02/08/2018 13:48

Bình Định: Công tác chuẩn bị Hội thảo Khoa học "Phật giáo và Văn học Bình Định"

PSO

Được sự chỉ đạo của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định, Trường Trung cấp Phật học Bình Định đã kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học Phật giáo và Văn học Bình Định – thành tựu và giá trị  từ ngày 03 – 05/08/2018 được tổ chức tại tu viện Nguyên Thiều – Trường trung cấp Phật học tỉnh Bình Định. Tính đến nay ngày 02/08/2018, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành. Đây có thể xem là một dấu son lớn, một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử của Phật giáo Bình Định.

Hội thảo với sự tham dự của chư Tôn đức đức Tăng, Ni, các Học giả, các nhà nghiên cứu đến từ các viện và các trường đại học trên toàn quốc. Hội thảo sẽ thảo luận các chủ đề gồm: Phật giáo Bình Định: Quá trình Truyền thừa và Phát triển; Hành trạng, Hạnh nguyện và sự nghiệp của chư vị Tổ sư, cao Tăng; vai trò các Tổ đình, Tự viện trong sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp và Di sản Hán Nôm tại các Tổ đình, Tự viện ở Bình Định; Phật giáo Bình Định và Văn học Bình Định: Tác giả, Tác phẩm và những thành tựu tiêu biểu….

Vào nửa cuối thế kỷ XV, khi trở thành một phần lãnh thổ cực Nam của nước Đại Việt, đất Bình Định đã tiếp đón nhiều bậc tiền nhân nước Việt trong công cuộc Nam tiến để định cư, kiến thiết đời sống mới, trong đó có sự hoằng hóa của các bậc Tổ sư Phật giáo với sứ mạng kiến tạo, chăm lo cho đời sống tâm linh của người dân nơi vùng đất mới. Nếu đầu thế kỷ XIV, sau khi xuất gia, đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thành Đồ Bàn tại An Nhơn, Bình Định để bang giao và vân du giáo hóa, thì hơn ba thế kỷ sau, vào hậu bán thế kỷ XVII, Tổ sư Nguyên Thiều cũng đến di tích lịch sử này để khai sơn Tổ đình Thập Tháp Di Đà, mở ra một trang sử mới, đầy tự hào của Phật giáo Việt Nam.

Trong quá trình hình thành và phát triển hơn năm thế kỷ qua, hòa chung vào lẽ thịnh suy của vận nước, quê hương Bình Định cũng đã trải qua những biến cố lịch sử thăng trầm, nhưng tình dân tộc, tình quê hương, tình đất nước, tình người, v.v.. và những giá trị đạo đức nhân văn vẫn luôn được giữ gìn, xây đắp và truyền thừa qua nhiều thế hệ. Một trong những yếu tố đã tạo nên những điều cao quý ấy chính là sự hiện hữu của Phật giáo nơi vùng đất này. Sự xuất hiện của cả chục ngôi cổ tự có niên đại hơn 300 năm và hơn hai chục ngôi có niên đại hơn 250 năm tại Bình Định cũng phần nào cho thấy một sự thật rằng, trong suốt nhiều thế kỷ qua, Phật giáo đã đóng góp không nhỏ cho đời sống tâm linh của người dân nơi vùng trời văn đất võ này.

Hội thảo này sẽ là một nhân duyên thù thắng để các bậc Tôn đức, chư vị học giả, các nhà nghiên cứu cùng thảo luận để tìm lại những giá trị tâm linh và lịch sử Phật giáo quê hương, ghi lại những sự kiện lịch sử Phật giáo Bình Định nhằm giữ gìn và truyền thừa cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận của khâu chuẩn bị Hội thảo:

Thực hiện: Hữu Anh

Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long: Chùa Thiên Phước phóng sanh 2 tấn cá ra dòng sông Hậu

Chiều ngày 19/04/2024 (ngày 12/03 năm Giáp Thìn), chùa Thiên Phước (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã tổ chức cho đạo tràng Phật tử làm lễ phóng sanh tại dòng sông Hậu (đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online