Ban Văn hoá Trung ương thăm và khảo sát Kiến trúc Văn hoá Phật giáo tại TP. Hồ Chí Minh

PSO - Hai ngày cuối (23 và 24/9/2022) của chuyến công tác, Đoàn khảo sát thiết kế Phật giáo rời Kiên Giang về TP.HCM - Trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn thứ hai của cả nước. Tại TP.HCM, kế hoạch của đoàn là khảo sát các ngôi chùa, tự viện: Giác Lâm, Giác Ngộ, Việt Nam Quốc tự, Cadaransi, chùa Bửu Long, Pháp viện Minh Đăng Quang, Tu viện Vĩnh Nghiêm với mong muốn tìm những nét riêng của từng hệ phái, từng chùa về kiến trúc và bài trí trang thiết trong thờ tự. TP.HCM là nơi có nhiều ngôi chùa cổ của nhiều hệ phái. Là nơi quy tụ đông đảo Chư tôn đức Tăng Ni và cư sĩ,  phật tử. Việc khảo sát kiến trúc các chùa cổ, chùa có ý nghĩa lịch sử với định hướng nghiên cứu bảo tồn kiến trúc trong “thống nhất đa dạng” là cần thiết.

Đoàn khảo sát do Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN làm Trưởng đoàn; tháp tùng còn có chư Tôn đức Phó Trưởng ban Văn hóa Trung ương, Ban Văn hóa các tỉnh thành, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư.

Tiếp đoàn có Hòa thượng Thích Lệ Trang - Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, chư Tôn đức Ban TT Ban Trị sự, Văn phòng BTS, Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM.

Phát biểu tại buổi gặp, Hòa thượng Thích Lệ Trang đã nêu khái quát sự hình thành và phát triển của Trung tâm Hành chánh văn hóa, tâm linh Phật giáo TP.HCM - Việt Nam Quốc Tự. Theo đó, Việt Nam Quốc Tự mang tính lịch sử thăng trầm của thời cuộc, dấu ấn cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963; trải qua 3 đời trụ trì đó là cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, cố Hòa thượng Thích Tâm Châu, cố Hòa thượng Thích Từ Nhơn. Việt Nam Quốc tự là địa chỉ của Ban Trị sự GHPGVN TP. Hồ Chí Minh với diện tích là hơn 3.700 m2. Đây là một công trình xứng với tên gọi và lịch sử của địa chỉ tâm linh này, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu của Phật giáo thành phố về một trung tâm Văn hóa - Hành chính có quy mô và chức năng phù hợp các hoạt động Phật sự đa dạng.

Sau khi được Thành ủy, UBND TP.HCM bàn giao 7.201,52 để xây dựng mở rộng Việt Nam Quốc Tự, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM lúc bấy giờ đã trùng tu xây dựng Việt Nam Quốc Tự và bảo tháp trong khuôn viên chùa cao 63 mét,13 tầng để tôn thờ Xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức, với ý nghĩa biểu tượng của pháp nạn năm 1963, cùng 13 tổ chức, hệ phái đấu tranh cho Phật giáo.

Hòa thượng Trưởng BTS cũng cho biết Việt Nam Quốc Tự được xây dựng mang dấu ấn lịch sử nhiều hơn, tuy vậy biểu hiện từng nét đẹp văn hóa của kiến trúc có tính đột phá với mái đao được chế tác theo dáng dấp chim lạc in trên trống đồng. Trưởng lão Hòa thượng Quyền Pháp chủ GHPGVN muốn tìm lại dấu vết xưa, lưu lại nét đẹp truyền thống của cha ông ở ngôi chùa hiện đại mang dấu ấn lịch sử Phật giáo tại TP.HCM. Đặc biệt, tôn tượng Đức Bổn Sư bằng chất liệu đồng tại Đại hùng bảo điện Việt Nam Quốc Tự mang nét đẹp cổ kính, do chính nghệ nhân người Việt tạo tác.

Chùa Giác Lâm (quận Tân Bình) là điểm khảo sát đầu tiên tại TP.HCM của đoàn công tác. Chùa Giác Lâm (tổ đình Giác Lâm) toạ lạc tại (số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM). Là một trong những ngôi chùa cổ kính với tuổi đời 300 năm, là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế Tông tại miền Nam.

Từ năm 1939-1945, chùa được tiến hành trùng tu. Thời gian này, chùa là nơi trú ẩn của rất nhiều nhà hoạt động cách mạng. Năm 1953, chùa tiếp nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật từ Sri Lanka và đưa về chùa Long Vân an trí. Ngày 16/11/1988, chùa Giác Lâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Kiến trúc chùa hình chữ Tam tiêu biểu của các ngôi chùa Nam Bộ.

Chùa Giác Ngộ toạ lạc tại (số 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10). Chùa được xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX do HT. Thích Thiện Hòa - Phó tăng thống GHPG VN Thống Nhất (là tổ chức Phật giáo hoạt động tại VN và cộng đồng người Việt ở nước ngoài).

Chùa Giác Ngộ xây mới có tổng diện tích 3476m2 gồm 7 lầu và 1 tầng hầm gửi xe. Chính điện gồm 2 tầng. Tầng 1 có diện tích 412m2 và gác lửng tầng 2 có diện tích 300m2 với sức chứa khoảng 700 người hành lễ. Tầng 3 của chùa là thiền đường, tầng 4 là thư viện. Các tầng 5, 6, 7 phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt Phật học và các Phật sự khác. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chính giữa tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca thiền định. Bàn thờ phía trước đặt nhiều tượng phật: Đức Phật Thích Ca, tượng Thất Phật Dược Sư, Bồ tát Di-lặc…. Công trình phụ được đặt ở trên chính điện, nhưng được ngăn cách biệt bằng bức tường nên Chính điện vẫn thanh tịnh, trang nghiêm. 

