Những đóng góp của GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc với phong trào xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020

PSO - Năm 1981, Giáo hội Phật giáo vào Việt Nam ra đời, là một mốc son chói lọi trong lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam. Năm 2002, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập và ngày càng phát triển với những đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là những đóng góp trong phong trào xây dựng nông thôn mới những năm 2010 - 2020. 1. Giới thiệu khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên; năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú; từ ngày 01/01/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Ngày 01/8/2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,87 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh (Hà Nội); có dân số 1.151.154 người với 41 dân tộc anh, em, trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 137 xã, phường, thị trấn. Năm 2002, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc ra đời, đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của các hoạt động Phật sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã trải qua 4 nhiệm kỳ đại hội: Nhiệm kỳ I (2002-2007), nhiệm kỳ II (2007-2012), nhiệm kỳ III (2012-2017) và nhiệm kỳ IV (2017-2022). Tuy còn non trẻ nhưng hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đạt nhiều kết quả viên mãn. Sau 20 năm hình thành và phát triển (2002-2021), Vĩnh Phúc có 417 cơ sở thờ tự; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc có 9 Ban Trị sự  Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc các huyện, thị, thành trực thuộc với 550 Tăng, Ni. Thực hiện thông bạch của Hội đồng Trị sự về việc An cư kiết hạ, hàng năm, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức an cư kết hạ tập chung cho quý Tăng Ni tại 4 trường hạ là chùa Hà Tiên, thiền viện Trúc lâm Tây Thiên, chùa Tùng Vân, chùa Biện Sơn và 1 điểm an cư tại chỗ Ni chúng tịnh thất Tây Thiên – có hàng trăm lượt hành giả Tăng Ni an cư kiết hạ để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn quy củ tùng lâm, trau dồi giới, định tuệ. Công tác hướng dẫn Phật tử và hoằng pháp có nhiều khởi sắc, các tín đồ giác ngộ giáo lý Phật-đà ngày một đông, tu học tích cực và kính đạo, mến thầy, luôn làm tốt bổn phận người Phật tử tại gia, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên chỉ đạo các chùa trong tỉnh tổ chức truyền thụ Tam quy, Ngũ giới, Bồ-tát giới và mở các khóa tu Bát quan trai cho các Phật tử vào ngày Chủ nhật, ngày 15, ngày 30 và những ngày trai trong tháng. Hằng năm, tại các tự viện, chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì thường xuyên tổ chức “Khóa tu mùa hè” cho các em thanh thiếu niên Phật tử. Các buổi hoằng pháp đã thu hút hàng nghìn tín đồ Phật tử tham dự. Từ đó, niềm tin vào đạo Phật cũng như ý thức về nghi lễ của Phật tử được nâng lên rõ rệt. Nghi lễ là một công tác đặc thù không thể thiếu trong các tổ chức sinh hoạt của đạo Phật, gắn liền với đời sống tinh thần của bà con nhân dân trong cộng đồng dân cư. Vì vậy, công tác nghi lễ Phật giáo được Ban Trị sự hết sức coi trọng và được tổ chức trang nghiêm với nhiều hoạt động ý nghĩa, như: Lễ Phật đản, Vu lan; lễ cầu siêu, tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ; cầu nguyện quốc thái dân an, cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc. Công tác từ thiện xã hội được chú ý. Ban Từ thiện Xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc luôn đề cao việc tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội, tích cực vận động Tăng Ni, Phật tử và các nhà hảo tâm ủng hộ, chỉ tính riêng nhiệm kỳ 2012-2017, tổng số tiền ủng hộ lên tới trên 50 tỷ đồng. Công tác xây dựng, tôn tạo chùa cảnh được quan tâm và đạt kết quả viên mãn. