. Chính tình cảm yêu thương giữa người với người, sự giúp đỡ, "nhiễu điều phủ lấy giá gương" đã làm nên những điều kì diệu.  Vạn vật tồn tại trên thế giới đều theo quy luật của tạo hóa. Chỉ có một thứ mà con người có thể gìn giữ nó tồn tại mãi với thời gian đó chính là tình người. Giống như nhà văn Vich-to Huy-go đã nói: "Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau".  Mỗi sớm mai thức mai thức dậy, ta vẫn còn khỏe mạnh là một hạnh phúc lớn. Khi cập nhật những con số ca nhiễm lên đến hàng ngàn, khiến trái tim bao người không khỏi thổn thức, lo lắng. Cuộc chiến với đại dịch chắc chắn còn dài và nhiều thử thách. Nhưng chúng ta vẫn vững tin vào sức mạnh của con người Việt Nam. Tin chắc rằng, chỉ có sự quan tâm, tinh thần đoàn kết, sự ý thức và lòng yêu thương sẽ là động lực giúp chúng ta vượt qua đại dịch. Duy nhất chỉ có tình người mới làm nên sức mạnh, sự lan tỏa niềm tin, tạo nên chiến thắng !
Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm 11 năm Trưởng lão Hòa thượng Thích Từ Nhơn viên tịch

Sáng 22/4 (14/3 Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trang nghiêm tưởng niệm húy nhật lần thứ 11 Trưởng lão HT.Thích Từ Nhơn, Thành viên HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, trụ trì Việt Nam Quốc Tự (quận 10).

Bến Tre: “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân xã Đảo

PSO - Ngày 23/4, trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn mặn đang rất khốc liệt, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tỉnh Bến Tre, khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nước uống trầm trọng ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất của người dân. Được sự tài trợ đoàn thiện nguyện do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn cùng các mạnh thường quân

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online