Bình Dương: Kỳ Bố tát cuối mùa An cư PL.2563

PSO – Sáng ngày 31/7/2019 (nhằm ngày 29/6 năm Kỷ Hợi), Ban Tổ chức trường hạ tỉnh Bình Dương đã long trọng cung đón Thượng tọa Thích Thiện Thống – Phó Chủ Tịch HĐTS GHPGVN đã đến thăm và chia sẻ, sách tấn cho các hành giả an cư tại Trung tâm Văn hóa tượng Phật Niết bàn (chùa Hội Khánh), đường Chùa Hội Khánh, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Và đây cũng là kỳ Bố tát cuối của mùa An cư Kiết hạ PL.2563 – DL.2019.

Thượng tọa Thích Thiện Thống – Phó Chủ Tịch HĐTS GHPGVN đến thăm và chia sẻ, sách tấn cho các hành giả an cư
Tại hội trường, toàn thể đại chúng được lắng nghe TT. Thích Thiện Thống, Phó Chủ Tịch HĐTS GHPGVN chia sẻ thời pháp thoại với chủ đề: Vai trò của vị trụ trì có một vị trí rất quan trọng trong việc thịnh suy của đạo Phật. Thượng tọa Giảng sư chia sẻ: Vị trụ trì được Giáo hội bổ nhiệm, thay mặt Giáo hội để tạo mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp với quần chúng và chính quyền địa phương. Như vậy, về phương diện pháp lý, đối với Giáo hội và chính quyền, các vị trụ trì là cán bộ cơ sở đặt dưới sự điều hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các vị trụ trì nói riêng và chư Tăng nói chung, đều sinh hoạt theo Nội quy Ban Tăng sự quy định. Chúng ta sống đúng vị trí và tuân thủ luật đạo, luật đời, thì chắc chắn được an lành.
Quang cảnh buổi pháp thoại

Nếu đạo cao đức trọng, xứng đáng làm trụ trì một ngôi chùa lớn, nhưng ta ở chùa nhỏ, thì người cũng thỉnh về chùa lớn, hoặc ngôi chùa nhỏ mà ta chăm sóc cũng dần dần phát triển thành chùa lớn, vì chùa là xác và thầy trụ trì là hồn. Tâm hồn lớn thì ngôi chùa bên ngoài cũng lớn theo. Trái lại, nếu tài hèn, đức mọn, chúng ta trụ trì chùa Tổ, nhưng Tăng chúng không kính nể, Phật tử không quý mến, hỗ trợ, thì vô số vấn đề khó khăn bao vây, ta không thể nào chịu đựng nổi. Như đã nói, trụ trì nghĩa là trụ Pháp Vương gia, tức ở nhà của đấng Pháp Vương. Trụ Pháp Vương gia, nhờ có tâm bất động, định tĩnh, từ đó huệ phát sinh, trí sáng suốt, thầy trụ trì mới giáo hóa được quần chúng và làm an lạc cho mọi người. Chính yếu tâm trạng và cuộc sống của trụ trì như vậy, là thể hiện được ý nghĩa trụ Pháp Vương gia.

Như vậy, tất cả chùa được coi là cơ sở Phật giáo, là nhà của Phật, thì điều quan trọng của trụ trì là phải làm cho người thấy được chùa là nhà của Phật và trong nhà của Phật đương nhiên có những điều mà bên ngoài không có được, nên người phải tìm đến chùa. Đó là bước đầu mà vị trụ trì phải ý thức được mình đang sở hữu kho báu của Như Lai, cần phải giữ gìn và trao truyền cho quần chúng.

