HT. Thích Huệ Phước thuyết giảng chủ đề “Phạm hạnh oai nghi của Giảng sư trên pháp tòa” tại khoá Hành trang Giảng sư 4.0

PSO- Những đệ tử của Đức Phật phải biết tôn trọng, tôn kính và thực hành theo giới luật mà Đức Phật đã dạy. Nghiêm trì giới luật là vấn đề then chốt, hạnh nguyện trọn đời của người xuất gia; đòi hỏi sự hạ thủ công phu và ý thức sâu sắc để trau dồi Giới, Định, Tuệ trong đời sống tu hành phạm hạnh. Đặc biệt, trong giao tế, tiếp xúc với người khác phái, phải có chánh niệm với tâm đoạn tận với ái dục vì đó là nguyên nhân chính dẫn đến sanh tử luân hồi, tàn phá đạo bồ đề giải thoát. Mở đầu bài thuyết giảng với chủ đề “Phạm hạnh oai nghi của Giảng sư trên pháp tòa”, HT. Thích Huệ Phước – UV HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương đã ôn lại cho gần 200 chư Tăng Ni tham dự khóa Hành trang Giảng sư 4.0 trên địa chỉ học trực tuyến: trungtam.hoangphaponline.com do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức vào lúc 14h30 ngày 17/9/2021 (nhằm ngày 11/8 năm Tân Sửu).

HT. nhắc lại, muốn có phạm hạnh thì phải nghiêm trì giới luật, diệt trừ ái dục, chặn đứng luân hồi, duy trì phạm hạnh, mở cửa giải thoát như lời Phật dạy hàng tỳ kheo đệ tử khi còn tại thế; đặc biệt, trong giao tế phải giữ chánh niệm như trong Kinh Phật dạy: “…Ta là một vị Sa Môn sống trong cuộc đời bất tịnh phải như hoa Sen, sinh trưởng từ bùn nhưng không bị bùn làm nhơ uế, các thầy phải có cái nhìn viễn ly…”

Trong Kinh ví dụ lõi cây, Đức Phật cũng trình bày, phân tích rõ ràng về 5 loại phạm hạnh:

Thứ nhất là tu phạm hạnh cành lá: người xuất gia được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng nên tự mãn, khen mình chê người. Vậy là xuất gia với mục đích chưa rõ ràng.

Thứ hai là tu phạm hạnh vỏ ngoài: người xuất gia có hướng tâm đời sống phạm hạnh, có trang nghiêm tu tập, một ít giới vì thế sinh tâm kiêu mạn và dừng lại ở đây.

Thứ ba là tu phạm hạnh vỏ trong: người xuất gia có tâm định, thân khẩu ý thanh tịnh vì thế nên sân với người không thanh tịnh và dừng lại ở đây.

Thứ tư là tu phạm hạnh giác cây: người xuất gia thành tựu tri kiến nhưng vì không gặp được vị đạo sư thành tựu cao hơn nên cũng dừng lại ở đây.

Thứ năm là tu phạm hạnh lõi cây: người xuất gia thành tựu giải thoát bằng sự nỗ lực tu tập của mình, dựa theo thái độ phát tâm hay tu tập, luôn nghĩ đến mục đích xuất gia là giải thoát và lấy đó làm động lực chính trong suốt quá trình tu tập.

HT. còn dẫn chứng trong Kinh về 4 hàng Sa Môn và nhấn mạnh, đối với một Giảng sư, sứ giả của Như Lai phải làm thế nào để duy trì phạm hạnh và phải biết quan sát để khởi chánh tâm của mình. Hạn chế sự dòm ngó, để ý, giao tiếp liên hệ với người khác phái và khi đã có liên hệ giao tiếp thì phải chánh niệm tỉnh thức. Như vậy, đòi hỏi người tu sĩ, vị Giảng sư phải có cái nhìn bất tịnh về mặt trái của sắc dục; phải có ý chí, giữ gìn 6 căn, …có cái nhìn độ thoát, đặt mình trong cái nhìn của một đạo sư. Làm được như vậy, thì phạm hạnh sẽ thanh tịnh nhờ đó mà viễn ly giải thoát. Trong đó, HT. đề cập đến đời sống phạm hạnh Tăng già với 10 đức tính đặc biệt cho 10 lợi ích lớn khi xuất gia tu hành.

Thời nào chư Tăng tu học tinh tấn, luôn thanh tịnh thân – khẩu – ý, luôn phát triển đạo lực của mình, chư Tăng thanh tịnh, có đức hạnh thì hứa hẹn chánh pháp sáng chói, bền vững trong dân gian. Qua đó, để thấy rằng trách nhiệm của hàng xuất gia, đệ tử của Đức Phật, làm thế nào để nỗ lực tu hành, làm thế nào để nghiêm tòng giáo lý, làm thế nào để cho oai nghi phạm hạnh, càng ngày càng tỏa sáng thì không bao giờ chánh pháp bị suy vong.  HT. mong chư Tăng Ni huynh đệ đang tham gia khóa Hành trang Giảng sư với con đường tu học còn dài, gánh vác trách nhiệm lớn trên vai cùng tinh tấn, ý thức điều này và đây cũng là hoài bão của Đức Phật, cũng là sự trông chờ, hy vọng tin tưởng với niềm tin trọn vẹn của chư Tôn đức lãnh đạo GHPGVN, nhất là quý vị đang tham gia khóa Hành trang Giảng sư để trở thành những Giảng sư sau này, tiếp nối sự nghiệp hoằng dương Phật pháp.

