Nét đẹp ngôi chánh điện mới chùa Lục Phi

Những ngày qua, hàng ngàn phật tử trong và ngoài tỉnh đã cùng tề tựu về chùa Lục Phi, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam (Gò Quao) để chung vui khi chùa tổ chức lễ khánh thành ngôi chánh điện mới. Ngôi chánh điện được xây dựng theo kiến trúc đặc sắc của Phật giáo Nam tông Khmer. Tại lễ khánh thành, với nhiều hoạt động ý nghĩa, tất cả đã tạo được không khí rộn ràng, sôi nổi trong ngập tràn sắc màu văn hóa dân tộc.

Chùa Lục Phi tọa lạc tại ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam được thành lập năm 1970.  Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, ngôi chánh điện của chùa là công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo mang dấu ấn của phật giáo Nam tông. Theo tính ngưỡng của đồng bào Khmer, các công trình lớn nhất, trân trọng nhất phải được đặt ở trung tâm. Bởi vậy, trong quần thể kiến trúc của chùa Nam tông Khmer ngôi chánh điện được xây ở vị trí trọng tâm.

Được khởi công xây dựng vào năm 2016, ngôi chánh điện chùa Lục Phi trở thành nguồn động viên tinh thần của nhiều đồng bào phật tử tại đây. Theo đại đức Danh Eo - Trụ trì chùa Lục Phi, bắt đầu xây dựng ngôi chánh điện, chùa gặp nhiều khó khăn vì đồng bào phật tử ít, đời sống người dân còn nghèo nên việc vận động kinh phí xây dựng chủ yếu vào mùa thu hoạch lúa. Nhưng bằng sự tâm huyết của chư tăng, ban trị sự và sự đóng góp tích cực của đồng bào phật tử, ngôi chánh điện chùa Lục Phi và các hạng mục cho hoàn thành viên mãn. Ngôi chánh điện được xây dựng với chiều dài 21m, chiều rộng 12m và cao 31m, hoàn thành sau hơn 7 năm khởi công xây dựng. Tổng kinh phí xây dựng trên 7 tỷ đồng, do đồng bào phật tử thập phương đóng góp.

Tổng thể kiến trúc ngôi chánh điện chùa Lục Phi được xây dựng theo kiến trúc của Phật giáo Nam tông Khmer. Kết cấu kiến trúc chính điện là hỗn hợp gỗ, bê tông, gạch ngói. Chánh điện chùa được xây dựng với bộ mái ba lớp. Chạy dọc chánh điện là hình ảnh rắn thần Naga 5 đầu; trên mái chánh điện hình ảnh đuôi rồng cao vút uốn lượn cho ta cảm giác mềm uyển chuyển, tạo thông thoáng nhiều ánh sáng bên trong chùa. Các bức tường dọc mái ngôi chánh điện được trang trí bằng những hình ảnh phù điêu, họa tiết rất sinh động và màu sắc sặc sỡ như chim thần Garuda, nữ thần Kaynor, tất cả những biểu tưởng ấy đều mang một ý nghĩa trấn giữ và bảo vệ nơi linh thiêng. Các vách tường bên trong gian chánh điện, nghệ nhân vẽ những bức tranh xoay quanh cuộc đời của đức Phật từ lúc hạ sinh cho đến khi tu thành Phật và nhập Niết bàn. Trên trần nóc chánh điện cũng được vẽ tả về cảnh các vị tiên làm lễ, dâng hoa cúng dường chư Phật...

Ở vị trí bệ thờ tượng Phật Thích Ca, có bệ tượng tòa sen chia thành nhiều cấp, trang trí rất tỉ mỉ, tinh xảo. Trên tòa sen là tượng Phật đặt ở chính giữa. Tượng Phật được các nghệ nhân khắc họa trong tư thế thiền định trang nghiêm và thanh tịnh. Bước chân vào chánh điện, dâng lên đức Phật những nén hương cầu mong mọi điều bình an... “Tôi ấn tượng với kiến trúc hoa văn bên trong ngôi chánh điện chùa Lục Phi, đặc biệt là cuộc đời của đức Phật được các họa sĩ vẽ rất chân thật. Đến chùa dâng hương để cầu mong cả năm gia đình được bình an và nhiều sức khỏe” bà Thị Điệp, ngụ ấp Sơn Bình, xã Nam Thái Sơn (Hòn Đất) cho biết.

