Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức

Ngày 4/6/2021, Đại đức Thích Thanh Lâm – Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc đã ký Công văn số 40/CV-BTS của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc gửi đến Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ - Ban Tôn giáo Chính phủ góp ý về Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. BBT xin giới thiệu nội dung công văn như sau:
Đại đức Thích Thanh Lâm – Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc

Kính gửi:  

  • Hội đồng trị sự GHPGVN.
  • Bộ Tài Chính.
  • Ban tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội Vụ.

Thực hiện công văn số 115/HĐTS-VP1 ngày 14/5/2021 V/v. Bộ Tài chính xin ý kiến các Bộ, Ngành TW và UBND các tỉnh, thành phố về Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức. tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Kèm thông tư dự thảo của Bộ Tài Chính.

Kính thưa quý ban! Như chúng ta được biết di tích lịch sử văn hóa được chia làm hai phần, 1 là dích lịch sử văn hóa vật thể, 2 là di tích văn hóa phi vật thể, Nhà Nước ta bảo tồn, giữ gìn, trùng tu phục hưng lại giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc qua các thế hệ và triều đại để lại.

Đối với các cơ sở đã xếp hạng di tích lịch sử văn hóa là các Tự, Viện thuộc giáo sản của Giáo hội Phật giáo Việt nam (GHPGVN) quản lý theo hiến chương GHPGVN quy định đã được Hiến pháp và Pháp luật bảo hộ, việc quản lý thu chi tài chính tại các cơ sở di tích đã xếp hạng là các Tự, Viện thuộc GHPGVN quản lý Ban trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc tham gia đóng góp ý kiến như sau:

