09/04/2018 15:06

Pakistan quan tâm bảo tồn các di tích Phật giáo

Trong buổi lễ khai mạc triển lãm quốc gia Pakistan diễn ra duy nhất vào ngày 12/01/2018, Thủ tướng Chính phủ Pakistan thứ 24 Shahid Khaqan Abbasi (شاہد خاقان عباسی‎) đã đưa ra lời kêu gọi nhiệt tình. Ông yêu cầu các doanh nhân Sri Lanka đừng để bị đánh lừa và lẩn tránh Pakistan bởi những hình ảnh được ghi lại qua ống kính truyền thông phương Tây.
Pakistan quan tâm bảo tồn các di tích Phật giáo
 
Thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi khẳng định: “Pakistan không phải là những gì bạn nhìn thấy trong CNN, và nói thêm: “Chúng tôi đã chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố và đang khôi phục nền hòa bình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đạt được những bước tiến lớn trong phát triển kinh tế”.

Bên cạnh việc tập trung đầu tư thương mại, Thủ tướng thứ 24 đương nhiệm Chính phủ Pakistan Shahid Khaqan Abbasi cũng đang trăn trở khi nghĩ tới hình ảnh của quốc gia Pakistan trong suốt thập kỷ qua. Ông muốn tổ chức các buổi triển lãm để khôi phục và bảo tồn di sản Hồi giáo, và cả di sản Phật giáo như nghệ thuật Phật giáo Gandhara (Càn đà).

Những nỗ lực của Phật giáo đồ ở các quốc gia thể hiện rõ qua các gian hàng nghệ thuật Phật giáo Gandhara trong buổi triển lãm tại quốc gia Sri Lanka vào tháng 01/2018 vừa qua.
Pakistan quan tâm bảo tồn các di tích Phật giáo
 Bảo tháp Dharmarajika ở Gandhara
Ngoài việc trưng bày bản sao của các tác phẩm điêu khắc Phật giáo ở Gandhara, sách đĩa DVD về nghệ thuật Phật giáo cũng được phát miễn phí cho tất cả những ai yêu thích.

Hiểu được hình ảnh của đức Phật trong quốc gia Hồi giáo giữ một vị trí quan trọng, ban tổ chức buổi triển lãm đã mở một con đường dẫn tới gian hàng Gandhara, nơi đặt những cuốn sách và băng đĩa Phật giáo. Ủy ban Cao ủy Pakistan là người tài trợ và chịu trách nhiệm nội dung với hi vọng có thể đưa văn học Sinhala được viết bằng tiếng Anh đến với toàn bộ người dân theo đạo Phật ở Sri Lanka, để họ biết được đất nước Pakistan vô cùng hiếu khách và hiền hòa.

Press Attache Intesar Ahmad Sulehry nói: "Tôi đã phải bổ sung và chỉnh sửa thông tin rất nhiều lần. Sau đó gửi lại cho Ủy ban Cao cấp để đáp ứng những yêu cầu của họ”.

Pakistan đã và đang nỗ lực hết mình để có thể công bố cho thế giới biết về nền văn hóa Hồi giáo trong quá khứ bao gồm khu di tích cổ ở Mohenjodaro, trường Đại học Phật giáo tại Taxila, nghệ thuật Phật giáo Gandhara và các bảo tháp Phật giáo, di tích tọa lạc phía Tây Bắc của Pakistan.

Trong nhiệm kỳ của Bà Seema Ilahi Baloch, Cao ủy Pakistan (2011-2013), các di tích Phật giáo ở Pakistan lần đầu tiên được đưa đến Sri Lanka và trưng bày công khai ở nhiều nơi trên quốc đảo Phật giáo này. Phái đoàn gồm 40 vị tăng sĩ Phật giáo Sri Lanka đã được đến xem các địa điểm di tích Phật giáo cổ đại ở Pakistan. Đây là một việc làm đúng đắn (dù ở một mức độ rất nhỏ), để đưa hình ảnh đất nước Pakistan đến với các tín đồ Phật giáo.

