Hà Nội: Lễ động thổ xây dựng chùa Kim Long

Sáng ngày 10 tháng 03 năm 2023, tức ngày 19 tháng 02 năm Quý Mão, tại chùa Kim Long (thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã trang nghiêm tổ chức lễ động thổ xây dựng chùa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử gần xa.

Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Đại đức Thích Thanh Hồi - Ủy viên BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, Trưởng BTS GHPGVN huyện Thạch Thất cùng quý chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa trên địa bàn thành phố.

Về phía chính quyền đại diện cho xã Cần Kiệm có bà Phí Thị Huyền - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã; ông Kiều Văn Thể - Đảng ủy viên, Phó chủ tịch HĐND xã; ông Kiều Văn Tưởng - Đảng ủy viên, Phó chủ tịch UBND xã; ông Kiều Quốc Trung - Công chức văn hóa xã hội; ông Bùi Mạnh Huy - Đảng ủy viên, Trưởng công an xã cùng quý vị lãnh đạo đại diện cho các cơ quan ban ngành sở tại đã về tham dự buổi lễ.

Chùa Kim Long là ngôi cổ tự lâu đời, có lịch sử ra đời gắn liền với lịch sử làng Phú Đa. Tuy nhiên, nhiều thế kỷ qua ngôi chùa không có người kế đăng, trụ trì. Cho đến năm 2010, nhân duyên hòa hợp đầy đủ, người dân có tâm nguyện thỉnh Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm về trụ trì, năm 2018 do công việc đa đoan nên Hòa thượng giao cho Đại đức Thích Quảng Phú thay ngài trụ trì Chùa Kim Long phục vụ tín ngưỡng tâm linh, hướng dẫn bà con Phật tử tu tập.

Ngôi chùa Kim Long lúc này, chỉ có ngôi Tam Bảo đơn sơ và nhà Mẫu được làm bằng các chất liệu tạm bợ, cơ sở vật chất hạ tầng, điều kiện sinh hoạt cơ bản đều không có; hệ thống đường điện, đường đi lối lại hết sức khó khăn. 

Sau khi tiếp quản ngôi vị trụ trì, được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương, sự trợ duyên của nhân dân tín đồ Phật tử, Đại đức Thích Quảng Phú đã  từng bước trùng tu xây dựng các hạng mục công trình: Ngôi Giảng đường, Khu Tăng xá, khu bếp, xây tường bao và các công trình phụ trợ…. kinh phí lên đến nhiều tỷ đồng.

Tuy nhiên một trong những công trình trọng điểm là ngôi Tam Bảo, nhà Thờ Tổ, nhà thờ Mẫu vẫn chưa được trùng tu xây dựng, đây là niềm mong muốn của bà con nhân dân địa phương và Phật tử thập phương về đây tu học, cũng chính là tâm nguyện của Thầy trụ trì và chính quyền cơ sở. Đứng trước nhu cầu cấp thiết đó, Thầy trụ trì cùng với chính quyền địa phương và nhân dân đã lên kế hoạch kiến thiết xây dựng chùa Kim Long.

Theo đó, kiến trúc đi theo lộ trình: Tiền Phật hậu Tổ, nội công ngoại quốc. Nhà thờ Tổ thiết kế hình chữ nhất, gồm 7 gian. Ngôi Tam Bảo thiết kế hình chữ công, gồm 7 gian tiền đường, 2 gian ống muống và 3 gian hậu cung. Mái đao, chồng diêm, lợp ngói mũi hài, tường xây gạch, móng bê tông cốt thép. Kiến trúc bên trong dựa trên nền tảng kiến trúc theo lối chùa cổ như: Lộng, tàn, chồng rường, kẻ truyền, đấu sen, thượng chồng rường con nhị - hạ rường nách ván hiên, giá chiêng kẻ suốt, câu đối hoành phi.... đều được làm bằng chất liệu gỗ.

Sự kiện này là một sự kiện tương đối trọng đại với làng Phú Đa. Nó không chỉ đánh dấu bước ngoặt về đời sống văn hóa, đạo đức, tâm linh, mà còn biểu đạt tính kế thừa truyền thống lịch sử; thể hiện sự quan tâm cao nhất của toàn dân đến các công việc đình chùa.

Ban đạo từ tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã cùng đại chúng ôn lại kỷ niệm cách đây 13 năm, có 3 điều khiến Hòa thượng cảm thấy nhân duyên đã hội đủ và nhận lời về trụ trì ngôi chùa này.  

