07/06/2018 14:09

Hồi sinh về liên hệ lịch sử Phật giáo giữa Pakistan, Sri Lanka và Nepal

Ngày nay, hình ảnh sống động mạnh mẽ của Phật giáo tại Pakistan đã chìm lắng. Tuy nhiên, hy vọng rằng Phật giáo có thể mở ra cánh cửa mới tươi sáng cho quá khứ với bản sắc và bề dày truyền thống, cũng như trở thành một kênh để củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia Phật giáo.

Quan hệ khu vực Nam Á thường được thấy qua các lăng kính quan hệ Ấn Độ-Pakistan hoặc Ấn Độ-Nepal. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi sự ảnh hưởng lớn từ ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo của Ấn Độ lan tỏa rộng khắp trên toàn bộ khu vực.

Ảnh hưởng này bao trùm cả ngoại giao Phật giáo, với nhiều sự chú ý đến các phong trào của Ấn Độ liên quan đến chính trị và quan hệ của người Dalits (tầng lớp tiện dân) với các quốc gia Đông Á.

Hồi sinh về liên hệ lịch sử Phật giáo giữa Pakistan, Sri Lanka và Nepal

 Di sản Nghệ thuật Phật giáo Gandhāra (乾陀羅-Càn Đà la), một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Ngày xưa Càn Đà la là một trung tâm văn hóa nghệ thuật Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 1, 2, Phật giáo Đại thừa bắt đầu xuất hiện và bản địa hóa tại đây. Ngày nay các Đạo tràng Phật giáo không còn bao nhiêu dấu tích vì bị phá hủy vào thế kỷ thứ 5. Theo ký sự của Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang (599-664) thì đạo Phật tại đây đã bị hủy diệt vào khoảng thế kỷ thứ 7. Ảnh: Pinterest

Ngày 30/04/2018, Đại lễ Vesak, kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại cuộc đời đức Phật: Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, Đại sứ Nepal tại Pakistan Sewa Lamsal Adhikari đã tổ chức chuyến hành hương hòa bình tại Công viên Fatima Jinnah xanh tươi của Islamabad, thủ đô Pakistan với ông Sheikh Ansar Aziz, Thị trưởng của thủ đô Islamabad.

Các nhà ngoại giao và các thành viên khác của xã hội dân sự đã tham dự chuyến hành hương hòa bình. Đại sứ Nepal tại Pakistan Sewa Lamsal Adhikari chia sẻ: Nhiệm vụ hòa bình là một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại cơ bản của Nepal. Trong khi đó, ông Sheikh Ansar Aziz, Thị trưởng của thủ đô Islamabad lưu ý rằng cộng đồng ngoại giao giữa hai quốc gia Pakistan-Sri Lanka có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thủ đô Islamabad, Pakistan.

Và sự kiện gây ngạc nhiên đối với nhiều giới quan sát đó là Đại lễ Vesak PL.2562 được cử hành tại Islamabad thủ đô Pakistan của vùng trung tâm Hồi giáo của Nam Á. Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan long trọng tổ chức Quốc lễ Vesak PL.2560 chính thức vào tháng 05/2016. Họ tổ chức Quốc lễ Vesak tại Islamabad thủ đô Pakistan và viếng thăm di tích Phật giáo Taxila, một trong những khu di tích khảo cổ học nổi tiếng nhất trên thế giới, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Thành phố có lịch sử từ thời kỳ Gandhara và chứa những tàn tích của thành phố Gandhāran Takṣaśilā, là một trung tâm quan trọng của Hindu và Phật giáo. Trong một chuyến viếng thăm chính thức vào tháng 01/2016, cựu Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Pakistan Nawaz Sharif đã viếng thăm ngôi già lam cổ tự Phật giáo linh thiêng nhất ở Sri Lanka, Thánh địa Phật giáo ở quận Kandy.

Năm 2017, lần đầu tiên giới quan chức Chính phủ Pakistan đã tham gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 14 tại thủ đô Colombo, Sri Lanka. Chính phủ Pakistan đã gửi hai Xá lợi di tích ngọc cốt của đức Phật đến Sri Lanka trong một di vật bằng vàng, tất cả đều từ một bộ sưu tập tại Bảo tàng Taxila của Pakistan. Những báu vật vô giá này được trưng bày trong một loạt các cuộc triển lãm tại các ngôi Già lam cổ tự Phật giáo trên khắp Đảo quốc Phật giáo Sri Lanka.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan đã đưa ra những nỗ lực khiêm tốn nhưng nhất quán để ôn lại quá khứ thời vàng son của Phật giáo, tiền Hồi giáo cổ xưa như là một thành phần quan trọng của sự tái sinh quốc gia. Quốc gia này đã có động thái thân thiện để tiếp cận với các quốc gia có dân số Phật giáo lớn, bao gồm Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka và Thái Lan.

 

Đoàn đại biểu Sri Lanka tại Bảo tàng Taxila. Ảnh: ft.lk

Phật giáo đã từng là tôn giáo ảnh hưởng lớn và là Quốc giáo trong toàn khu vực được biết đến ngày nay là Pakistan. Văn hóa Phật giáo phát triển từ thế kỷ thứ 2 trước kỷ nguyên Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 10 Tây lịch. Gandhāra (乾陀羅-Càn Đà la) đặc biệt nổi tiếng vì đã tiên phong một trong những trường phái đầu tiên của nghệ thuật Phật giáo.

Ngày nay, hình ảnh sống động mạnh mẽ của Phật giáo tại Pakistan đã chìm lắng. Tuy nhiên, hy vọng rằng Phật giáo có thể mở ra cánh cửa mới tươi sáng cho quá khứ với bản sắc và bề dày truyền thống, cũng như trở thành một kênh để củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia Phật giáo.

Vân Tuyền (Nguồn: Phật môn Trung văn Online)

(Nguồn: www.phatgiao.org.vn)

Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Tấm lòng của Cỏ

Trong Ngày hội Tình nguyện quốc gia vừa rồi, Long An có 2 cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen. Trong đó, có Đại đức Thích An Nhất - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cỏ Bốn Lá (Cỏ) - tập thể được khen thưởng nhiều lần trước đó.

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online