Cần Thơ – Vùng 9 cửa sông và các ngôi chùa …

Chiều muộn ngày thứ 9 (24/9/2022), đoàn mới về đến TP. Cần Thơ – “Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ”. Sở dĩ gọi Cần Thơ là trung điểm của vùng sông nước ĐBSCL, bởi vốn dĩ xa xưa, khi cả vùng 9 cửa sông (Cửu long) trù phú hiền hòa này xoay vần cùng thế cuộc thì bản chất hiền hoà của người dân nơi đây vẫn không bị pha tạp với các vùng miền khác. Cần Thơ là điểm nổi bật trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá của miền Tây.

Đến Cần Thơ, ai cũng muốn tìm nghe những điệu hò trên Bến Ninh Kiều, mua hàng ở chợ Cái Răng nổi tiếng và các vựa trái cây đặc sản chỉ miền Tây mới có (măng cụt, sầu riêng, xoài thơm, trái boong boong v.v…). Các ngôi chùa, tự viện…ở Cần Thơ cũng nhi nhiên, điềm tĩnh, có phong cách riêng dễ nhận biết.

Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ do HT. Đào Như - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ. TT. Thích Minh Phú – Phó Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Pháp chế; TT. Thích Chiếu Nhơn. Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử; ĐĐ. Thich Thiện Hữu. Chánh Thư ký; Thích Thiện Hậu - Phó Thư ký, Chánh VP kiêm Trưởng ban Văn hoá PG TP Cần Thơ đón tiếp đoàn khảo sát kiến trúc Phật giáo tại chùa Khánh Quang trong tình đồng đạo an lành. Đây cũng là Văn phòng làm việc của Ban trị sự PG TP. Cần Thơ.

Đoàn công tác cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn khi HT. Đào Như đi Phật sự tại Cà Mau đã kịp về gặp Đoàn. Thượng toạ trưởng đoàn Thích Thọ Lạc, HT. Thích Hải Ấn thay mặt đoàn đã dâng món quà Pháp bảo là những quyển Kinh Khoá tụng Thống nhất – thành phẩm của Đề án về Ngôn ngữ (một trong 4 đề án lớn mà GHPGVN giao BVH TƯ thực hiện trong những năm qua).

Ngôi chùa đầu tiên đoàn đến khảo sát là Thới Long Cổ Tự, một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Cần Thơ. Năm 1844 chùa Thới Long Cổ Tự được thành lập. Tính đến hiện nay, chùa đã có gần 180 năm lịch sử. Đây là một trong những ngôi chùa thành lập từ lâu đời nhất tại Cần Thơ (Cùng với Hội Linh Cổ Tự, cả hai đều thêm “cổ tự” và bên trong tên chùa). Mùng 8 tháng 1 năm 1999 chùa được trùng tu lại bởi TT. Thích Nhựt Tâm. Năm 2018 chùa trùng tu tiếp một gian điện thờ bên trái chánh điện. Đến năm 2019 thì hoàn thành. Tuy vậy khu vực đó chỉ để tiếp khách vào những dịp lễ lớn như Phật Đản. Đây là chùa có miếu thờ Ngũ hành, Thánh Mẫu, có thờ Người đẹp Tây Đô. TT Thích Nhật Tâm (trụ trì) và quý sư ở đây cho biết vừa mới tôn dựng lại một số tượng pháp, sơn son thếp vàng chuông, trống, tượng Phật…

Chùa Pôthi Somrôn là một ngôi chùa Khmer cổ tọa lạc bên sông Ô Môn, thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố năm 2006.

Các chùa Khmer đều có tháp cốt nhưng có lẽ hiếm có chùa nào giữ gìn được ngôi tháp hơn 200 năm tuổi như ở chùa Pôthi Somrôn. Tháp cốt ở ngay trước chánh điện, được xây dựng bằng ô dước, đá ong, gạch thẻ có niên đại từ thế kỷ 18. Theo Hòa thượng Đào Như, trụ trì chùa từ năm 1988 đây chính là chứng tích của lịch sử ngôi chùa và văn hóa của dân tộc.

Vào bên trong chùa, khách viếng thăm sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cổ vật. Đó là những cánh én bằng gỗ làm từ năm 1856 chạm trổ hình ảnh mô phỏng các câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hơn 100 bộ kinh Satra (sách lá), 17 tượng gỗ gần 200 tuổi. Bức tượng Đức Phật ở Trung tâm Chính điện được tạc vào năm 1885. Thêm một điều đặc biệt nữa là “chiếc ghe ngo” ở sau nhà khách, dài hút mắt, đẹp khó cưỡng, là báu vật vô giá không tách rời trong không gian Pôthi Somrôn.

Điểm đến tiếp theo là chùa Nam Nhã tọa lạc số 612 đường Cách Mạng Tháng Tám thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.

Chùa do Nguyễn Giác Nguyên xây năm 1895, tiền thân nơi đây là một tiệm thuốc bắc có tên Nam Nhã Đường, sau được xây dựng lại và đổi tên thành Chùa Nam Nhã, vừa là nơi thờ phụng tín ngưỡng, vừa là trụ sở chính của phong trào Đông Du (1907-1940) do cụ Phan Bội Châu khởi xướng.

Chùa Nam Nhã theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi chùa Minh Sư thờ Tam giáo: Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử, có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện tại Cần Thơ khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Chánh điện chùa Nam Nhã là tòa nhà lớn uy nghi nằm ở giữa, gọi là Diêu Trì Bửu Điện. Gồm 5 gian, mái lợp ngói âm dương, trên có tượng lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, mặt tiền chánh điện được xây theo kiểu kiến trúc Á – Âu kết hợp hồi đầu thế kỷ 20, có nhiều nét khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Nhìn tổng thể, chánh điện vừa có nét kiến trúc dân tộc của người Hoa vừa mang màu sắc của kiến trúc người Pháp thời đó.

Thiền viện Trúc lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Long Điền) có tổng diện tích xây dựng gần 4 héc-ta khởi công xây dựng vào ngày 17/07/2013 ( nhằm 19/06/ nhâm Quý tỵ) do TT. Thích Bình Tâm - Phó Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Cần Thơ, Hiệu Trưởng Trường Trung cấp Phật học làm Trụ trì.

Kiến trúc ngôi chánh điện và nhà Tổ của thiền viện được xây dựng theo kiến trúc Văn hóa thời Lý-Trần (chánh điện lợp ngói mái theo phong cách nhà Trần, nhà tổ lợp ngói 4 mái theo phong cách Lý triều).

Đặc trưng của Thiền viện theo kiến trúc ngoài Bắc thời nhà Trần và nhà Lý phát triển, mang nét phát triển riêng, kiến trúc Nam bộ. TP. Cần Thơ hiện nay 160 ngôi chùa, các ngôi chùa Nam tông xây dựng khoảng 600 năm, riêng Bắc tông chỉ 200. Do đó, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là khu du lịch tỉnh Cần Thơ mang đậm kiến trúc ngoài Bắc thời Trần. Cho nên, khác với kiến Trúc Nam bộ.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến của khách du lịch khi ghé thăm Cần Thơ, nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu, hội trại tuổi trẻ cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu nhi Phật tử.

Song Thuỷ

Download Android Download iOS
TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online