14/05/2018 11:50

Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc

Tứ đại Phật giáo danh sơn chỉ 4 ngọn núi thiêng của Phật giáo Trung Quốc, 4 ngọn núi này vô cùng đặc biệt vì không chỉ đẹp mà còn linh thiêng, được các tín đồ Phật giáo khắp nơi tìm đến.

Ngũ Đài Sơn - Sơn Tây

Ngũ Đài Sơn, còn gọi là Thanh Lương Sơn, nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, địa cấp thị Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc. Ngũ Hành Sơn gắn liền với Văn Thù Bồ Tát, có địa hình gồm 5 đỉnh thuôn tròn với khí hậu lạnh rét, bình quân nhiệt độ năm chỉ đạt -4 °C.
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                  (Ảnh: Baidu)
Ngũ Đài Sơn được mệnh danh là “Thanh lương thế giới” của tín đồ Phật giáo Trung Quốc. Dãy núi này nằm ở huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây. Nó là một quần thể gồm năm ngọn núi có độ cao từ 2.500 đến 3.000m trên mặt nước biển. 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                (Ảnh: Baidu)
Khu vực này là nơi chứng kiến sự phát triển của Phật giáo liên tục trong suốt hai thiên niên kỷ qua tại Trung Hoa. 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
Ảnh: Baidu 
Hiện tại, Ngũ Đài Sơn còn lưu giữ đến 146.000 pho tượng Phật cổ, 68 ngôi chùa và 150 tháp có niên đại từ thế kỷ thứ nhất theo Công lịch. Vì vậy, đây là địa danh quan trọng nhất trong Tứ đại Phật sơn.

Ngũ Hành Sơn còn lưu giữ rất nhiều bích họa và bản khắc độc đáo. Điểm độc đáo của Ngũ Đài Sơn chính là sự kết hợp giữa các dòng Phật giáo của người Hán bản địa với Phật giáo Tây Tạng và nội Mông Cổ.
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                    (Ảnh: Baidu)
Chùa Đại Hiển Thông được coi là ngôi chùa lâu đời nhất ở Ngũ Đài Sơn, được xây dựng từ đời Minh Đế thời Đông Hán (năm 58-73 Tây lịch). Từ ngôi chùa này, du khách sẽ vượt qua 108 bậc thềm đá để lên được tới đỉnh Bồ Tát. 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                  (Ảnh: Baidu)
Ngoài ra còn có chùa Nam Sơn là chùa lớn nhất đã được xây dựng từ thời nhà Nguyên, kiến trúc nơi đây được xây dựng theo kiểu cung điện với nóc điện lợp ngói lưu ly, dát vàng ngọc chói lóa. 

Nga My Sơn - Tứ Xuyên

Nga My Sơn hay Đại Quang Minh Sơn nằm ở phía trung Nam tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc. Đời xưa tới nay, Nga Mi Sơn được ca tụng bởi sở hữu vẻ đẹp khó nơi nào sánh bằng. Chính vì vậy, ngọn núi này được mệnh danh là “thế gian đệ nhất cảnh”.
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                          (Ảnh: Lazi)
Đỉnh cao nhất của Nga My Sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp Nga My Sơn được mệnh danh là "Nga My thiên hạ tú". 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                      (Ảnh: Lazi)
Nga My Sơn có tới 26 ngôi chùa, miếu đón khách tham quan; trong đó có 8 ngôi chùa, miếu tiêu biểu: chùa Báo Quốc, chùa Phục Hổ, chùa Tiên Phong, chùa Vạn Niên, Kim Đỉnh Hoa Tạng, Thanh Âm Các, Hồng Xuân Bình và Tẩy Tượng Trì. Mỗi ngôi chùa lại có vẻ uy nghi, thư thái khác nhau và là nơi sở hữu những kiệt tác nghệ thuật nhà Phật như tranh, phù điêu, tượng Phật… 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                       (Ảnh: Baidu)
Kim Đỉnh hay còn gọi là "Vạn Phật Đỉnh". Tại Kim Đỉnh có thể nhìn thấy 4 kì quan của Nga My Sơn là Nhật xuất, Vân hải, Phật quang, Thánh đăng. 

Ngoài ra, khi đến thăm Nga My Sơn, du khách còn được đến tham quan bức tượng Đại Phật Lạc Sơn được tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn Thê Loan, đối mặt với Nga My Sơn. Đây là bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới được chế tác trong suốt 90 năm với chiều cao kỷ lục là 71m, trong đó thân Phật cao 59,98m, đầu Phật cao 14,6m. Đặc biệt đỉnh đầu của tượng Phật có 1.021 búi tóc.
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                   (Ảnh: Sina)
Tượng Phật được khắc trạm tinh xảo, đường nét lưu loát, tỷ lệ thân tượng Phật cân đối, khí thế hùng vĩ, thể hiện nền văn hóa quảng đại của thời nhà Đường. 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                   (Ảnh: Sina)
Hai bên vách núi của tọa Phật, còn có hơn 20 tượng phật đá của thời nhà Đường, trong đó có nhiều pho tượng rất công phu đẹp mắt. 

