Hà Nội: Phật tử chùa Kim Long vui đón xuân Canh Tý

Sáng ngày mùng 2 tết năm Canh Tý, tức ngày 26 tháng 01 năm 2020, đông đảo Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa chùa Kim Long đã vân tập về chùa Kim Long - thôn Phú Đa - xã Cần Kiệm - huyện Thạch Thất - Hà Nội để tụng kinh đầu năm mới và khánh tuế Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm.

Chùa Kim Long chính là ngôi chùa Hòa thượng về trụ trì từ năm 2011 sau nhiều lần được nhân dân địa phương hết lòng cầu thỉnh. Đến năm 2018, do Phật sự đa đoan, Hòa thượng đã trao lại cho Đại đức Thích Quảng Phú trụ trì và chăm nom chùa cảnh, hướng dẫn Phật tử địa phương tu tập.
Tuy nhiên, với tình thương và những kỉ niệm gắn bó với người dân nơi đây, suốt từ năm 2011 tới nay, đã trở thành thông lệ, mùng 2 Tết năm nào Hòa thượng cũng trở về chùa Kim Long để lễ Phật, bái Tổ và gặp mặt đầu xuân với nhân dân Phật tử thôn Phú Đa – xã Cần Kiệm – huyện Thạch Thất. 
Đối với người Việt, đầu năm mới luôn phải chọn ngày đẹp và hướng đẹp để xuất hành, nhằm cầu mong một năm thuận lợi, suôn sẻ và may mắn. Với riêng Hòa thượng, năm nào ngày Thầy xuất hành cũng là ngày mùng 2 Tết và hướng xuất hành chính là hướng về ngôi chùa Kim Long – nơi có những người dân cần kiệm, hiền lành, dân dã và tín kính Phật pháp luôn mong ngóng. 
Trong dịp gặp mặt đầu xuân Canh Tý này, Hòa thượng bày tỏ niềm hoan hỷ khi lần này được trở về chùa Kim Long và được gặp các Phật tử, đầy đủ mọi tầng lớp già trẻ, nam nữ. Điều đó nói lên sự thịnh vượng, tín tâm với Tam Bảo của nhân dân địa phương nơi đây. Hòa thượng chia sẻ "Chùa Kim Long chúng ta tọa ở đúng viên ngọc trong miệng con rồng, cả quả núi này đúng như đầu một con rồng và chùa tọa ở trên miệng con rồng, trước lưỡi con rồng đang hút nước ở dưới ao. Địa thế của ngôi chùa này có nhân duyên đặc biệt là cạnh hai ngôi chùa của Phật giáo đó là chùa Tây Phương và chùa Cực Lạc. Danh từ Tây Phương và Cực Lạc do ông cha ta đặt tên để chúng ta biết hướng tâm về giáo lý Tịnh độ, tin về Đức Phật A Di Đà ở thế giới Phương Tây, để từ đó khuyên con cháu đời hiện tại tạo nhân lành tốt, tu nhân tích đức, ăn ngay ở thẳng, sống chân thật làm việc thiện, biết tu Phật, niệm Phật, biết tin nhân quả thì sau khi hết báo thân này thần thức sẽ được sinh về cõi Tây phương Cực lạc. Bên cạnh đó, chùa Kim Long có một di tích cách mạng ở trong địa phương của chúng ta từ thời kháng chiến chống Pháp, do đó nâng tầm quan trọng của chùa Kim Long".
Qua đó, Hòa thượng đã giảng cho đại chúng hiểu hơn về văn hóa lễ chùa đầu năm, vốn là một nét đẹp của cha ông ta từ hàng nghìn năm nay. Theo Hòa thượng: "Thời quân chủ, trong dịp du xuân các bậc đế vương thưởng ngoạn cảnh đẹp của đất trời quê hương thì các bậc vua chúa cũng đều đến chùa thắp hương lễ Phật. Khi đất nước Việt Nam thành lập, hình thành đất nước Việt Nam dân chủ thì các vị lãnh đạo đất nước cũng đến chùa thắp hương, lễ Phật với mục đích cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc. Nét đẹp truyền thống đi lễ chùa cho ta thấy rằng điều đó đã tồn tại lâu đời. Ở miền bắc và đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ, làng nào dù lớn hay nhỏ, dù trù phú hay kinh tế khó khăn thì Tổ tiên đều dựng một ngôi chùa, ngôi chùa đó nằm ở trên thế đất đẹp trong làng, nhằm mục đích cho mọi người cùng nhau quy tụ về ngôi chùa. Mỗi một làng có nhiều họ tộc khác nhau, các họ có các nhà thờ, từ đường, ngôi mộ tổ khác nhau. Nhưng ngôi từ đường chung nhất của làng là ngôi chùa, mộ tổ chung nhất của làng là ngôi chùa. Dù ai đi đâu làm gì, thành đạt ở nơi khác nhưng cũng đều nhớ về quê cha đất tổ. Hàng năm, trong dịp lễ tết hay những dịp húy kỵ thì đều về quê hương và lên chùa lễ Phật. Ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay có một ngôi chùa Hình Thiện ở Nam Định có nét đẹp truyền thống là tất cả con cháu dù đi làm ăn ở phương xa thì khi trở về quê cha đất tổ cũng về chùa lễ Phật, lễ Tổ tiên rồi lúc đó mới về gia đình của mình. Đây là nét đẹp nhất thể hiện lòng tôn kính Phật. Việc đi chùa đã tạo ra sự ảnh hưởng đến lòng dân và càng ngày, nét đẹp đó càng nhân rộng. Về chùa lễ Phật để cầu bình an cho gia đình, cho quốc gia. Về chùa để ngắm các công trình kiến trúc nghệ thuật mà Tổ tiên ta cho đến các vị Tăng Ni hiện tại xây dựng trùng tu và giữ gìn. Trong những ngày đầu xuân đi chùa lễ Phật, như Đại sư Trí Hải đã dạy “tới cổng từ bi lòng trần nhẹ bẫng, bước lên đường giác gót ngọc thênh thang ”. Bao nhiêu muộn phiền, đau khổ, cơm áo gạo tiền, công việc... các vị hãy gác lại để mang một tâm hồn thanh thản khi bước vào chùa. Đừng có sân hận, phiền não. Quý vị vào chùa đầu năm trước Phật đài lễ 3 lễ. Lễ Phật - Người đưa đường chỉ lối cho con, lễ Pháp - con nguyện theo lời dạy của đức Phật, lễ Tăng - lễ các vị tu sĩ, bậc thầy thay Phật duy trì truyền bá chính pháp, lễ tăng trong đó lễ cả chư Tổ trong quá khứ và tăng là hiện tại, truyền nhau duy trì chính pháp. Tổ tiên đã dạy “lên chùa lễ Phật nghe thầy giảng kinh". Học kinh rồi phải biết tôn kính những lời Phật dạy, đó là “làm tất cả các việc thiện, tránh tất cả các việc ác, giữ thân tâm an lạc”. Bên cạnh đó chúng ta phát huy tinh thần Tổ tiên đã dạy, đi chùa lễ Phật chính là một nét đẹp văn hóa. Hãy đi đến các ngôi chùa để ngắm cảnh thì chúng ta sẽ thấy mỗi một chùa đều có cảnh đẹp khác nhau, đều có sự giải thoát mà nếu cảm nhận được thì chắc chắn sẽ có sự bình an, an lạc ngay từ ngày đầu năm, từ đó sẽ có năng lượng cho cả năm. Chùa không phải của người già hay trẻ, không phải của nam hay của nữ mà là của tất cả mọi người. Cửa Phật rộng mở đón khách từ tất cả mọi nơi, vì vậy sau khi thắp hương ông bà Tổ tiên, các vị hãy cho gia đình mình trở về chùa lễ Phật. Chúng ta hãy dạy con cháu đến chùa bỏ tiền vào hòm công đức để các cháu biết cúng dàng và tạo duyên lành với Tam Bảo".
Cuối cùng, sau khi chúc mừng năm mới tới toàn thể đại chúng, Hòa thượng mong rằng quý Phật tử "Hãy nhớ rằng đến chùa lễ Phật với tâm thật thảnh thơi không não phiền, bằng tâm an trú nhất mà cầu nguyện thì chính chúng ta đã tự cầu bình an cho bản thân; khi tâm bình là thế giới bình, tâm an thế giới an".
Nhân dịp đầu xuân năm mới, Hòa thượng cũng đã tặng cho mỗi Phật tử một câu Kinh Pháp Cú để hàng Phật tử lấy câu Kinh đó làm phương châm tu tập trong năm mới, giúp cuộc sống luôn được an lạc, thảnh thơi, hạnh phúc.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:
Diệu Tường

             
Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online