Vào tháng 06/2016, Pakistan mở rộng phạm vi hoạt động của mình khi quyết định tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật Phật giáo Gandhara ở thủ đô Colombo, Sri Lanka, thu hút rất đông những người yêu nghệ thuật nói chung và đam mê nghệ thuật Phật giáo nói riêng. Hoạt động này nhằm khẳng định Sri Lanka là một quốc gia tự do và ôn hòa.

Nghệ thuật Phật giáo Gandhara

Pakistan hai nghìn năm trước là một Phật quốc. Nền văn hóa Phật giáo Pakistan vang danh huy hoàng một thời với những đền đài, tu viện, là nơi lưu giữ xá lợi Phật và xá lợi của các bậc Thánh tăng được cung thỉnh tôn thờ khắp nơi. Nhưng nay, những di tích Phật giáo đều trở nên điêu tàn, hoang vắng, phủ lớp bụi “vô thường” theo dòng chảy thời gian... Pakistan bây giờ là Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, với hơn 97% dân số theo Hồi giáo. Pakistan là quốc gia Hồi giáo đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Indonesia.

Không ai biết rằng, hơn 2300 năm trước, cả đất nước Pakistan bây giờ là trung tâm Phật giáo lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Phật quốc Ấn Độ. Nhất là vào thời đại từ 300 đến 180 sau kỷ nguyên Tây lịch, dòng dõi Mauryan, đặc biệt là đời vua A Dục - Mauryan Ashoka, đã thống nhất các vùng đất rộng lớn từ Đông Á là Bhutan, Bangladesh, qua trái là quốc gia Ấn Độ và tiếp về phía Tây là các quốc gia: Pakistan, Afghanistan và Iran bây giờ. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích trụ đá của vua A Dục tại nơi đây.

Từ thế kỷ 3 trước kỷ nguyên Tây lịch cho đến thế kỷ 10, nơi đây là chứng minh cho thế giới thấy một nền văn hóa nghệ thuật Phật giáo độc đáo với tên gọi là nghệ thuật Gandhara. Quần thể nghệ thuật này nằm ở Tây Bắc Pakistan tương ứng với vùng thung lũng của Peshawar, mở rộng về phía các thung lũng thấp của sông Kabul và Swāt.

Trong thời cổ đại, khu vực Gandhara là nơi tập trung giao lưu kinh tế thương mại và văn hóa giữa các quốc gia Phật giáo: Ấn Độ, Trung Á và Trung Đông. Vùng này chịu sự kiểm soát của Đế quốc Achaemenes (690 -328 trước kỷ nguyên Tây lịch) hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (ngày nay là Iran) được biết đến trong lịch sử. Tiếp theo, vùng đất này bị Alexander Đại đế (tại vị 336-323 trước kỷ nguyên Tây lịch) chinh phục vào thế kỷ thứ 4 trước kỷ nguyên Tây lịch. Sau đó, nó chịu sự cai trị của triều đại Mauryan của Ấn Độ, vào thời kỳ nó đã trở thành trung tâm của Phật giáo Afghanistan và Trung Á.

Gandhara từng được cai trị bởi người Ấn - Hy Lạp, Shakas, Parthians và Kushans. Sau cuộc chinh phục của Mahmud of Gazni vào thế kỷ 11, khu vực này bị các triều đại Hồi giáo nắm giữ.
 
Taxila (nằm ở điểm giao thương quan trọng giữa Ấn Độ, Tây Á và Trung Á) và Peshawar (thủ phủ của Khyber - Pakhtunkhwa và là trung tâm hành chính, kinh doanh của các bộ lạc chịu quản lý của Pakistan) là những trung tâm văn hóa quan trọng vào thời đó. Từ thế kỷ thứ 1 trước kỷ nguyên Tây lịch đến thế kỷ thứ 6 thứ 7, Gandhara là nơi có nền văn hóa nghệ thuật Phật giáo đặc biệt, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và Hy Lạp - La Mã. Đức Phật và Bồ Tát là hình tượng chính trong nghệ thuật Phật giáo Gandhara.