Ngoài ra, vị trụ trì còn có hạnh nguyện cao hơn, gọi là trì Như Lai tạng. Nói cách khác, vị trụ trì là chiếc cầu nối giữa Phật và tín đồ. Đó chính là việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa của vị trụ trì. Thật vậy, với việc thể nghiệm tinh ba của pháp Phật trong công phu tu tập, vị trụ trì tạo được mối tương quan sâu sắc với Phật và có thể truyền đạt niềm tin chân chánh này cho quần chúng, để họ nương theo đó hướng tâm về Phật mà có được suy nghĩ, lời nói và cuộc sống an lạc, tốt đẹp cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Như vậy, thầy trụ trì giữ tạng Như Lai, nhưng không học, không hiểu kinh luật luận, chắc chắn không thể hướng dẫn quần chúng được. Không phải chỉ thông suốt tam tạng trên văn tự, mà vị trụ trì còn phải ứng dụng kinh luật luận có kết quả tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Hơn thế, tất cả phải thống nhất lấy Hiến chương và Nội quy của Giáo hội làm chuẩn để sinh hoạt, không phạm phải mâu thuẫn, chống đối nhau, gây bất lợi cho đạo pháp. Ngoài ra, việc quan trọng nữa đối với vị trụ trì, phải nắm vững chính sách tôn giáo và chủ trương của Nhà nước để truyền đạt cho Phật tử hiểu rõ, tạo được sinh hoạt hài hòa với chính quyền, làm lợi ích cho đạo và tốt đẹp cho đời.

Thật vậy, vị trụ trì là cán bộ trực tiếp quản lý cơ sở vật chất và còn có trách nhiệm hướng dẫn chúng Tăng, cùng người dân nơi đó, chung sống an vui, hòa hợp. Bảo quản tự viện tốt là việc quan trọng, nhưng giáo dưỡng con người còn quan trọng hơn. Trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, chúng ta ở tạm trong ngôi chùa vật chất, để giữ gìn ngôi chùa tâm linh là lòng từ bi và tuệ giác của Phật. Tâm từ bi và tuệ giác của Đức Phật thể hiện trong ta, tỏa sáng thành những việc làm xoa dịu oi bức của cuộc đời, mang an lạc cho người, giúp người thăng hoa đời sống tâm linh. Thành tựu như vậy, các vị trụ trì làm tròn trách nhiệm của người trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng.

Trước khi kết thúc thời pháp thoại, Thượng tọa kính lời vấn an sức khỏe đến toàn thể chư Tôn Đức và BTC trường hạ GHPGVN tỉnh Bình Dương một mùa an cư vô lượng sức khỏe, vô lượng an lạc, trao dồi trí tuệ, giữ gìn kỷ cương bằng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mình đối với đạo pháp dân tộc.

Sau đó, là giờ sinh hoạt Giáo hội của HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình  Dương. Theo đó, nghi thức tác bạch cung thỉnh chư Tôn thiền đức quang lâm đại hùng bửu điện để trùng tuyên Giới bổn cho thiền đường nhị bộ đại chúng. Kỳ Bố tát đã khép lại trong niềm hoan hỷ vô biên của toàn thể hành giả an cư.

HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình  Dương sinh hoạt Giáo hội với gần 750 hành giả an cư trên toàn tỉnh

Xin giới thiệu một số hình ảnh ghi nhận được: 

Cung đón những bước chân an lạc của Thượng tọa Phó Chủ tịch HĐTS
Tác bạch cung thỉnh Thượng tọa Giảng sư quang lâm
Niệm Phật cầu gia hộ
HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương báo cáo về chương trình tu học tại hạ trường Phật giáo Bình Dương

An Mai – Ban TTTT PG tỉnh Bình Dương

The post Bình Dương: Kỳ Bố tát cuối mùa An cư PL.2563 appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.  
Download Android Download iOS
Hành trình những bình nước nghĩa tình đến với người dân Bến Tre

PSO - Ngày 08/5/2024, Phật tử và người dân tại chùa Phước Long Cổ Tự, chùa Long Khánh, người dân xã Tân Xuân, xã An Hiệp, cán bộ, nhân viên, bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri hân hoan, vui mừng đón đoàn thiện nguyện do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn cùng các mạnh thường quân TP.Hồ Chí Minh, phối hợp cùng Đại đức Thích Vạn Bình,

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online