19/06/2018 12:44

Hưng Yên: Hội thảo Chùa Nôm, làng Nôm - Những giá trị văn hóa, lịch sử

Sáng ngày 18/06/2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Lâm phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức “Hội thảo khoa học chùa Nôm, làng Nôm - những giá trị văn hóa, lịch sử” tại chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm).

Chùa Nôm nổi tiếng xa gần không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp cổ kính, yên bình mà còn bởi những giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng độc đáo hàm chứa trong mình. Nơi đây sở hữu hơn 100 pho tượng Phật kì bí cổ nhất Việt Nam có tuổi đời hàng trăm năm. Các pho tượng Phật lớn nhỏ làm bằng đất nung, nằm rải rác khắp nơi với những kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Các bức tượng ở đây được khắc họa với những cử chỉ, nét biểu cảm trên khuôn mặt vô cùng sinh động, tinh tế gần gũi với đời thường.

Hưng Yên: Hội thảo: Chùa Nôm, làng Nôm - những giá trị văn hóa, lịch sử

Theo các nhà nghiên cứu cùng với các làng cổ ven sông Dâu, làng Nôm được hình thành từ đầu Công nguyên. Đến thế kỷ thứ XIV liên tục có các dòng họ đến đây sinh sống và trở nên đông đúc.

Ngược dòng lịch sử hàng nghìn năm về trước, làng Nôm nằm sát ngay khu vực thành cổ Luy Lâu, một thành cổ nổi tiếng phồn hoa, đô hội của xứ Giao Chỉ xưa (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Có lẽ bởi vậy, làng Nôm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trung tâm chính trị, Phật giáo, kinh tế này. Làng Nôm còn nằm trong một trung tâm đúc đồng lớn mà dân gian vẫn gọi chung với cái tên Ngũ Xá bao gồm các xã: xã Hè, Long Đình, Cầu Nôm, Đề Cầu, Đại Bái.

Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu
Hằng nghìn năm đã trôi qua, nhiều lần thay tên đổi huyện nhưng đến nay làng Nôm vẫn là một ngôi làng cổ thuần Việt có một không hai thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng còn lưu giữ được nhiều nét đẹp về di tích lịch sử văn hóa, không gian cảnh quan, kiến trúc. Nổi bật hơn cả chính là chùa Nôm - một ngôi cổ tự hội tụ nhiều nét kiến trúc truyền thống của ngôi chùa cổ, mang đậm bản sắc như vốn có.

Chùa Nôm có tên chữ là Linh Thông cổ tự, thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa nằm trong quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển làng Nôm. Đó là đình Đại Đồng thờ đức thánh Tam Giang - ông tổ của làng, một vị tướng tài ba dưới thời Hai Bà Trưng. Đó là cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng đã tồn tại mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức càng làm tôn thêm nét độc đáo dẫn tới ngôi chùa làng.

 
Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng ban Tôn giáo UB T.Ư MTTQVN phát biểu

Chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ không ai còn nhớ, chỉ biết rằng hiện chùa còn bảo lưu được hai tấm bia đá lớn đặt sau Thượng điện chùa vô cùng quý giá ghi lại quá trình trùng tu, tôn tạo ngôi chùa. Đó là, vào thời Hậu Lê, niên hiệu Chính Hòa, năm Canh Thân (1680), sau khi lên ngôi nhà vua đã cho xây dựng lại ngôi chùa này. Đến thời nhà Nguyễn, niên hiệu Thành Thái thứ 11 (1899) chùa Nôm lại được trùng tu thêm một lần nữa.

Chùa Nôm cùng với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, cầu đá, chợ Nôm, những ngôi nhà cổ, đường làng ngõ xóm đã tạo nên bức tranh hoàn hảo về một ngôi làng Việt cổ xưa.

Ông Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo phát biểu

Đến nay, phần lớn những di sản quý báu ở ngôi chùa vẫn không ngừng được bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần tôn vinh vẻ đẹp cổ kính và tạo thêm môi trường, cảnh quan thưởng thức văn hóa tâm linh cho người dân quê hương cùng du khách thập phương.

Hội thảo với 19 bài tham luận được tổ chức hôm nay thực sự là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tiếp tục nghiên cứu, đánh giá giá trị và đề xuất các giải pháp khoa học cho việc bảo tồn, quy hoạch và phát triển bền vững quần thể di tích làng Nôm, chùa Nôm xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm trong thời gian tới.

 
 Các đại biểu tham dự
 
Họa sĩ Trịnh Quang Vũ phát biểu tham luận
Các tham luận xoay quanh vấn đề: tìm hiểu giá trị của đôi câu đối Nôm; văn bia đình làng Nôm; những nét đẹp tạo hình trong các pho tượng mầu cổ ở chùa; về tên Hán tự chùa Nôm; chùa Nôm trong hệ thống di sản văn hóa tôn giáo tín ngưỡng ở làng Nôm; bia cúng hậu tại chùa; hệ thống tượng Phật tại chùa Nôm; chùa Nôm xưa và nay; tiên khám về khai sơn tổ sư và lịch đại kế đăng trụ trì chùa Nôm.  
Ông Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phát biểu kết luận hội thảo
Chủ đề và nội dung của buổi Hội thảo ngày hôm nay tuy không hoàn toàn mới lạ song đã mang lại tính thực tiễn rất cao, đặc biệt là đã đáp ứng được nguyện vọng, lòng mong mỏi của nhân dân huyện Văn Lâm nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung. Góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Tin: Anh Minh

Ảnh: Vân Quảng Tâm

(Nguồn: www.phatgiao.org.vn)

Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Tấm lòng của Cỏ

Trong Ngày hội Tình nguyện quốc gia vừa rồi, Long An có 2 cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen. Trong đó, có Đại đức Thích An Nhất - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cỏ Bốn Lá (Cỏ) - tập thể được khen thưởng nhiều lần trước đó.

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online