15/02/2019 22:40

Bến Tre: Tiểu sử và công hạnh của Cố Trưởng lão Ni Thích Giác Hạnh

CỐ TRƯỞNG LÃO NI THÍCH GIÁC HẠNH

 – Nguyên Phó Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật giáo tỉnh Bến Tre

– Nguyên Trưởng Phân Ban Ni Giới Tỉnh Bến Tre

– Chứng minh Phân Ban Ni Giới Trung Ương.

– Chứng minh Phân Ban Ni Giới Tỉnh Bến Tre.

– Nguyên thành viên Mặt Trận Tổ Quốc xã Thành Triệu.

– Viện Chủ Tổ đình Chùa Bửu Thành, xã Thành Triệu, huyện Châu Thành, tỉnh  Bến Tre.

1./Thân Thế

Ni Trưởng Thích Giác Hạnh, Húy Thượng Hồng Hạ Ân, hiệu Chơn Trí thuộc dòng phái Trí Huệ đời 43. Bổn sư là Hòa thượng Bổn Từ – Tự Từ Hóa. Ni Trưởng thế danh Lê Thị Thanh Trước (Lê Thị Sáu), sinh năm Bính Dần – 1925, tại xã Tiên Long, tổng Bảo Đức, nay là huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ni trưởng sanh trưởng trong gia đình lễ giáo trung nông, truyền thống ông bà đều theo đạo Phật. Thân Phụ là Cụ  ông Lê Minh Biện, rất thông thái, giỏi nho văn; thân Mẫu là cụ bà Huỳnh Thị Tâm. Ni trưởng là người con thứ sáu trong tám anh chị em.

2./ Thời niên thiếu

Ni Trưởng năm lên bảy tuổi học tiểu học tại trường Tiên Long, đến năm 13 tuổi nghỉ học lo phụ việc với gia đình. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng Ni trưởng sớm có ý thức về cảnh khổ cơ cực của gia đình, ruộng lúa bị úng và mất mùa, chủ điền tịch thu ruộng lúa không để lại một hạt thóc cho gia đình. Bà mẹ hiền dầm sương dãi gió, đội nắng, tắm mưa, mới có được chén cơm manh áo nuôi dưỡng đàn con, thời giai cấp bần nông vô cùng thống khổ:

Đem sức mình lao động dãi dầu

Ruộng vườn địa chủ tóm thâu

Lúa vay mười tám hai mươi là thường

  Năm 13 tuổi, Ni Trưởng phải đi đập rơm mót lúa, gia đình tạm sống qua ngày nhưng luôn bị chủ ruộng la mắng, Ni Trưởng tuổi thân vừa khóc vừa cầu khẩn: “xin Phật trời thương xót giúp cho con lớn lên làm việc gì cho gia đình đủ cơm ăn, con nguyện đi tu”. Từ đó Ni Trưởng tập ăn chay. Đến 1942 (Quý Mùi) 17 tuổi, ruộng lúa trúng mùa, gia đình đủ ăn, đời sống bớt cơ cực. Từ đây:

ời bảy tuổi trúng mùa hết  nợ

Đủ cơm ăn  khỏi sợ ai khi

Bắt đầu từ đấy sắp đi

Gia đình hưng thịnh đến khi bấy giờ

3./ Quy y và xuất gia

Sau đó, thân mẫu của Ni trưởng đem các người con đến Tổ đình Bửu Thành quy y với Hòa Thượng Thích Bổn Từ. Ni trưởng về làm công quả và tụng kinh “Hồng Danh Sám Hối”. Nhân duyên đã đủ nên Ni trưởng được Bổn Sư cho học kinh chữ Hán, thời gian sau Ni trưởng xin thân mẫu xuất gia học đạo, dù tình mẹ thương con chí thiết nhưng biết con đã quyết chí đi tu từ lâu, mẹ đành gạt lệ cho con đi xuất gia.

