Hà Nội: Ngày tu an lạc tháng ba năm Quý Mão tại chùa Bằng

PSO - Sáng ngày 28/4/2023, nhằm ngày mùng 09 tháng 3 năm Quý Mão, tại chùa Bằng - Linh Tiên tự (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã tổ chức ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng với sự tham dự của đông đảo Phật tử gần xa.

Đúng 7h30, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN đã làm lễ niêm hương bạch Phật, yết Tổ và đăng đàn truyền giới cho các hành giả tu tập Bát Quan Trai giới trong ngày tu này.

Tiếp theo, Thượng tọa Thích Giác Hiệp - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Phật giáo Quốc tế TƯ, Ủy viên thường trực Ban Hoằng pháp TƯ đã có buổi chia sẻ pháp thoại tới các Phật tử về chủ đề "Các trạng thái tâm lý tiêu cực, phiền não". Thượng tọa chia sẻ: "Lời dạy của Đức Phật liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, nếu nhìn từ góc độ triết học, Phật giáo có nền triết học cao siêu, triết học Bát-nhã, Tính không…nếu nhìn từ góc độ đạo đức học thì lời dạy của Đức Phật có nhiều yếu tố đạo đức, tiêu chuẩn đạo đức làm sơ sở để hoàn thiện mỗi cá nhân, nếu nhìn từ lĩnh vực tâm lý học, lời dạy của Đức Phật phân tích giải thích các trạng thái tâm lý của con người rất chi tiết, những trạng thái tâm lý tiêu cực, như: tham, sân, si…để chế ngự, những trạng thái tâm lý tích cực, như: tín, tấn, niệm, định, tuệ, để phát triển. Nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng đã đánh giá cao sự phân tích tâm lý của một số trường phái Phật giáo. Tâm phiền não gây khổ đau, bức não hữu tình, cần hiểu rõ sự vận hành, sự nguy hiểm của chúng để áp dụng các phương pháp đoạn trừ. Trong cuộc sống có những việc xảy ra như ý mình mong đợi, thế nhưng cũng có nhiều điều xảy ra bất như ý. Những gì xảy ra như mong đợi thì mừng vui, những gì diễn ra không như mong muốn thì chúng ta không hài lòng, tâm sinh buồn giận, bực tức. Chúng ta vui khi gặp việc vừa ý, chúng ta khổ đau bực bội khi gặp những việc không như ý".

Thượng tọa đã trích dẫn trong Kinh nói: “Ba nghiệp tham, sân, si làm cho chúng sinh đọa lạc trong ba đường: địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, chịu khổ vô cùng. Nếu được làm người cũng phải chịu những ác báo phiền não: nghèo nàn, túng thiếu, côi cút, lại thêm tính nết hung hăng, càn bướng, ngu độn, không biết phải quấy”. Từ đây, Thượng tọa minh chứng cho đại chúng thấy những tác hại của việc khởi tâm sân giận dựa trên khoa học và cả luật nhân quả. Qua đó, Thượng tọa sách tấn các hành giả tu tập cần tu hạnh nhẫn nhục, kham nhẫn để chế ngự tâm sân. Phải noi gương Đức Thế Tôn với tâm kham nhẫn đại từ đại bi đã vượt qua mọi chướng ngại trong cuộc đời hành đạo của Ngài. 

Tác phẩm Nhập Bồ-tát hạnh (Bodhicaryāvatāra) của ngài Tịch Thiên (Santideva) đã đề cập rất nhiều đến sự nguy hại của lòng sân hận và sự cao quý của tâm nhẫn nhục:

Thiện hành tích lũy ngàn năm, Một giây nóng giận tiêu tan tức thì. Ác nào sánh kịp sân si. Hạnh tu nhẫn nhục không gì quý hơn (TN Trí Hải dịch).