Trong Kinh Pháp Cú có dạy: “Người được gọi trưởng lão trong Tăng giới không có nghĩa là người đó sống lâu trong đạo, Hạ lạp cao mà người được gọi trưởng lão là người phải có đức hạnh”. Phẩm chất thật sự của một vị Sa Môn được biểu hiện qua 2 mặt, bên ngoài là cách hành xử (ăn, nói, đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc) và bên trong sâu sắc hơn là đời sống tu hành phạm hạnh của vị ấy, khả năng ngộ đạo và tuệ giác bên trong. Khi đã có phạm hạnh thì con đường trước mắt là độ sanh.  Có hai đặc tính trong chữ phạm hạnh, một là tỏa ra bên ngoài từ nhân cách, dung mạo đoan chánh, trang nghiêm; hai là bên trong tâm hồn trong sạch, cao khiết, độ sanh. Hai điều này có mặt thì được gọi là người có phạm hạnh. Khả năng giáo hóa, đến với người một cách vô cầu mà ai được tiếp xúc sẽ cảm nhận sự an bình, từ ái và định lực sâu lắng thì đó là năng lực tỏa hương của người tu hành thành tựu phạm hạnh. Khi phạm hạnh thành tựu sâu sắc bên trong rồi thì năng lượng đời sống của người đó rất giàu có, sức mạnh tâm linh rất lớn. Lúc bấy giờ không những nuôi dưỡng chính mình mà còn nuôi dưỡng Tăng đoàn, nuôi dưỡng tín đồ.  

Bên cạnh phạm trù phạm hạnh, HT. còn đề cập đến phạm trù oai nghi. Vậy thì oai nghi là gì? Người xuất gia không thể coi nhẹ oai nghi.  Oai nghi là phép tắc hành xử mực thước của người xuất gia trong mọi sinh hoạt thường nhật theo giới luật, theo thiền quy và khuôn phép của nhà Phật. Oai nghi, chánh kiến và tịnh giới là 3 yếu tố làm nên đạo hạnh, phẩm chất của một tu sĩ Phật giáo. Mà oai nghi là điều định nên hình ảnh của vị tu sĩ. Đánh giá người tu sĩ “chiếc áo không làm nên thầy tu nhưng thầy tu không thể thiếu chiếc áo”, oai nghi đối với người tu sĩ lúc nào cũng cần, khi trong chùa, đối với mình cũng cần, đối với đại chúng cũng cần, đối với đoàn thể, xã hội cộng đồng cũng rất cần. Bởi vì Tăng Ni là biểu tượng cho đạo đức giải thoát. Do đó, hành vi của mỗi Tăng Ni không còn là chuyện cá nhân. Tội phước cũng đều từ đó mà ra.  Đặc biệt, trong thời đại 4.0 khi mọi hành vi đều có thể bị phát tán dễ dàng lên mạng xã hội nên cần phải luôn giữ gìn phẩm hạnh, oai nghi đúng giới luật mà Đức Phật dạy; phải cẩn trọng, cùng nhau nhắc nhở, sách tấn làm cho oai nghi của từng thành viên Tăng đẹp đẽ ra thì hết sức cao quý.  Người xuất gia phải sống đời phạm hạnh, gìn giữ oai nghi tế hạnh, trang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới với tất cả mọi người. Đây là khuôn vàng thước ngọc để nói lên đời sống phạm hành, oai nghi tế hạnh đối xử trong nhà Phật cũng như ngoài xã hội.  

Oai nghi gọi là điều ngự thân, khẩu, ý. Đức Phật dùng oai nghi nhiếp phục chúng sanh, khiến người kính. Làm thế nào cho mọi người có chánh tín Tam bảo. Đi đôi với oai nghi là tế hạnh, tức là tế nhị tinh tế và có đạo đức trong mọi hoạt động đời sống hàng ngày.

Trên pháp tòa là chỗ ngồi khi Giảng sư nói pháp. Khi đó Giảng sư được ví như vào trong nhà của Như Lai (có tâm từ bi rộng lớn) – Định học; mặc áo của Như lai (tâm hòa ái, bình đẳng) – Giới học; và ngồi trên tòa pháp của Như Lai (coi các pháp đều là không) – Huệ học là đạt được tam vô lậu học. Sứ giả của Như Lai trong từng sát na phải đoạn tận lậu hoặc của mình; phải như hoa Sen trong nước mà không bị nhiễm ô, thấm nước trong hồ để thành tựu được phạm hạnh Sa Môn và đăng đàn thuyết pháp. 

Thái Hà

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm 11 năm Trưởng lão Hòa thượng Thích Từ Nhơn viên tịch

Sáng 22/4 (14/3 Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trang nghiêm tưởng niệm húy nhật lần thứ 11 Trưởng lão HT.Thích Từ Nhơn, Thành viên HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, trụ trì Việt Nam Quốc Tự (quận 10).

Bến Tre: Những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Mãi yêu thương”

PSO - Nằm trong chương trình từ thiện “Mãi yêu thương”, sáng ngày 23/4/2024 (nhằm ngày 15/3 năm Giáp Thìn), TT. Thích Tuệ Hải - Phó ban Kinh tế Tài chính TƯ, Phó ban Từ thiện Xã hội TƯ, trụ trì chùa Long Hương (tỉnh Đồng Nai) đã đến xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tham dự lễ khởi công xây dựng cây cầu nối liền 2 xã (xã Long Thới - xã Lắm

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online