Sau những ngày tháng học hạnh xuất gia, nhận thấy nhân duyên hội đủ Hòa thượng bổn sư làm lễ thế phát cho Ni trưởng vào ngày rằm tháng 06 năm Tân Mão. Hòa thượng bổn sư cho Ni trưởng thọ Sa Di Ni giới tại Tổ đình Bửu Thành. Từ đó Ni trưởng càng tinh tấn hơn trên bước đường giải thoát. Và từ đây cây đạo lý đã đơm bông trí huệ, quả Bồ Đề chớm nở đất tâm.

4./ Thời gian học đạo

Đến năm 1952, Ni trưởng đảnh lễ Hòa thượng Bổn Sư xin đến học tại Ni Trường Từ Quang, tỉnh Sa Đéc, do Ni trưởng Thích Chí Kiên làm Hóa Chủ. Ni trưởng thọ giới Thức Xoa tại Chùa Kim Huê, tỉnh Sa Đéc …Với hoài bão “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”và lòng khát ngưỡng, đam mê giáo pháp mãnh liệt – năm 1954 Ni trưởng về tỉnh Mỹ Tho học với Hòa Thượng Thích Quảng Ân và Hòa Thượng Thích Thiện Hào tại Chùa Bửu Hưng (chợ Cũ), thọ giới Tỳ Kheo Ni tại Chùa Chơn Minh do Hòa Thượng Thích Kiểu Sanh  làm Hòa thượng Đàn đầu; Hòa thượng Thích Huệ Hòa Chùa Vạn Phước làm Yết Ma; Hòa thượng Thích Chí Tịnh Chùa Lạc Thiện làm giáo thọ.

Năm 1955, về tỉnh Bến Tre cùng với Ni trưởng Thích Nữ Như Đức đến học và y Chỉ sư với Hòa thượng Thượng Hồng hạ Liên tại Chùa An Phước (An Hóa). Đến năm 1958, duyên học đã hết, Ni trưởng chưa thỏa mãn chí học nhưng không thể đi học xa hơn vì cảnh nhà neo đơn. Bà Nội già yếu, người em trai thứ tám nặng tình vì Tổ, hăng hái lên đường đi tập kết, thân mẫu vì thương nhớ con, phần lo canh tác ruộng vườn nên ngã bệnh. Những năm tu học ở chùa An Phước mỗi lần về thăm thấy tình cảnh của mẹ Ni trưởng rất đau xót lòng không an, lúc canh thâu đã mượn giấy mực cảm tác để vơi bớt nỗi buồn:

Hoài cảm cố hương

Hoài cảm cố hương cảnh mẹ già

Quạnh hiu ngày tháng những vào ra

Trông con đất bắc đầm đầm lệ

Nhớ trẻ trời Nam giọt giọt sa

Non nước bao giờ tan gió bụi

Tình nhà chừng ấy mới phôi pha

Nỗi niềm ta biết cùng ai tỏ ?

Đây cảnh cố hương của mẹ già .

Thời gian  chu du học đạo đến đây đã được 8 năm.

5./ Thời gian hành đạo

Sau khi mãn khóa học, Ni trưởng bắt đầu đi giảng dạy khắp nơi, trong thời gian đó cư ngụ tại chùa Phật Quang, Thị xã Bến Tre.

Đến năm 1961, nhân duyên đã đến Ni trưởng về trụ trì Chùa Bửu Thành, xã Thành Triệu, huyện Châu Thành cho đến  nay.

Thời gian mới về làm Trụ trì chùa còn nghèo khó, trong chùa thiếu trước hụt sau, kham khổ, sống đạm bạc bữa cơm, bữa cháo. Nhưng chư Ni các nơi đến ở và tham học giáo lý, có ngày trên đến 20 vị. Từ đó về sau, mỗi năm đều có an cư tại chỗ, Ni trưởng đảm nhận dạy giáo lý cho cho chư Ni. Đệ tử xuất gia của Ni trưởng ngày càng đông, một số đã viên tịch, một số trụ trì các tự viện các nơi.

