21/03/2018 04:31

Hà Nội: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất tại chùa Bằng

Đúng 7h30' sáng, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Trưởng Ban hoằng pháp GHPGVN thành phố Hà Nội đã làm lễ niêm hương bạch Phật và đăng đàn truyền giới cho hành giả tu tập Bát Quan Trai giới trong ngày hôm nay.  
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
 
Sau đó, đại chúng đã trang nghiêm lắng lòng đón nhận bài pháp thoại đầu năm mới của Thượng tọa với chủ đề "Ý nghĩa mười hai đại nguyện của Đức Phật Dược Sư". 
Mở đầu thời pháp thoại, Thượng tọa chia sẻ "Ngày đầu xuân, tại các chùa thường tổ chức Pháp hội Dược sư dù lớn hay nhỏ để cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, cầu cho bản thân và gia đình quý Phật tử được sức khỏe, may mắn, an vui trong cuộc sống. Chữ Dược nghĩa là Thuốc để chữa bệnh cho người. Chữ Sư nghĩa là thầy. Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương gọi tắt là Đức Phật Dược Sư, người là một vị thầy thuốc, một vị giáo sư đại tài ba. Lưu Ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt, có thể nhìn thấu từ trong ra ngoài. Dược Sư Lưu Ly còn có nghĩa là trong uống, ngoài xoa. Uống không chưa đủ mà còn phải kết hợp thuốc bôi ngoài, vật lý trị liệu để có thể chữa bệnh cho chúng sinh nhanh hơn, hiệu quả hơn và triệt để hơn. Chúng ta luôn bị những ham muốn, dục vọng che lấp Phật tâm làm ta xa cách với Phật. Trong uống là mỗi khi chúng ta khởi niệm vọng tưởng điên đảo, ta phải biết ta đang khởi vọng tưởng để dừng lại. Ngoài xoa là mình tin tưởng rằng có nguyện lực của Đức Dược Sư, nguyện lực của Chư Phật, chư Bồ Tát sẽ hộ niệm và gia hộ cho chúng ta. Niệm danh hiệu của Đức Phật là nhắc nhở ta Tâm Phật vẫn thường trụ ở khắp 10 phương, không rời bỏ chúng ta. Nếu tâm chúng ta luôn nhớ Phật thì ta sẽ được gặp Phật trong chính mỗi lời niệm, và xa hơn là thành Phật".
Qua đó, Thượng tọa đã nhắc lại cho đại chúng về 12 nguyện lớn của Đức Dược Sư, đó là: 
Nguyện thứ nhất: Nguyện chứng Pháp thân thường trụ ở khắp mười phương. Nhưng không phải chỉ chứng lý suông mà kiêm cả sự. Lý và Sự phải viên tròn.
Nguyện thứ hai: Về quang minh, quang minh không phải chỉ do giác ngộ mà có mà còn cần nhiều kiếp công phu tu hành mới thành tựu. Trong kinh Đại Bảo Tích, có nói Đức Thích Ca có một Đại Quang Minh tên là Bảo Tích, đây là do nhiều kiếp tu tập, xót thương những người nghèo khổ, cấp thí thuốc men, mong cho họ sớm khỏi bệnh mà được ánh quang minh này.
Nguyện thứ ba: là đầy đủ trí tuệ phương tiện. Cung ứng tất cả mọi thứ cần dùng cho khắp hữu tình.
Nguyện thứ tư: là dẫn tà đạo trở về với chính đạo, đưa những người lầm lỗi trở về với chính pháp. Hay nói cách rộng hơn là đưa hàng nhị thừa lên vô lượng Bồ Đề.
Nguyện thứ 5: Ai chưa có giới thì đưa vào giới phẩm. Ai lỡ phạm giới thì đưa về tịnh giới để không phải đọa vào các đường ác – địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Hay rộng ra là dần dần không bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi.
Nguyện thứ 6: là cứu giúp các tật nguyền.
Nguyện thứ 7: là chữa khỏi tất cả các bệnh của chúng sinh.
Nguyện thứ 8: là chuyển những tinh thần, tư tưởng yếu mềm của người nữ trở thành người dũng mãnh, trượng phu, tiến tới quả vị đại hùng, đại lực. Theo trong bản kinh văn gốc là chuyển nữ thành nam. Tuy nhiên ở đây ta phải hiểu không phải chuyển nữ thành nam ở giới tính mà chuyển về tinh thần, về thần thái. Tuy mang thân nữ nhưng không mềm yếu mà cũng mạnh mẽ và tinh tấn, dũng mãnh tu hành như các bậc trượng phu.
Nguyện thứ 9: là giúp các hữu tình thoát chài lưới ma, ngoại đạo ràng buộc, rừng rậm ác kiến. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có được phúc báu nhiều đời, được gặp minh sư, gặp được chính pháp… Nhưng cũng có nhiều người không có phúc duyên, gặp thầy tà, bạn ác, dẫn dắt chúng ta đi thụt lùi, đi vào con đường tối như bùa chú, phù phép… Khiến cho cuộc đời ngày càng đi xuống dốc. Cho nên nguyện này của Đức Phật nguyện giúp những người còn mê mờ, tà kiến thoát hết khỏi những chài lưới ma, ngoại đạo ràng buộc và rừng rậm ác kiến.