Điều thứ nhất chính là yếu tố lịch sử. Ở nơi đây nằm trên địa thế một con rồng đang ngậm viên ngọc vô cùng đẹp. Hơn nữa, chùa lại ngay cạnh núi Nứa và chùa Tây Phương. Núi Nứa chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu trú và hoạt động cách mạng. còn chùa Tây Phương lại chính là điểm danh thắng, di tích quốc gia đặc biệt, mang nguyện lớn nhất của mỗi người Phật tử, đó chính là tu học nguyện được vãng sinh Tây Phương cực lạc.

Điều thứ hai chính là phong tục tập quán. Mặc dù xã Cần Kiệm tồn tại hai tôn giáo, nhưng rất đoàn kết hòa hợp với nhau. Người dân vốn thuần nông, biết giữ gìn những văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Thời điểm đó, Phật giáo huyện Thạch Thất do Ni sư Thích Đàm Thủy là Trưởng BTS, rất ân cần tạo điều kiện giúp đỡ và cùng Phật giáo Hà Nội mời Hòa thượng về trụ trì. Đó chính là điều thứ ba Hòa thượng cảm nhận được.

Đặc biệt, Hòa thượng cũng chia sẻ về sự thiêng liêng nhiệm màu của Phật pháp. Năm 2011, chùa Kim Long chưa có nguồn nước, Hòa thượng đã lên Đại Hùng Bảo Điện lễ Phật cầu xin Tam Bảo gia hộ cho sớm tìm được nguồn nước. Đồng thời, Hòa thượng nói với những người dân ở đó lấy một ít đất ở một góc bất kì trong chùa, sau đó Hòa thượng lên lạy Tam Bảo và nguyện rằng "Nếu nơi đây có thể thuận duyên cho con hành đạo, trở thành một ngôi già lam tố hảo để hướng dẫn Phật tử tu tập, thì xin các Ngài ứng điềm lành cho con đào được Giếng nước". Tiếp đó, Hòa thượng cho nhân dân đào ở chính chỗ họ lấy đất, và chỉ mới đào 7 mét là có nước. Khi ấy, nhân dân tiếp tục hỏi "Bạch Hòa thượng, nên đào thêm bao nhiêu mét nữa ạ?". Hòa thượng nghĩ tới Bảo Tháp Báo Ân cao 13 tầng tại chùa Bằng mà mình đang trụ trì, bèn đáp lại là đào 13 mét nữa. Và Giếng nước của chùa có từ lúc ấy.

Sau này, Hòa thượng trao quyền trụ trì lại cho đệ tử là Đại đức Thích Quảng Phú. Nhưng Hòa thượng luôn căn dặn Đại đức và nhân dân phải giữ lại giếng nước ấy, vì đó là lời nguyện của Hòa thượng với ngôi chùa.

Hòa thượng chia sẻ "Giếng nước tới nay vẫn còn. Và hôm nay, chùa đã làm lễ động thổ. Điều đó nói lên rằng hoa đến ngày sẽ nở, duyên đến ngày sẽ kết, gieo hạt đến ngày sẽ nảy mầm đơm hoa kết trái. Tôi rất vui khi chính quyền, nhân dân địa phương và Đại đức trụ trì đã đồng lòng, chung tay xây dựng chùa cảnh ngày càng trang nghiêm".

Hòa thượng mong rằng đại chúng hãy cùng đồng tâm, đồng lòng chăm lo cho ngôi chùa, bởi "Mái chùa che chở hồn dân tộc - Nếp sống muôn đời của Tổ tông". Trong thời gian tới, hi vọng ngôi chùa Kim Long sẽ là nơi quy ngưỡng tâm linh cho đông đảo nhân dân Phật tử về đây tu học, góp phần phát triển Phật giáo ngày càng vững mạnh trong lòng dân tộc.

Trước khi kết thúc buổi lễ, chư tôn đức cùng đại diện chính quyền và Phật tử đã cử hành nghi lễ trì chú, niêm hương bạch Phật và xúc những xẻng cát đầu tiên, chính thức động thổ xây dựng chùa Kim Long trong không khí hoan hỷ, ấm tình đạo vị.

 

Diệu Tường

Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Tấm lòng của Cỏ

Trong Ngày hội Tình nguyện quốc gia vừa rồi, Long An có 2 cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen. Trong đó, có Đại đức Thích An Nhất - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cỏ Bốn Lá (Cỏ) - tập thể được khen thưởng nhiều lần trước đó.

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online