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các chùa chú trọng tới công tác bảo quản, trùng tu tôn tạo di tích của các tự viện đang bị xuống cấp, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tôn giáo – dân tộc. Trên tinh thần đó, các chùa trong tỉnh trong những năm 2012-2017 đã được đầu tư xây dựng với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Điển hình như chùa Tích Sơn, chùa Đông Đạo, chùa Phú, chùa Bầu, chùa Đạo Hoằng, chùa Hán Lữ… Phát huy những thành tựu đạt được, trong những năm tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nêu cao tinh thần “lục hòa cộng trụ”, đoàn kết, nhất trí trên dưới một lòng xây dựng ngôi nhà Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc vững mạnh về mọi mặt, góp phần cùng các tầng lớp nhân dân xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp… Trong đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc có những đóng góp không nhỏ vào phong trào xây dựng nông thôn mới. 2. Những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Thiện hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành liên quan quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đã đạt được nhiều kết quả trong những năm 2010-2020. Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 100% số xã, 4/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng khang trang, văn minh, hiện đại. Có được thành công trên là do Đảng bộ và hệ thống chính trị trong toàn tỉnh cùng toàn thể các tầng lớp, giai cấp trong Tỉnh đã đồng tâm hiệp lực đóng góp công sức. Trong đó, có sự đóng góp công sức, của cải Chư Tôn Đức, Tăng, Ni và tín đồ Phật tử toàn tỉnh khi thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về xây dựng nông thôn mới. Thứ nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc trong các hoạt động Phật sự của mình đã tích cực tuyên truyền cho Tăng, Ni và tín đồ Phật tử toàn tỉnh nắm vững chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, nhất là 11 nội dung xây dựng nông thôn mới. Hằng năm, căn cứ vào chương trình hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Trị sự, Ban Hoằng Pháp, Ban từ Thiện xã hội và Ban Truyền thông Phật giáo tỉnh…đã cùng các ban ngành khác trong toàn tỉnh đã vận động Phật tử, Tăng, Ni tham gia góp công, góp của thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Thứ hai, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc vận động Tăng, Ni và tín đồ Phật tử toàn tỉnh, nhất là những mạnh thường quốc ủng hộ tài chính để triển khai xây dựng hệ thống đường nông thôn. Kể từ khi tiêu chí giao thông nông thôn mới được triển khai, cả hệ thống Giáo hội đã có sự phối hợp, tham gia cùng chính quyền các địa phương, đã tiến hành tu sửa nâng cấp đường, dải cát đá và xây dựng mới hàng trăm cầu, đường nông thôn vùng khó khăn, bê tông hóa nhiều tuyến đường nông thôn với kinh phí hàng tỷ đồng. Hoạt động từ thiện – xã hội của Tăng, Ni và tín đồ Phật tử từ tỉnh đến các cơ sở trong tỉnh tập trung về các vùng nông thôn không chỉ là xây dựng cầu đường mà còn có nhiều hoạt động thiện nguyện như ủng hộ trong tỉnh và các tỉnh miền Trung chịu hậu quả của thiên tai, tặng quà trẻ em khuyết tật, mồ côi, xây nhà tình nghĩa với tổng số tiền hàng tỷ đồng. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã có Công văn số 51/CV-BTST ngày 28/10/2020 đề nghị tất cả các chùa trên địa bàn tỉnh ủng hộ mỗi chùa ít nhất 1.000.000 đồng và kêu gọi Tăng, Ni, tín đồ Phật tử trên địa bàn tỉnh ủng hộ chương trình cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt tại miền Trung. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc vận động Tăng, Ni và Phật tử tập trung quà cứu trợ và động viên bà con ngư dân bình tĩnh trước thảm họa này, tin tưởng vào các cấp lãnh đạo chính quyền sớm khắc phục khó khăn, vượt qua bão lũ, ổn định cuộc sống và tiếp tục phát triển kinh tế. Một số chùa, tự viện, chức sắc đã tổ chức cầu nguyện, kêu gọi, quyên góp, trực tiếp thành lập đoàn đi ủng hộ miền Trung như: các chùa thuộc Sơn môn Tịnh thất Tây Thiên, chùa Vân Sơn, chùa Hoàng Oanh, chùa Hiền Lương, chùa Thanh Lanh… Thứ ba, phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng được một số cơ sở Tuệ Tĩnh