11/06/2019 21:33

Báo Động Khi Giới Trẻ Việt Sống Theo Kiểu Trào Lưu 

PSO - Đây là một sự thật đáng buồn, điều mà bản thân nhận ra sau 30 năm được sinh ra ở cõi ta bà mang hình hài con người được cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng trưởng thành và được phước báo khi là một vị hành giả, Sa môn đệ tử Phật. Dường như giới trẻ người Việt Nam, kể cả một số người lớn đã đang sống theo trào lưu!, từ khi nước ta có Internet, google, Facebook, zalo….đủ thứ trên mạng, thấy quá  rộng lớn – mà đúng là lớn thật.

Trên mạng thứ gì cũng có, các thông tin, tri thức,... rồi mạng Internet giúp cho con người ta trở nên gần gũi với nhau hơn khi gọi cho nhau cách nửa vòng trái đất mà vẫn nhìn thấy hình nhau... . nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại rất nhiều bất cập, đây như con dao hai lưỡi sắc bén, ai biết cách sử dụng, khai thác thì giúp cho mình tốt lên, xã hội phát triển tiên tiến khi cập nhật thông tin kịp thời, còn nếu sử dụng chưa phù hợp thì đây là sự đua đòi, là thỏa mãn sự tò mò, sống theo trào lưu. 

Công nghệ thông tin, truyền thông phát triển, xã hội cũng thay đổi và cuốn theo công nghệ. Thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận cái hiện đại là điều tốt, đáng mừng, nhưng sự phát triển công nghệ hiện đại, tân tiến ấy, nó cũng phát sinh ra bao nhiêu bất cập, bên cạnh đó nó ảnh hưởng lớn đến nhân cách, đạo đức, kiến thức cho giới trẻ nước ta . 

Khi đi đến bất kỳ nơi đâu, ta cũng có thể bắt gặp những bạn trẻ dán mắt vào điện thoại di động ở mọi nơi từ gia đình, nhà trường, tới những nơi công cộng,... Lối sống ảo trên mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với nhiều sự bất cập, quá lố lăng nhăng nhít như: chụp ảnh với những trạng thái kì quặc kì dị, khoe tiền, than vãn thất tình, tung những clip đánh nhau, bạo lực, rồi bóc mẽ chửi nhau, lừa đảo,… hầu hết những điều đó đã bị cộng đồng mạng lên án. Không ít bạn trẻ coi cuộc sống trên mạng xã hội, cuộc sống ảo với hàng ngàn lượt like, chia sẻ, hàng triệu lượt xem là thước đo giá trị của con người. Tất cả mọi diễn biến cảm xúc, tâm trạng, vui buồn, tức giận, phẫn nộ,… đều được phơi bày một cách hiện hữu trên trang mạng xã hội  của bản thân họ, bất chấp cả những rào cản về thuần phong mỹ tục, cốt cách thanh tao vốn có của người dân Việt.

Các hoạt động từ thiện xã hội, các buổi lễ mít tinh, hoạt động lành mạnh như: các công tác tình nguyện, bảo vệ môi trường, các chương trình hướng dẫn cách sống, cách tìm lại giá trị đạo đức nơi bản thân, các khóa tu tập, các bài giảng pháp về các chuyên đề giúp giới trẻ sống tốt hơn… không còn được nhiều bạn trẻ chú trọng. Dường như thân thiết nhất với giới trẻ trong thời điểm hiện tại là một không gian yên tĩnh bên chiếc điện thoại hay laptop, để chơi game hay “chém gió” với bạn bè trên mạng xã hội, xem hay chia sẻ những bài viết, hay những clip vô bổ, nội dung chưa tốt, chưa lành mạnh bởi vì sống theo cảm tính, thực hiện hành động theo trào lưu. Điều này phần nào đã tạo nên lối sống tiêu cực,thích tham gia “dìm hàng” người khác. Một hành động rất quen và dễ nhận ra trong thời điểm hiện tại.

Có rất nhiều trào lưu nước từ nước ngoài được giới trẻ Việt Nam áp dụng khá tốt nhưng có những trào lưu được cho là không phù hợp, thậm chí là trái với văn hóa Việt. Nên khi đứng trước những thông tin được chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội thì chúng ta phải đọc, suy ngẫm và phải dùng trí tuệ, của bản thân mình để xem xét vấn đề đó đúng hay chưa đúng, có trái luân thường đạo lý, có tác dụng cảnh tỉnh hay giúp đỡ cho mọi người hay không thì hãy nhấn nút chia sẻ hay chúng ta sẽ ấn nút ẩn khỏi dòng thời gian của bạn.

 Sự cởi mở, sự bao dung trong quá trình tiếp nhận công nghệ, văn hóa ở nước ta rõ ràng chưa đủ đáp ứng để các bạn trẻ có thể cống hiến sáng tạo, dù đã có nhiều mặt đáp ứng được. Tuy nhiên, các bạn trẻ chúng ta khi tiếp nhận công nghệ, văn hóa cũng phải trên tinh thần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt với hơn 2000 năm lịch sử của mình, chứ không nên tham gia mọi thứ chỉ theo trào lưu, sự nhất thời, chạy theo xu hướng. Vì nó sẽ mang đến những bất lợi hay đơn giản là làm “tàn hại” chính bản thân những người cảm thụ nó.

Hải Thịnh

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Bến Tre: “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân xã Đảo

PSO - Ngày 23/4, trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn mặn đang rất khốc liệt, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tỉnh Bến Tre, khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nước uống trầm trọng ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất của người dân. Được sự tài trợ đoàn thiện nguyện do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn cùng các mạnh thường quân

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online