Nguyện thứ 10, nguyện thứ 11, nguyện thứ 12 nói chung là cứu giúp chúng sinh khỏi những đói kém, ốm đau, thiếu thốn về vật chất…., không tạo việc ác, không bị chiêu cảm bởi nghiệp ác chuyển tâm tham lam, độc ác thành tâm bồ đề, đại từ đại bi, quảng đại rộng lớn. Lại còn phát tâm bố thí đầu mắt chân tay, không còn tham tiếc. Trên bước đường tu, chúng ta phải có chính kiến, đa văn, không khen mình chê người, không phỉ báng chính pháp, kết duyên với vô lượng hữu tình, đưa mọi người về với Phật pháp. Rồi những bệnh ghen ghét, ngang ngược, hiềm thù, lấn hiếp và bao nhiêu thống khổ, sinh già bệnh chết, tất cả những thứ đó, Đức Phật Dược sư đều dùng thần lực để khiến giải thoát nhân quả, ác thú để dẫn dắt chúng sinh dần dần tới quả vị vô lượng Bồ đề.
Mười hai nguyện này của Đức Dược Sư phân tích ra thì rất nhiều tuy nhiên luôn bao hàm 2 nội dung chính, đó là tu phúc và tu tuệ.  Khi công đức đầy đủ, trí tuệ sáng suốt, quả vị Phật sẽ liền kề. Chúng ta tu tập hằng ngày, mong muốn đem lại hạnh phúc an vui cho mình và cho mọi người, chúng ta nguyện gánh vác những công việc, những khó khăn, những bệnh tật khổ sở của chúng sinh, đấy là chúng ta đang thực hành những công hạnh bồ tát, đem an vui đến cho chúng sinh.Thờ Phật Dược sư, tụng kinh dược sư, thiết lập Pháp hội dược sư… thì chúng ta đang giải quyết cái vô minh. Vô minh chính là căn nguyên của 12 nhân duyên. Cho nên chúng ta phải chữa bệnh vô minh, mà vô minh không thể chữa được bằng thuốc thông thường mà phải dùng thuốc trí tuệ để chữa. Hai vị Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu chính là tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ của mặt trời và mặt trăng để xua tan đi bóng tối, biểu trưng cho trí tuệ để chữa bệnh vô minh cho toàn thể chúng sinh. Chư Phật, chư vị Bồ Tát, vị nào cũng có nguyện chữa bệnh cho chúng sinh như Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Phật A Di Đà… Đức Phật nào, Bồ Tát nào cũng là thầy thuốc. Nhưng Đức Phật Dược sư là hình ảnh đại diện để chữa tâm bệnh cho chúng sinh. Tương tự như thế, Đức Phật nào, Bồ Tát nào cũng đưa chúng sinh về với cảnh giới Phật an lành và Đức Phật A Di Đà cũng chỉ là hình ảnh biểu trưng cho hình ảnh của cõi Tịnh độ. 
Lâu nay có vị hay quan niệm Kinh Di Đà chỉ để tụng cầu siêu, kinh Dược Sư để cầu an. Phương Đông có Phật Dược Sư tượng trưng cho sự khởi đầu một ngày mới, nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho năng lượng của tuổi trẻ, của sự mạnh khỏe và an vui. Phương Tây có Phật Di Đà, nơi mặt trời lặn, tượng trưng cho tuổi già, cho một sự ra đi của cái chết, nơi đó có cõi Tịnh Độ của Đức Di Đà đưa tay tiếp dẫn. Như vậy mới biết Đức Phật Bản sư Thích Ca Mâu Ni đã khéo léo khế cơ, dựa vào tính chấp ngã của chúng sinh mà giảng dạy. Tuy nhiên trong lời dạy của người luôn dựa vào cả khế cơ và khế lý. Ngay trong bản kinh Dược Sư, Phật có dạy: Nếu ai chịu giữ 8 phần trai giới ít nhất 3 tháng, được nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, thời khi lâm chung sẽ có 8 vị Bồ Tát chỉ đường về thế giới an lạc, trong đám hoa báu có nhiều màu sắc đẹp. Thế giới an lạc mà Phật nhắc đến ở đây chính là thế giới Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà. Nên tu pháp môn Dược Sư vẫn về cõi Tây phương Tịnh Độ và ta phải hiểu rõ ý nghĩa lời dạy của Phật cả về lý và sự. Tu tập môn nào, Dược Sư hay Tịnh độ thì mục đích cuối cùng của chư Phật, chư Bồ Tát đều hướng chúng sinh đến cõi lành, cõi Tịnh độ sau khi lâm chung để chúng ta tiến thẳng đến quả vị Bồ Đề. 
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
 
Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Thượng tọa, toàn thể đại chúng tiếp tục trì tụng kinh Bổn Môn cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, Phật pháp hưng long.
 
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
Nghi thức cúng Quá đường
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
 
Buổi chiều cùng ngày, dưới sự chủ lễ của quý Thầy, đại chúng tiếp tục trì tụng Kinh Dược Sư khép lại ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất trong niềm hỷ lạc viên mãn.
 
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
  Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng Giêng năm Mậu Tuất
 
BBT website

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online