Giống như các chùa Nam tông Khmer khác, chánh điện chùa Lục Phi sẽ là nơi diễn ra các lễ hội lớn của đồng bào Khmer như Phật đản, Sene Đôn ta, Chôl Chnăm Thmây, An cư kiết hạ, Dâng y… Đồng bào Khmer quan niệm rằng việc đi chùa lễ phật tại chánh điện sẽ làm cho tâm hồn được thư thái. Chính vì thế, những ngày qua, tại chánh điện chùa Lục Phi luôn nghi ngút khói hương của những người phật tử gần xa. “Đối với đồng bào phật tử việc đi lễ khánh thành chánh điện là một trong những hoạt động ý nghĩa. Đến buổi lễ, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc của chánh điện; được dâng hương đến phật và các sư tụng kinh chúc phúc an lành, được tham gia các hoạt động văn nghệ... từ đó giúp đồng bào gắn kết hơn” ông Danh Hoài, ngụ ấp 4, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam chia sẻ.

Hòa chung cùng niềm vui của chùa, những ngày qua, hàng ngàn phật tử đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh trong những bộ trang phục truyền thống đến vui lễ. Dọc tuyến đường vào chùa, cờ hoa, đèn ngũ sắc rực rỡ giăng khắp nơi, tạo nên một không khí rộn ràng, đậm đà sắc màu dân tộc. Có thể nói chánh điện chùa Lục Phi là một khối tổng thể của sự độc đáo, giàu giá trị nghệ thuật, tạo nên nét đặc thù riêng. “Điểm nhấn của lễ khánh thành chánh điện là sự khang trang, lộng lẫy của chánh điện mới đã tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng rất độc đáo. Khi tham gia lễ, đồng bào phật tử sẽ được tham gia các nghi thức cầu an, cầu siêu, an vị Phật và định vị kiết giới Sima. Đặc biệt, đồng bào phật tử còn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của 10 phật cảnh được các chùa trên địa bàn tỉnh thiết kế” đại đức Danh Eo cho biết.

Thiện Hiếu - Thuyền Giang - Hoàng Sang

Download Android Download iOS
TP.HCM: Trung ương Giáo hội họp bàn công tác tổ chức Đại lễ Vesak 2025

PSO - Được sự chỉ đạo của Đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Thiện Nhơn Chủ tịch HĐTS, chiều nay ngày 14/3/2024 tại Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN (Thiền viện Quảng Đức 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. HCM) đã diễn ra phiên họp nhằm thảo luận, thống nhất một số việc quan trọng chuẩn bị cho Đề án tổng thể tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.H

TP.HCM: Tưởng niệm Đại tường cố Hòa thượng Thích Hạnh Thu

Sáng ngày 6-3-2024 (nhằm ngày 26 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Tông môn pháp phái và môn đồ đệ tử đã trang nghiêm làm Lễ tưởng niệm Đại tường cố Hòa thượng Thích Hạnh Thu, Nguyên chứng minh Ban Đại Diện Phật Giáo Quận Phú Nhuận, nguyên Phó Trưởng ban Đại Diện Phật Giáo Quận Phú Nhuận, nguyên Chánh Thư ký nhiệm kỳ III, IV, V, VI Ban Đại Diện Phật Giáo

Bình Định: Gia Đình Phật Tử tỉnh tổ chức Trại Tất Đạt Đa kỷ niệm Vía Xuất gia PL. 2567

Vào ngày 16, 17/3 (nhằm mùng 7,8/2/Giáp Thìn) tại chùa Phước Sơn (xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ), Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT tỉnh Bình Định đã tổ chức Trại Tất Đạt Đa, kỷ niệm Vía Xuất gia đồng thời cũng là ngày Dũng truyền thống của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online