Cửu Hoa Sơn - An Huy

Núi Hoa Sơn tọa lạc bên bờ nam hạ du sông Trường Giang thuộc địa phận Trì Châu tỉnh An Huy - Trung Quốc. Đây là ngọn núi có phong cảnh đẹp và những ngôi đền cổ, gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát. Cửu Hoa Sơn là một trong những khu thắng cảnh du lịch trọng điểm quốc gia đầu tiên của Trung Quốc, ngọn danh sơn này được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là di sản văn hóa thiên nhiên của nhân loại.
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
 
"Khí trời phân hai sắc, Linh Sơn hé Cửu Hoa" - Lý Bạch trong một lần ngao du sơn thủy, đứng từ trên đỉnh núi cao ngất trời này đã tức hứng thành thơ, sáng tác ra bài thơ nổi tiếng khen ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của Cửu Hoa Sơn. (Ảnh: Sina)
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                      (Ảnh: Sina)
Cửu Hoa Sơn hiện còn tồn tại những ngôi đền cổ nổi tiếng như: Đông nam đệ nhất sơn còn gọi là Hóa Thành Tự, là ngôi chùa trung tâm của Cửu Hoa Sơn, bảo điện Bách Tuế Cung, nơi thờ thân thể Vô Hà Thiền sư, người tự trích máu mình để viết bộ kinh Hoa Nghiêm. 

Cửu Hoa Sơn gắn liền với câu chuyện về Địa Tạng Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát đầu thai làm hoàng tử nước Tân La sinh vào thời kì Võ Tắc Thiên tên là Kim Kiều Giác, xuất gia từ nhỏ. Vì nghe danh của ngài Huyền Trang nên quyết định đến Trung Quốc vào thời Đường Huyền Tông, lên Cửu Hoa Sơn tu hành, sau đó xây chùa thu nạp nhiều tín đồ, biến Cửu Hoa Sơn thành một thắng địa Phật giáo cực thịnh đương thời. 

Năm 99 tuổi, ngài bỗng nghe một tiếng gọi mơ hồ thì biết mình sắp chết liền gọi đệ tử đến dặn dò, rồi ngồi vào trong chum mà viên tịch. Ba năm sau, mở nắp chum ra để an táng, thấy da thịt vẫn còn nguyên, sắc diện như khi còn sống, khi nhấc ra thì các khớp xương dao động thành tiếng lách cách.
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                              (Ảnh: Sina)
Vì thế mà cứ ngày Rằm và 30 tháng 7 (tương truyền là ngày sinh và ngày đắc đạo của ngài Địa Tạng), tín đồ Phật giáo lại đến triều kiến nhục thân tháp rất đông. 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                     (Ảnh: Sina)
Cửu Hoa Sơn hiện có 99 ngôi chùa, gần 1.000 tăng ni, hơn 10.000 pho tượng Phật và hơn 2.000 loại văn vật lịch sử quý hiếm. Hầu hết những ngôi chùa trong vùng có bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa. 

Ngoài ra, từ thời nhà Đường đến nay, ở đây còn có 15 pho tượng nhục thân (tượng sống). 

Phổ Đà Sơn - Triết Giang

Phổ Đà Sơn tên cũ là Tiểu Bạch Hoa, gọi là Bố Đà Lạc Già hay còn gọi là Mai Sầm Sơn. Phổ Đà Sơn nằm trong biển Đông Nam, huyện Định Hải, tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc, cách núi Chu Sơn 6 dặm (tiếp giáp với Hàng Châu). Ngọn núi này dài 12 hai dặm, rộng 6,5 dặm, chu vi hơn 40 dặm. Phía đông dẫn đến Nhật Bản, phía bắc tiếp với Đăng Lai, phía nam trông về Mân Việt, phía tây thông với Ngô Hội, cách mực nước biển hơn một ngàn thước, khí hậu ôn hòa.
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                (Ảnh: Baidu)
Tương truyền, năm 858, cao tăng Tuệ Ngạc đi thỉnh bức tượng Quan Âm Bồ Tát từ núi Ngũ Đài về Nhật bằng tàu. Khi ông đi qua nơi này, trên mặt biển xuất hiện nhiều hoa sen khiến tàu không thể di chuyển. Cao tăng thầm hiểu Quan Âm không muốn sang Nhật Bản, liền chuyển bức tượng vào đảo, dựng ngôi chùa “Quan Âm Bất Kháng”. 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                  (Ảnh: Baidu)
Phổ Đà Sơn với hơn 300 ngôi chùa lớn nhỏ là quần thể công trình có thế lưng tựa núi, nằm vươn ra biển, được chia thành 9 khu cảnh, trong đó Phổ Tế Thiền Tự là ngôi chùa lớn nhất trên đảo. 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                   (Ảnh: Baidu)
Trong chùa có 8 điện lớn, thờ phụng Quan Âm Chân Thân, Văn Thù Bồ Tát, Bồ Tát Phổ Hiền, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Dược Sư, Địa Tạng Bồ Tát, Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Ca Lan Bồ Tát, Vỹ Đà và Di Lặc. 
Khám phá 4 ngọn núi trứ danh gắn với Phật giáo của Trung Quốc
                                                         (Ảnh: Baidu)
Truyền thuyết kể lại rằng đây là nơi đầu tiên Quan Thế Âm Bồ Tát phổ độ chúng sinh, Quán Thế Âm Bồ Tát vốn tên là Diệu Thiện, là con gái thứ ba của Sở Trang Vương thời Xuân Thu, từ nhỏ ăn chay tin Phật, một lòng xuống tóc đi tu, nhưng bị vua cha kiên quyết bác bỏ rồi giết chết. Nhưng Diêm Vương lại làm cho nàng sống lại trên một tòa sen trên chiếc hồ cạnh Phổ Đà Sơn. Tại đây nàng phổ độ chúng sinh, hành thiện giúp thiên hạ.

Lương Minh Phê/Theo vietnammoi.vn

(Nguồn: www.phatgiao.org.vn)
Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Tấm lòng của Cỏ

Trong Ngày hội Tình nguyện quốc gia vừa rồi, Long An có 2 cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen. Trong đó, có Đại đức Thích An Nhất - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cỏ Bốn Lá (Cỏ) - tập thể được khen thưởng nhiều lần trước đó.

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online