Chùa Candaransi ở quận 3 và Pothiwong ở quận Tân Bình là hai ngôi chùa Khmer được đồng bào, Phật tử nhìn nhận là nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo độc đáo của đồng bào Khmer tại TP.HCM. Đó là 2 chùa: Chùa Pothiwong trải qua nhiều biến cố thăng trầm, từng bị bỏ hoang không người quản lý. Sau năm 1975, HT. Giới Nghiêm (Nam tông Kinh) nhận coi sóc nên ngôi Tam Bảo vẫn còn được gìn giữ đến ngày nay. Năm 1983, HT. Lâm Ym được Phật tử thỉnh mời về trụ trì, dưới sự chứng minh của HT. Giới Nghiêm. Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, chũa đã làm lễ Kiết giới sây ma (lễ khánh thành) vaò năm 2018.

Hòa thượng Danh Lung - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó VP2 Trung ương GHPGVN, trụ trì chùa Candaransi cho biết: Ngôi chùa từ lâu được coi là một địa điểm che chở, quây quần  của bà con Khmer, góp phần lưu truyền phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của người Khmer cho các thế hệ, là điểm kết nối văn hóa tinh hoa với người dân, làm đẹp truyền thống dân tộc, tôn giáo của người dân TpHCM.

Chùa Bửu Long (ở số 81 - Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, TpHCM), được thành lập năm 1942. Năm 2007, chùa được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa CampuChia, Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn. Khu vực chính điện và khuôn viên chùa được xây dựng theo thiết kế của Hoà thượng Viên Minh.  Các khu vực khuôn viên, chính điện, trai đường, tăng xá, am thất .v.v…vẫn giữ được kiến trúc ban đầu của ngôi chùa cổ.

Chùa Bửu Long vinh dự được tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn là một trong 10 công trình Phật Giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới. Như bông hoa rực rỡ bên nhánh sông Đồng Nai hiền hòa, Chùa Bửu Long trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. 

Pháp viện Minh Đăng Quang địa chỉ (số 505- Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2, TpHCM). Khu đất pháp viện đang tọa lạc trước đây chỉ là một vùng đất hoang sơ đồng ruộng mênh mông. Sau khi xây dựng nên Pháp viện thành quần thể kiến trúc hoành tráng. Pháp viện Minh Đăng Quang không chỉ là nơi thờ phụng để du khách đến chiêm bái; Nơi đây còn đào tạo về Phật học. Pháp viện Minh Đăng Quang giờ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng rất nhiều du khách, Phật tử và tăng ni khắp thập phương tìm về để hành hương cúng Phật.

Tu viện Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên đường HT.31 (phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM). Sau thời gian dài trùng tu và xây dựng, tu viện mang diện mạo mới rộng lớn và đẹp, công trình đã được khánh thành đầu tháng 12/2020. Tu viện Vĩnh Nghiêm là cơ sở 3 của Học viện PGVN tại TP.HCM. Tu viện Vĩnh Nghiêm có diện tích rộng (khoảng 17.000 m2), các công trình xây dựng chính gồm: chánh điện (Phật điện), Tổ đường, giảng đường, tháp chuông, tháp Quan Âm, nhà làm việc, nhà vong, nhà tăng, nhà trụ trì...Tu viện Vĩnh Nghiêm được đông đảo người dân và du khách đến chiêm bái.

Chuyến khảo sát Kiến trúc Phật giáo các tỉnh Nam Bộ và TP.HCM (từ ngày 16 - 24/9/2022, nhằm ngày 21-29/8 năm Nhâm Dần), đã hoàn thành. Ban Văn hoá Trung ương (VHTW) GHPGVN cùng các cơ quan Nhà nước: Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Bảo tồn Di tích, Cty CP văn hoá truyền thống Kim Liên cùng các Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, các cơ quan báo chí, truyền thông đã làm việc bằng tinh thần trách nhiệm, lòng mến mộ Đạo Phật muốn nghiên cứu, góp một phần công sức vào việc bảo tồn di sản Kiến trúc Phật giáo nước nhà. Thời gian hạn hẹp, khối lượng công việc nhiều, vì thế chất lượng khảo sát và nghiên cứu, tìm hiểu chưa thật sự như ý muốn. Tuy nhiên, sự khởi đầu này đã tập hợp quây tụ được nhiều người, nhiều bộ phận chức năng của Nhà nước và Giáo hội Phật giáo VN từ  Trung ương đến địa phương, đến Chư Tôn đức Giáo phẩm và các vị trụ trì trú xứ của mình cùng suy nghĩ, cùng thực hiện những việc cần làm. Để thực hiện các đề án ‘Thống nhất trong đa dạng” về Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc và Di sản của Ban VHTW GHPGVN khởi xướng rất cần sự đồng tâm, đồng trí, đồng hành của mọi người trong xã hội.

Hy vọng hành trình “Thống nhất trong đa dạng việc bảo tồn di sản và kiến trúc” sẽ thuận theo sự xoay vần linh thiêng của tâm linh và trí tuệ.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Song Thuỷ

   
Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online