Từ những năm của thập niên 90, Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh nhà tổ chức an cư kiết hạ, cố Ni trưởng đã đóng góp bằng tất cả năng lực và trí tuệ của mình. Ni trưởng đã tích cực tham gia vào công tác Hoằng pháp ngay từ những năm tháng giáo hội mới thành lập. Tại các khóa An Cư Kiết hạ thường niên, Ni trưởng nhiệt tình giảng dạy Kinh điển, giữ nhiệm vụ Giám luật và Thiền chủ hạ trường Ni nhiều năm qua. Nhất là mỗi khi Phật giáo tỉnh nhà tổ chức Đại giới đàn, Ni trưởng được cung thỉnh làm Hòa thượng đàn đầu truyền giới pháp cho giới tử Ni.

Chẳng những hoàn thành Phật sự ở tỉnh nhà, Ni trưởng còn tham gia Phật sự ở các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng…Đối với công tác Phật sự chung, Ni trưởng luôn thuận tùng tôn ý của Chư vị cao Tăng thạc đức, gắn hết sức mình để phụng sự đạo pháp và chúng sanh. Trên nhờ hồng đức đại Tăng, dưới được chư Ni yểm trợ, nhờ vậy mọi công tác Phật sự đều được công viên quả mãn.

Đối với xã hội, Ni trưởng luôn lấy phương chăm “phục vụ lợi ích chúng sanh là thiết thực cúng dường Chư Phật”. Vì thế, Ni trưởng cũng là thành viên Mặt Trận Tổ Quốc xã Thành Triệu từ năm 1977 đến năm 2000. Trong tổ chức đoàn thể, Ni trưởng tham gia giúp đỡ hỗ trợ Hội Thương Binh Liệt Sĩ, Hội mẹ chiến sĩ, Hội người cao tuổi, Ban vận động công trình lộ thơ và Nghĩa Trang Liệt sĩ…Với hạnh nguyện là một sứ giả Như Lai, trên 60 năm học đạo và hành đạo Ni trưởng vì lòng vô ngã vị tha đã đóng góp nhiều công sức trong sự nghiệp phát triển Phật giáo tỉnh nhà, là bậc tôn Sư đã dày công dạy dỗ, dắt dìu cho bao thế hệ chư Ni và hàng Phật tử tại gia, góp phần xương minh Đạo pháp, phục vụ nhân sinh, Ni trưởng đã để lại bài thơ “Đời Tôi” nói lên ý chí xuất trần của người tu sĩ  như sau:

Đời tôi sống ở cửa từ bi

Đường đạo vững vàng một lối đi

Gặp lúc gian nan càng tiến bước

Phải cơn lao khổ chẳng hiềm gì

Nhớ qua Phật Pháp bao lần thạnh

Nghĩ lại Chùa chiền mấy lúc suy

Suy thạnh vô thường dù biến đổi

Dễ nào thối chuyển chí từ bi.

Khi hóa duyên đã mãn, cố Ni trưởng do niên cao lạp trưởng, bệnh duyên của kiếp nhân sinh đã vương mang, Ni trưởng thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 00 giờ 20 phút, ngày mùng 07, tháng Giêng, năm Kỷ Hợi, tại Tổ đình Bửu Thành, xã Thành triệu, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Trụ thế  94 nămHạ lạp 65 năm.

Phụng vì Tân viên tịch Bửu Thành đường thượng Từ Lâm Tế Chánh Tông tứ thập tam thế Húy Hồng Ân – hiệu Chơn trí, Thượng Giác hạ Hạnh Ni trưởng giác linh.

Ban TT-TT PG tỉnh Bến Tre

The post Bến Tre: Tiểu sử và công hạnh của Cố Trưởng lão Ni Thích Giác Hạnh appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.
Download Android Download iOS
Bình Thuận: Thiền viện Trúc Lâm Chánh Thiện tổ chức khám bệnh, tặng quà đến các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương

PSO - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và 138 năm ngày Quốc tế lao động, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Thiện (Hàm Tân, Bình Thuận) kết hợp với đoàn Y, Bác sĩ phòng khám Đa khoa Trí Việt (TP.HCM) tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc và tặng quà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại địa p

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online