Một số tác phẩm điêu khắc được tìm thấy ở nơi đây đã hé lộ về cuộc đời đức Phật. Các nghệ nhân đã khắc họa đức Phật dưới hình tướng một con người, và phong cách nghệ thuật này chịu ảnh hưởng bởi các quốc gia như: Trung Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các khu vực khác của châu Á.

Người ta nói rằng khu vực Gandhara là nơi có pho tượng duy nhất trên thế giới. Đó là Phật Tuyết Sơn, pho tượng khắc họa thời kỳ tu khổ hạnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi chứng đắc thành Phật. Ngài tu khổ hạnh 6 năm trời, chấp nhận mọi cực hình thể xác để giải thoát tinh thần. Trong trạng thái đó, thân thể Ngài gầy gò, tiều tụy nhưng không gì có thể lay chuyển được tâm bồ đề kiên cố của Ngài. Đến năm thứ 7 thì Ngài đắc đạo, từ bỏ lối tu khổ hạnh và giác ngộ, giải thoát thành Phật.

Các di tích nghệ thuật Phật giáo cổ đại bị lãng quên và bỏ rơi hàng thế kỷ, đã được các nhà khảo cổ học Anh phát hiện trong thời kỷ cổ đại. Các tác phẩm nghệ thuật quý giá vẫn được các nhà khảo cổ học Pakistan bảo vệ cẩn thận sau khi giành độc lập vào năm 1947. Các Chính phủ Pakistan kế nhiệm, ngoại trừ Chính phủ Gen. Zia-ul-Haq vẫn luôn duy trì các dự án khảo cổ học và bảo tồn các cổ vật.
Pakistan quan tâm bảo tồn các di tích Phật giáo
 Pho tượng Phật Tuyết Sơn khắc họa thời kỳ tu khổ hạnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi chứng đắc thành Phật ở Gandhara
Nhưng vào những năm 2006-2007, Taliban đã cấm việc bảo tồn các khu di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật Phật giáo này bởi sự tồn tại của vị thần trong Hồi giáo là “Haram”. Taliban đã làm hỏng khuôn mặt của một pho tượng Phật khổng lồ ở Swat (một thung lũng và trung tâm hành chính tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan). Tuy nhiên, Tổng thống thứ 10 của nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan (nhiệm kỳ 2001-2008) đã đứng ra đàm phán với quân đội Taliban yêu cầu rút quân và dừng ngay các hành động tàn phá. Sau khi biết quân đội Taliban rời khỏi Gandhara, những nhà khảo cổ học và những người yêu thích nghệ thuật Phật giáo Gandhara ở Pakistan và nước ngoài cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm và yên lòng.

Pakistan cũng bắt đầu tổ chức các buổi triển lãm nghệ thuật Phật giáo Gandhara ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Tại buổi triển lãm ở New York, các cổ vật đã được vận chuyển cẩn thận từ Bảo tàng Lahore và Karachi. Đại sứ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Liên Hợp Quốc, Abdullah Hussain Haroon (2008-2012) đã có những chia sẻ đầy sâu sắc về đức Phật. Ông nói rằng: "Đức Phật là một con người có phẩm chất thanh cao và trí tuệ siêu việt, Ngài đã chỉ ra con đường giải thoát giống như Thánh Gandhi".

Năm 2016, các nhà khảo cổ học Pakistan đã phát hiện pho tượng Phật nhập Niết bàn bằng đá Kanjurcao 14 mét (48 foot). dài 14 mét (48 foot) tại một địa điểm ở Bhamala thuộc quận Swat của tỉnh Khyber Pakhtunwala. Đây là pho tượng Phật nhập Niết bàn có từ thế kỷ thứ 3 sau kỷ nguyên Tây lịch và được xem là pho tượng Phật nhập Niết bàn cổ nhất trên thế giới. 

Sau khi công bố kết quả các cuộc tìm kiếm, nhà lãnh đạo Khyber Pakhtunwala và Chủ tịch Đảng Immag Khan của Pakistan Tehreek-i-Insaaf (PTI), nhà lãnh đạo phe đối lập, cho rằng: Đề xuất mở cửa lại khu di tích này là một điều nên làm, không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn tạo ra sự hòa hợp tôn giáo tại khu vực vừa bị tàn phá bởi chiến tranh. Ông nói: “Đây là một di sản thế giới. Mọi người sẽ đến đây để du lịch tâm linh tôn giáo và chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Gandhara. Phần lớn người dân tại Pakistan đều muốn các khu di tích văn hóa lịch sử Phật giáo sớm được khôi phục và mở cửa trở lại”.

