12/01/2022 13:33

Lễ Húy kỵ Đại sư Huệ Nhựt khai sơn chùa Linh Quang Q.Bình Thạnh

TP.HCM: Sáng ngày 12-1-2022, tại chùa Linh Quang (P.2, Q.Bình Thạnh) đã diễn ra lễ húy kỵ Đại sư  HT.Thích Huệ Nhựt , vị khai sơn chùa Linh Quang, viên tịch ngày 10 tháng 12 năm Canh dần (1951). Trong tình hình mới, buổi lễ diễn ra ấm cúng có sự tham dự của TT.Thích Minh Quang, trưởng BTS Phật giáo Quận 1, trụ trì cùng chư tôn đức Tăng Ni BTS Phật giáo Q.1, Bình Thạnh, các tự viện trên địa bàn TP.HCM và tông môn pháp quyến, đại diện chính quyền địa phương, Phật tử gần xa về tham dự. Tại buổi lễ, chư tôn đức Hòa thượng đã thành kính dâng hương tưởng niệm, tri ân Đại sư Huệ Nhựt khai sơn chùa Linh quang. Thay mặt môn đồ đệ tử, TT.Thích Minh Quang, Trưởng BTS Phật giáo Q.1, trụ trì chùa Linh Quang đã cung tuyên tiểu sử , công hạnh của cố Hòa thượng và sự hình thành phái Khất Sĩ Đại Thừa (1945- 1951) .           Được biết Đại Sư Huệ Nhựt tên là Hồ Cang, hiệu Hồ Chí Thạnh, sinh năm 1903, ấp Long Điền, xã Liên Hương, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Thân phụ Ngài là ông Hồ Thời, thân mẫu là bà Trần Thị Thâu (pháp danh Diệu Chánh). Ngài có 5 anh em và Ngài là người con út trong gia đình. Thuở nhỏ Ngài theo học Nho giáo với cụ nghè Trương Gia Mô. “khi Ngài lên 8 tuổi, tại Bình Thuận có nhiều phong trào hoạt động của nhóm Duy Tân ủng hộ tư tưởng cụ Phan Bội Châu, cụ nghè Trương Gia Mô đã vận động Ngài chuyển qua Tây học”. Vào năm 1921, Ngài (năm 18 tuổi) vô Sài Gòn lập nghiệp ở Tổng Bình Trị Thượng, xã Hạnh Thông, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Đến năm 1923, lúc 20 tuổi, Ngài lập gia đình và có được 2 người con. Do sự kiện bi thảm nhất trong đời làm cho Ngài giác ngộ sau này chính là sau thời gian lập gia đình thì 4 người anh ở quê nhà lần lượt qua đời, người con trai út của Ngài cũng chết. Ít lâu sau vợ cũng từ trần, để lại cho Ngài người con gái, tên Hồ Thị Vàng. Do đó, Ngài ý thức sâu sắc cuộc đời là ảo mộng, vô thường, tang thương dâu bể nên Ngài đi Tây Ninh lên núi Bà Đen lập nguyện xuất gia học đạo giải thoát. Vào khoảng năm 1933- 1934, Ngài xuất gia, năm sau thọ giới làm đệ tử ngài Giác Phú Nguyên Cơ, được pháp danh là Quảng Thạnh, hiệu Huệ Nhựt và sau được truyền thừa tông phái trở thành đệ tử thứ 44, thuộc dòng thiền Lâm Tế Liễu Quán, theo dòng kệ “Tế Thiệt Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng, Tâm Nguyên Quảng Nhuận, Đức Bổn Từ Phong, Giới Định Phước Tuệ, .. .” (Tổ đình Linh Sơn Tiên Thạch). Đến 1945, Ngài sáng lập PGKS theo tư tưởng Đại Thừa, sang năm 1946 độ được tất cả 11 đệ tử Tăng và 10 đệ tử Ni. Năm 1948, Đại Sư được Ban Hộ Tự chùa Vạn Thọ (Tân Định) thỉnh về làm trụ trì. Chính những năm lưu trú ở đây Ngài hoằng pháp giáo hoá tha nhân rất thành tựu. Cũng năm 1948, Đại Sư về làm trụ trì chùa Linh Bửu (Cầu Hang- Gò Vấp) là nơi lưu dấu giáo hóa sau cùng của đời Ngài. Mùng 10-12 năm Canh Dần (1950) tại ngôi chùa Linh Bửu, Ngài bị một số phần tử “quá khích” sát hại. Ngài trụ thế được 47 năm.          