Lễ Thượng Nguyên: Bản sắc văn hóa của người Việt

Lễ Thượng Nguyên là một truyền thống văn hóa đẹp, một nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người Việt vào những ngày đầu xuân mới. Cho dù khác nhau về tuổi tác, giới tính, họ đều thành tâm cầu nguyện cho quốc thái, dân an, gia đình hạnh phúc, thân tâm an lạc trong năm mới.


Niêm hương bạch Phật là một nghi lễ trước khi vào khoa lễ chính thức.

Niêm hương bạch Phật là một nghi lễ trước khi vào khoa lễ chính thức

Sáng ngày 08/02/2020 chùa Tăng Phúc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Tp Hà Nội đã tổ chức Đại lễ Thượng nguyên Khai xuân và chiêm bái Xá Lợi Phật. Một năm mới bùng phát dịch virus Corona nhưng cũng không ngăn cản được truyền thống tâm linh của nhiều người.

Trong buổi lễ Ni sư Thích Đồng Hòa – UV TT Ban văn hóa TW GHPGVN, UV Ban TTTT TW GHPGVN, trụ trì chùa Tăng Phúc, Trưởng ban tổ chức nghi lễ chia sẻ: “Người Việt coi ngày rằm tháng Giêng là lễ Thượng nguyên (sự mở đầu cao nhất). Bởi vậy tục ngữ Việt Nam có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng", tức là nếu ai đó quanh năm lên chùa lễ nhưng bỏ mất dịp cúng Phật ngày rằm tháng Giêng thì cũng uổng phí.

Hành thiện tích phúc là điều ai cũng muốn làm.

Hành thiện tích phúc là điều ai cũng muốn làm

Lễ Thượng nguyên rằm tháng Giêng quan trọng như vậy, cho nên ai cũng muốn đến chùa dâng hương ngày rằm, chùa Tăng Phúc lễ hội vẫn diễn ra thường niên tại chùa. Mặc dù dịch bệnh do virus Corona đang diễn ra phức tạp, nhưng vẫn được sự quan tâm ủng hộ tham dự của chính quyền lãnh đạo nhân dân Phật tử, để tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh một cách tốt nhất.

Song song với nghi lễ truyền thống Thượng Nguyên, phường Thượng Cát còn còn tổ chức lễ đón Chạ, anh cả Thái Bình sang khai hội, cầu cho Quốc thái dân ai, đẩy lùi được dịch bệnh, nhà nhà được an lành hạnh phúc.

Bất kì mọi giai tầng, mọi giới tính đều muốn nương nhờ về cửa từ bi để nguyện cầu mang lại phúc lành cho mình và người.

Bất kì mọi giai tầng, mọi giới tính đều muốn nương nhờ về cửa từ bi để nguyện cầu mang lại phúc lành cho mình và người

Mọi người còn đến chùa là để tụng Kinh niệm Phật, cầu an, nghe giảng, cách phòng chống dịch bệnh, lần tràng nghe sự tích của chư Phật, chư Bồ Tát và khuyến thiện, răn đe tội lỗi, ca ngợi sự hy sinh cho đồng bào, đồng loại. Nhưng điều đặc biệt của Việt Nam là có khá đông những đôi trai gái nặng lòng yêu nhau cũng đến chùa, tới trước Phật điện để xin cầu chư Phật thương tình phù hộ độ trì cho họ được cùng nhau vẹn ước”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng, phong tục Thượng nguyên kết Chạ vẫn không phai mờ, đặc biệt là những hủ tục của nghi lễ đã được lược bớt, chỉ còn lại vào đó, là những văn minh của nghi lễ, của thông tri và của sự đoàn kết yêu thương, trong tinh thần vì đạo Pháp, vì dân tộc.

 
Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long: Chùa Thiên Phước phóng sanh 2 tấn cá ra dòng sông Hậu

Chiều ngày 19/04/2024 (ngày 12/03 năm Giáp Thìn), chùa Thiên Phước (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã tổ chức cho đạo tràng Phật tử làm lễ phóng sanh tại dòng sông Hậu (đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online