Ngoài Chính phủ, một vài người Pakistan (Yeoman) cũng đang bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa Phật giáo, chống lại sự phá hủy của Taliban, những tên trộm và buôn lậu các pho tượng cổ. Ông Osman Ulasyar, 45 tuổi đã ngăn các chàng trai địa phương chơi Cricket (bóng gậy, bản cầu, mộc cầu, tường cầu, là một môn thể thao dùng gậy đánh bóng, phổ biến tại nhiều quốc gia châu Âu) tại một cánh đồng. Ông Osman Ulasyar đã dùng tiền của mình và xây một bức tường dày 300 ft để bảo vệ khu bảo tháp Phật giáo.

Sự quan tâm của ông Osman Ulasyar trong việc bảo tồn các công trình cổ đại trong khu di tích lịch sử văn hóa Phật giáo Swat, dù không phải của Hồi giáo không còn là điều xa lạ. Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận sự thành kính và tôn trọng của người dân đã giảm đi đáng kể khi bị ảnh hưởng bởi sự cuồng tín của Zia-ul-Haq. Điều mà đến nay vẫn chưa thế khôi phục được.

Tiến sĩ Abdul Samad, Giám đốc Khảo cổ học và Bảo tàng ở tỉnh Khyber Pakhtunwala nói với tờ Reuters: “Khu phế tích nghệ thuật kiến trúc mỹ thuật Phật giáo Gandhara là hiện thân cho sự hòa hợp tôn giáo. Nơi đây người ta tìm thấy các vị thần Hy Lạp, La Mã, Ba Tư, Hindu và Phật giáo cùng nằm trong một tấm bảng duy nhất đặt tại Bảo tàng Peshawar”.

Nhận thức của người Pakistan về thời kỳ không theo Hồi giáo vẫn còn rất tệ, do chịu ảnh hưởng của Hồi giáo Pakistan, thời kỳ Tổng thống thứ 5 nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan Muhammad Zia-ul-Haq (nhiệm kỳ 1978-1988). Bảy năm trước khi Tổng thống Muhammad Zia-ul-Haq xuất hiện, lịch sử đã làm phai mờ quá khứ Hồi giáo trước năm 1971. 

Những lỗ hổng nặng nề trong nhận thức về lịch sử của người dân cần được quan tâm và sửa đổi càng sớm càng tốt. Có như vậy mới có thể phát huy được tiềm năng du lịch khổng lổ và bảo tồn được các công trình kiến trúc mỹ thuật Phật giáo Gandhara.

Vấn nạn trộm cướp, phá hoại và buôn lậu cổ vật quý cần phải bị xử lý mạnh mẽ. Bởi đây là một hành động vô đạo đức. Những tên trộm thường lấy những lời dạy trong đạo Hồi để biện minh cho hành động thiếu tôn kính của họ với các bức tượng thần. Chính phủ Pakistan đã ban hành đạo luật để bảo vệ các khu di tích lịch sử, bảo tồn các hiện vật quý giá và ngăn chặn việc mua bán cổ vật trái phép diễn ra trong nước và quốc tế.

Nhiều hiện vật đang được lưu giữ trong bảo tàng ở các thành phố lớn để đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho du khách chiêm ngưỡng sự tinh tế trong nghệ thuật kiến trúc mỹ thuật Phật giáo Gandhara.

Vân Tuyền (Nguồn: New Sin Asia)
(Nguồn: www.phatgiao.org.vn)
Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long: Chùa Thiên Phước phóng sanh 2 tấn cá ra dòng sông Hậu

Chiều ngày 19/04/2024 (ngày 12/03 năm Giáp Thìn), chùa Thiên Phước (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã tổ chức cho đạo tràng Phật tử làm lễ phóng sanh tại dòng sông Hậu (đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online