Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Phật giáo thời Nhà Mạc” tại Từ Đường họ Mạc

PSO - Sáng ngày 07/10/2020 (nhằm ngày 21/08 Canh Tý), Ban Trị sự GHPGVN TP. Hải Phòng phối hợp cùng Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hải Phòng long trọng tổ chức Hội thảo khoa học "Phật giáo thời nhà Mạc” nhân kỷ niệm 479 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung (22/8/1541 - 22/8/2020) tại Từ đường họ Mạc Cổ Trai (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng).

Quang lâm chứng minh Hội thảo có: HT. TS Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP. Hải Phòng, Chủ tọa kiêm Trưởng BTC Hội thảo; HT. TS Thích Thanh Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học, HVPGVN tại Hà Nội; GS. TS Lê Mạnh Thát - Phó viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM; HT. Thích Thanh Giác - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Hoằng pháp TƯ, Phó trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN TP. Hải Phòng; HT. Thích Đồng Bổn - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, cùng chư Tôn đức các ban ngành viện TƯ, chư Tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử TP. Hải Phòng và một số tỉnh thành phố trên cả nước đồng về tham dự.

Về phía chính quyền và khách mời có: TS. Hoàng Văn Kể - Nguyên Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP. Hải Phòng; ông Dương Ngọc Anh - Trưởng ban Tôn giáo TP. Hải Phòng; TS. Khoa học Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, Đại biểu Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam; PGS. TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà sử học, học giả, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, quý vị đại biểu các tỉnh thành trên cả nước đồng tham dự.

Trước khi diễn ra Hội thảo khoa học “Phật giáo thời nhà Mạc”, chư Tôn đức Tăng Ni, Thành viên ban Chủ tọa Hội thảo đã làm lễ dâng hương và lễ phóng sinh tại từ đường họ Mạc trong không khí trang nghiêm thành kính nhân kỷ niệm 479 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, HT. Thích Quảng Tùng - Chủ tọa đã khẳng định Phật giáo dưới thời nhà Mạc đã kế thừa các thời đại trước, tiếp tục phát triển, thấm sâu vào cộng đồng xã hội có những nét đặc trưng riêng. Để làm rõ hơn đặc trưng của Phật giáo thời nhà Mạc, GHPGVN thành phố Hải Phòng đã kết hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng kết nối cùng tổ chức Hội thảo khoa học “Phật giáo thời nhà Mạc”.

HT. Thích Quảng Tùng, phát biểu khai mạc

Hội thảo lần này cũng là dịp để chư Tôn Thiền đức, các nhà khoa học, học giả chia sẻ, công bố những nghiên cứu mới thời nhà Mạc. Nội dung hội thảo và các ý kiến phát biểu tại hội thảo sẽ được tổng hợp, biên soạn thành tư liệu khoa học, lịch sử, phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống trong và ngoài Giáo hội, hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tâm linh và phát triển kinh tế xã hội. Thông qua hội thảo sẽ đề xuất, khuyến nghị các giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa lịch sử của Phật giáo dưới thời nhà Mạc.

TS. Hoàng Văn Kể báo cáo đề dẫn Hội thảo

Tại Hội thảo, TS. Hoàng Văn Kể - Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP. Hải Phòng đã báo cáo đề dẫn Hội thảo. Theo đó, hội thảo lần này đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt không chỉ của chư Tôn Thiền đức Tăng Ni, các nhà khoa học, học giả, các nhà nghiên cứu trong Giáo hội ở cả 3 miền đất nước, đồng thời còn có sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu, các học giả, nhà khoa học từ Trung ương đến các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ, các cấp, ban ngành ở TP. Hải Phòng.

Đến trước ngày tổ chức Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được 45 báo cáo tham luận khoa học không chỉ của các nhà nghiên cứu, học giả, các nhà khoa học khắp mọi miền đất nước, mà còn tiếp nhận được rất nhiều bài của chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni được Ban Tổ chức đánh giá cao như: HT. TS Thích Thanh Nhiễu; HT. TS Thích Gia Quang; HT. TS Thích Thanh Đạt; HT. Thích Đồng Bổn; HT. Thích Thanh Giác; GS. TS Lê Mạnh Thát; TT. Thích Đức Thiện… Đây chính là tín hiệu rất lạc quan báo hiệu sự thành công của Hội thảo.

Trong buổi sáng, do thời gian không cho phép nên BTC Hội thảo đã chọn ra 6 bài tham luận trong tổng số 45 bài tham luận gửi về, để các học giả, các nhà nghiên cứu trình bày trước Hội thảo. Đó là các bài nghiên cứu của HT. TS Thích Thanh Đạt; GS.TS Lê Mạnh Thát; HT. Thích Đồng Bổn; GS.TS Đinh Khắc Thuân; ông Đỗ Xuân Trung - Phó Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng và ông Vũ Quốc Tế - Phó Chủ tịch Hội đồng Vũ - Võ Hải Phòng.

PGS TS. Chu Văn Tuấn, phát biểu tổng kết Hội thảo

Trước khi kết thúc Hội thảo, PGS. TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam đã phát biểu tổng kết Hội thảo. Tựu trung lại Hội thảo, thông qua các bài tham luận bao gồm một số điểm sau: Đặc trưng của Phật giáo thời nhà Mạc; Các ngôi chùa thời Mạc rất khác với các thời khác về vấn đề văn hóa tín ngưỡng tôn giáo tạo nên các nét đặc sắc về Tôn giáo dưới thời Mạc.

Trong thời Mạc có chế độ cúng ruộng cho chùa và trở thành tài sản của chùa để phục vụ tín ngưỡng Tôn giáo. Có rất nhiều nhân vật Phật giáo trong thời nhà Mạc có cả các vị vua, quan, Thái hoàng Thái hậu, Công chúa… đều rất sùng bái đạo Phật, đóng góp rất nhiều cho việc phụng dựng chùa chiền như: Thái Tổ Mạc Đăng Dung, Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, Mạc Cảnh Huống, Mạc Thị Giang… Di sản văn hóa thời Mạc có phong cách riêng khác với các thời đại khác, vai trò của Phật giáo dưới thời nhà Mạc…Hội thảo cũng là dịp để khẳng định tính chính danh, vị trí, được ghi nhận trong chính sử đối với Vương triều Mạc.

Ngoài ra, hội thảo còn giúp cho các đại biểu biết thêm được về chính sách, hoạt động của triều Mạc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, Phật giáo thời nhà Mạc. PGS TS. Chu Văn Tuấn cũng khẳng định, đây là hội thảo có quy mô lớn nhất về Phật giáo thời Mạc. Thông qua Hội thảo, đã đề ra các kiến nghị, đề xuất cho việc nghiên cứu, bảo tồn giá trị của Phật giáo thời Mạc.

Hội thảo đã kết thúc trong không khí hoan hỷ, để lại rất nhiều dấn ấn tốt đẹp trong lòng chư Tôn đức Hòa thượng, chư Thượng tọa, chư Đại đức Tăng Ni, các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học, các vị đại biểu trên cả nước khi về tham dự hội thảo.

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

Niệm Phật cầu gia bị

Chào Quốc Kỳ, Đạo kỳ

Đại biểu Ban Tôn giáo và chư Tôn đức Tăng Ni tham dự hội thảo

HT. TS Thích Thanh Đạt trình bày tham luận tại hội thảo

GS. TS Lê Mạnh Thát phát biểu tham luận

HT. Thích Đồng Bổn phát biểu tham luận tại Hội thảo

GS. Đinh Khắc Thuân phát biểu tham luận

Đại biểu phát biểu, thảo luận tại Hội thảo

Thành Trung

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online