đường, phòng chẩn trị Y học Dân tộc, phòng thuốc nam, châm cứu và đang hoạt động có hiệu quả, góp phần chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Tăng Ni và tín đồ Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều hoạt động thiện nguyện, vận động và kêu gọi được sự ủng hộ của nhiều mạnh thường quân để tặng những vật phẩm y tế cho tuyến đầu chống dịch COVID-19; với tổng số tiền hàng tỷ đồng. Thứ tư, trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục: Trong 20 năm qua (2002-2021), Tăng, Ni và tín đồ Phật tử toàn tỉnh hằng năm đều tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở các vùng nông thôn và đô thị. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gắn với xây dựng Nông thôn mới” được tín đồ Phật tử và nhân dân toàn tỉnh tích cực hưởng ứng và đạt kết quả cao, góp phần tích cực vào việc xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn ổn định và phát triển. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, thực hiện ý chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, cấp huyện dừng tất cả các hội nghị, cuộc họp thường niên, các chùa dừng các khóa tu, đạo tràng sinh hoạt tôn giáo, dừng tổ chức lễ khánh thành, an vị Phật (mặc dù đã phát hành giấy mời), dừng việc tổ chức tụng kinh lễ bái cho các Phật tử, các Tăng, Ni thực hiện cấm túc tại các chùa, các cơ sở tự viện không đi ra ngoài nếu không thật cần thiết, dành thời gian đọc tụng kinh Dược sư, các kinh cầu an hồi hướng cầu nguyện bình an cho nhân dân, cầu bình an, có đủ sức khỏe, nghị lực, sự lạc quan và quyết tâm cho các y, bác sĩ, nhân viên y tế, các chiến sĩ, các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại tuyến đầu chống dịch… Ra sức tuyên truyền, vận động Tăng, Ni và tín đồ Phật tử toàn tỉnh thực hiện nếp sống, nếp sinh hoạt văn minh theo tinh thần xây dựng nông thôn mới trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, như: Thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người, nơi thờ tự theo nguyên tắc “5K”. Đối với các cơ sở thờ tự có nguy cơ lây nhiễm Covid-19, kịp thời báo cáo chính quyền, tạm dừng hoạt động và tiến hành khử khuẩn cơ sở thờ tự, không để dịch bệnh lây lan trong tín đồ và cộng đồng dân cư… Các lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi… trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động ổn định, hiệu quả. Nhìn chung, các cơ sở từ thiện của Giáo hội đều khang trang, tiện ích, góp phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội, chi phí cho toàn bộ công tác này hàng chục ngàn tỷ đồng. Các khóa tu mùa hè cho các thanh thiếu niên, quy y Tam bảo, thọ Bát quan trai, bảo vệ môi trường… cũng được tổ chức thường xuyên. Với mục tiêu gắn đạo với đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh, cấp ủy địa phương, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, Tăng, Ni và tín đồ Phật tử toàn tỉnh luôn đồng hành cùng nhân dân toàn tỉnh để thúc đẩy và hoàn thành các mục tiêu trong nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đã gắn liền với mọi công tác phật sự từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc với những nội dung phong phú, đa dạng và đạt nhiều kết quả, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh chung tay thực hiện tốt chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh. Qua đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng dân tộc, góp phần xây dựng thành công ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và phát triển quê hương Vĩnh Phúc ngày một văn minh, giàu đẹp.

Ban TT-TT Phật Giáo Tỉnh Vĩnh Phúc Tài Liệu: TS. Vũ Trọng Hùng- Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh

Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long: Chùa Thiên Phước phóng sanh 2 tấn cá ra dòng sông Hậu

Chiều ngày 19/04/2024 (ngày 12/03 năm Giáp Thìn), chùa Thiên Phước (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã tổ chức cho đạo tràng Phật tử làm lễ phóng sanh tại dòng sông Hậu (đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online