Giáo lý và pháp môn tu tập của Ngài hướng dẫn cho các đệ tử Tăng Ni và Phật tử được Đại Sư viết trong quyển “Pháp Môn Đáo Bỉ Ngạn” vào năm 1945. Như  chúng ta được biết qua sơ lược tiểu sử của ĐS. Huệ Nhựt từ năm  xuất gia (khoảng 1933- 1934) cho đến năm 1945 Ngài mới thật sự thành lập Phật Giáo Khất Sĩ (PGKS) theo tư tưởng Đại Thừa. Theo như trong tiểu tựa của Pháp Môn Đáo Bỉ Ngạn thì vào ngày 7 tháng 7 năm Ất Dậu (1945) Ngài đã sáng tác hoàn thành quyển 1 tác phẩm Pháp Môn Đáo Bỉ Ngạn. Qua tác phẩm này chúng ta có thể biết được phương pháp truyền bá Phật pháp và hình thức tổ chức sinh hoạt truyền thống của PGKS do Đại Sư sáng lập. Tính truyền thống PGKS của Ngài là mặc pháp phục giống Phật giáo Nguyên Thủy và ôm bình bát khất thực mỗi ngày. Nhưng nét đặc trưng riêng của Ngài là mỗi khi dẫn đoàn đệ tử đi khất thực Ngài có cầm cây tích trượng, một tay ôm bình bát, một tay chống tích trượng. Năm 1946, Đại Sư độ được tất cả 11 đệ tử Tăng là ngài Phổ Khai, Phổ Hỷ, Phổ Thượng, Phổ Ứng, Phổ Giác, Phổ Quốc, Phổ Hiển, Phổ Hạnh, Phổ Thông, Phổ Thịnh, Phổ Tĩnh; và 10 đệ tử Ni là Thích nữ Diệu Nghĩa, Diệu Lương, Diệu Nhẫn, Diệu Hảo, Diệu Tú, Diệu Lý, Diệu Tường, Diệu Khiết, Diệu Thiệt, Diệu Trí.Có thể nói trong 2 năm (1945- 1946) tổ chức PGKS của Đại Sư sáng lập đến đây có phần phát triển. Trong những năm này Ngài hành đạo rày đây mai đó ở vùng miền Đông Nam Bộ mà nhiều nhất là ở Gia Định (Sài Gòn). Trên con đường hoằng truyền chánh pháp từ những năm 1945- 1946 Ngài chưa thành lập một đạo tràng nào làm trụ sở cho tổ chức của mình mà chỉ du phương hành đạo không ở một nơi cố định. Đến năm 1946, Ban hộ tự chùa Vạn Thọ (Tân Định- Sài Gòn) thỉnh Ngài về làm trụ trì. Đây là ngôi chùa đầu tiên Đại Sư về làm trụ trì và hoằng pháp. Vào năm 1948, Ngài trở về chùa Linh Bửu (Cầu Hang- quận Gò Vấp) làm trụ trì. Linh Bửu Tự là một ngôi chùa nhỏ, do Đại Sư “cải gia vi tự” làm nơi đạo tràng cho Tăng chúng tu học. Theo sự nghiên cứu của học giả Thông Thanh Khánh về dòng phái, năm xuất gia và hành đạo của ĐS. Huệ Nhựt thì cho rằng : Đại Sư về làm trụ trì chùa Linh Bửu năm 1950, nhưng nếu căn cứ vào tác phẩm Pháp Môn Đáo Bỉ Ngạn (quyển 2) là tài liệu đáng tin cậy nhất thì lời bìa của sách ghi : “Pháp Môn Đáo Bỉ Ngạn- Linh Bửu Tự- Hồ Chí Thạnh- pháp danh Huệ Nhựt- Đại Sư Diễn Văn- Cầu Hang Gò Vấp quận- Tân Bình Tỉnh- 1948- Cuốn thứ nhì” hoặc ở cuối “lời tiểu tựa” ghi : “Huệ Nhựt Đại Sư- Diễn Văn tại nhà Vô Vi- Mậu Tí. Hạ Ngoại, Kiết Nhật : Lương Thời, làm lời tựa này- 1948 dương lịch”. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi cũng như căn cứ vào lời tiểu tựa của Pháp Môn Đáo Bỉ Ngạn thì Đại Sư về làm trụ trì chùa Linh Bửu vào năm 1948 là hợp lý hơn. Nhìn chung, PGKS của ĐS. Huệ Nhựt sáng lập năm 1945 cho đến năm 1950 thật sự đã phát triển trong một thời gian nhất định, nhưng nó đã đóng góp phần nào trong phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà vào những năm nửa đầu thế kỷ XX. Buổi lễ kết thúc trong trang nghiêm và lòng tri ân của hàng đệ tử hậu duệ.

Bài & ảnh Sư Chơn Minh Phóng viên PSO Thành viên BBT Phatsuonline

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online