1. Đối với các Tự, Viện do Tăng- Ni, Phật tử những tín đồ theo đạo Phật đóng góp xây dựng lên, trải qua các triều đại và các thế hệ có bề dày lịch sử, nay được Nhà Nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa có thể là kiến trúc văn hóa nghệ thuật, văn hóa của các triều đại, hoặc những nơi có chiến tích lịch sử trong chiến tranh, hay các Tự Viện trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chư Tôn đức Tăng Ni của Giáo hội đã đóng góp trong việc che giấu bảo vệ cho các vị lãnh đạo Nhà Nước hoạt động cách mạng tại các chùa ấy, nay đất nước hòa bình được Đảng, Nhà Nước ghi nhận xếp hạng di tích nhưng lại bị quản lý thu chi về tài chính tại các Tự Viện đó thì Tăng Ni sống tại đó lấy gì sinh hoạt. 2. Theo điều 57 chương X Hiến chương GHPGVN có ghi: “Đơn vị cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chùa, Tổ Đình, Tịnh xá, Thiền Viện, Tu viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường ( gọi chung là tự viện), dưới sự quản lý của các cấp Giáo hội” và tại khoản 3 điều 3 chương I Luật tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/11/2016 có ghi: “ Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáoTài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng tổ chức Tôn giáo đó” như vậy cho thấy quyền quản lý là của Giáo hội các cấp và được Nhà Nước bảo hộ, nếu theo bản dự thảo Thông Tư hướng dẫn quản lý thu chi tiền công đức tại các Tự Viện đã được xếp hạng di tích trên thì không phù hợp với Hiến chương của GHPGVN và Luật tín ngưỡng Tôn giáo. 3. Chúng ta phải nhìn một cách tổng thể cục diện các di tích được xếp hạng, có nơi là những danh lam thắng cảnh còn có người du lịch tham quan còn có kinh phí hoạt động, còn đại đa số tuy là di tích nhưng ở các vùng quê nghèo hẻo lánh khó khăn, không đủ kinh phí để sinh hoạt đời sống hàng ngày. Một số địa phương khó khăn các sư trụ trì sau khi xin phép được trùng tu xây dựng, làm chủ đầu tư xây dựng đã kêu gọi xã hội hóa, thậm chí còn phải vay mượn của các Phật tử để trùng tu xây dựng vì đã xuống cấp quá, sau khi trùng tu xây dựng hoàn thành công trình lại quản lý thu chi tài chính thì các vị trụ trì ấy lấy gì trả nợ cho các Phật tử như vậy có hợp lý không? 4. Theo truyền thống đạo Phật, Tăng chúng thường đi khất thực. Nhưng hiện nay các Tu sĩ Phật giáo không đi khất thực, theo giới luật Phật chế các Tỷ khiêu không được làm kinh tế, các Tự, Viện sau chiến tranh diện tích cơ sở tôn giáo bị thu hẹp nhất vì đô thị hóa cũng không thể tăng gia canh tác sản xuất trồng trọt, tất cả nhờ vào sự cúng dàng Tam Bảo của tín đồ Phật tử để duy trì hoạt động sinh hoạt và nuôi Tăng chúng, nhiều cơ sở tăng chúng rất đông vài chục cho đến vài trăm vị tu sĩ ở, nếu ngay cả hòm công đức của các cơ sở tôn giáo được xếp hạng di tích bị quản lý thu chi thì Tu sĩ lấy gì sinh hoạt hàng ngày và hoạt động Phật sự. 5. Tiền cúng dàng Tam Bảo ( hay còn gọi là tiền công đức) đặt tại các nơi thờ Phật của các Tự Viện là của những người con Phật hay tín đồ theo đạo Phật đến chùa cúng dàng lên Tam Bảo. Trong đó Tam Bảo là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo, theo đaọ Phật thì số tiền cúng dàng Tam Bảo được chia làm 3 phần: một phần để duy trì tôn tạo chùa, tượng gọi là Phật Bảo, một phần để in kinh điển gọi là Pháp Bảo, một phần để nuôi Tăng chúng tu học sinh hoạt gọi là Tăng Bảo. Phật tử là tín đồ đạo Phật đến chùa cúng Tam Bảo thì lại bị quản lý thu chi thì Tăng Ni tại cơ sở di tích được xếp hạng đó lấy gì sinh hoạt và hoạt động Phật sự, như vậy chưa đúng với tinh thần được Nhà Nước bảo hộ. 6. Đối với các cơ sở Tín ngưỡng là Đình, Đền, Miếu, Nhà Thờ Họ, v..v..các khu di tích được xếp hạng không phải là cơ sở Tôn giáo không có chủ sở hữu mà là của tập thể thì quý ban có thể áp dụng. Đối với các cơ sở Tôn giáo đã xếp hạng di tích thì không nên áp dụng thông tư dự thảo này đối với các cơ sở tôn giáo, vì các cơ sở tôn giáo chủ sở hữu là Giáo hội quản lý đã được Hiến Pháp và Pháp Luật bảo hộ. 7. Kết luận: Từ tình hình thực tế trên cho thấy tất cả các Tự Viện được xếp hạng di tích đều do Tăng Ni Phật tử, tín đồ của đạo Phật xây dựng lên, trải qua nhiều thế hệ và có bề dày lịch sử qua các triều đại hoặc che giấu các vị lãnh đạo Nhà nước hoạt động cách mạng nên được Nhà Nước ghi nhận và xếp hạng di tích để bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam tuy nhiên bản dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội có thể phù hợp với cơ sở tín ngưỡng như Đình, Đền, Miếu, các khu di tích danh lam thắng cảnh .v.v., nhưng chưa phù hợp với các cơ sở Tôn giáo được xếp hạng di tích, vì các cơ sở tôn giáo này là Giáo sản của Giáo hội quản lý mà Hiến Pháp và Pháp Luật bảo hộ, rất mong Bộ Tài Chính và các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh để quản lý cho phù hợp, không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các cơ sở tôn giáo được xếp hạng di tích.

Vậy Ban trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc xin trình bày mấy ý kiến đóng góp để Bộ Tài Chính tổng hợp xem xét, điều chỉnh bản dự thảo Thông Tư trước khi ban hành sao cho phù hợp với các cơ sở Tôn giáo di tích đã được xếp hạng.

Trân trọng!

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online