Tu quán vô thường để đoạn trừ sân. Vô thường là sự thay đối, biến đổi không ngừng của mọi sự, mọi việc trong thế giới này, từ tâm lý đến vật lý, có đó rồi không đó các pháp không tồn tại lâu dài.

Khi ai vô cớ hại mình, Hãy nên xem đấy duyên sinh, vô thường. Duyên kia có hợp có tan, Ta nên hoan hỉ dễ dàng bỏ qua (TN Trí Hải dịch).

Ngoài ra còn có các tu tập khác, như: tu tập tâm từ, bi, hỉ, xả để chế ngự sân.

Kinh Trung bộ số 20, kinh An trú tầm, Đức Phật có dạy 5 pháp nhiếp phục chế ngự tâm tham, sân, si:

  • Khi các tâm tiêu cực, như: tâm tham, sân hay si khởi lên thì nên chú tâm đến một điều thiện để xua tan suy nghĩ tiêu cực. Một ý nghĩ từ bi thay cho một ý nghĩ hận thù. Ví dụ khi một ai đó làm cho chúng ta giận, thay vì nghĩ đến những điều họ khiến mình giận, tổn thương hãy nghĩ nhớ đến những điều tốt họ làm cho mình và cho người khác.
  • Hãy nghĩ đến nguy hại của tham, sân, si. Hãy nghĩ rằng đây là tâm bất thiện, sai lầm, đem lại hậu quả khổ đau. Chính chúng đưa đẩy chúng ta vào các cảnh giới dữ, bất an, ác thú, đọa xứ.
  • Hãy quên và đừng quan tâm đến, để cho tâm thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực.
  • Chú tâm đến các dòng suy tư, hành động của mình.
  • Tất cả các phương pháp trên đều thất bại không thể chế ngự được tham, sân, si thì hãy vận dụng sức mạnh của ý chí, hãy nỗ lực mạnh mẽ nhiếp phục, kiềm chế và làm chủ tâm.

Phải hiểu rõ việc làm của mình, mình đúng hay sai. Khi bị ai đó gây bức não, nói lời không hay, phê bình, góp ý, chúng ta phải sáng suốt xét xem mình có lỗi hay không. Nếu có lỗi thì những lời của người đối diện là góp ý xây dựng, mình sửa đổi để hoàn thiện, không có gì phải nổi sân.

Đạo Phật là một tôn giáo hòa bình, với chủ trương không thể giải quyết hận thù bằng hận thù mà chỉ có từ bi mới diệt được hận thù:

"Hận thù diệt hận thù,

Đời này không có được

Từ Bi diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu." (PC.5)

Để hiểm rõ hơn quan điểm này đọc thêm nội dung Kinh Trường Thọ Vương, Kinh Trung A Hàm, nói về sự nhiếp phục kẻ thù bằng tâm từ bi.

Trong cuộc sống chúng ta gặp biết bao nhiêu điều trái ý, không vừa lòng nếu mỗi việc như vậy chúng ta chấp trước, không buông xả thì cả ngày chúng ta luôn khổ đau không tự tại. Nhập Bồ-tát hạnh của ngài Tịch Thiên, nêu:

Hận thù nếu cứ ôm giữ mãi

Chẳng bao giờ tìm thấy an vui

Còn đâu hạnh phúc thảnh thơi

Bỏ ăn mất ngủ, trọn đời bất an (TN Trí Hải dịch).

Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Thượng tọa Giảng sư, các hành giả tiếp tục bước vào thời khóa trì tụng Kinh Phổ Môn cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Buổi trưa, đại chúng thực hiện nghi thức cúng Quá Đường, dùng cơm chay trong chính niệm, tỉnh thức.

Đầu giờ chiều, dưới sự chủ lễ của Hòa thượng trụ trì cùng chư Tôn đức Tăng bản tự, toàn thể đại chúng đã trang nghiêm thành kính trì tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa quyển thứ tư, khép lại ngày tu bát quan trai tràn đầy hỷ lạc.

Diệu Tường

Download Android Download iOS
TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online