25/06/2021 20:17

Quan điểm sai lầm của PGS.TS. Phạm Ngọc Trung về quản lý tiền công đức

PSO - Ngày 11/6/2021, Người đưa tin pháp luật – Tạp chí điện tử Hội Luật gia Việt Nam đăng ý kiến của PGS.TS, chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung – nguyên Trưởng Khoa Văn hóa Học viện Báo chí Tuyên truyền về Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính liên quan đến quản lý tiền công đức. Ông Trung cho rằng: Về nguyên tắc tài chính, bất cứ tổ chức nào cũng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, không phải muốn sử dụng tiền công đức vào việc gì cũng được. Đã nói đến tiền công đức thì có người công đức ít, người công đức nhiều (có thể lên tới tiền tỷ, chục tỷ…). Có người hiến tặng tiền xây một tòa nhà, biếu tặng các vật tư, nguyên liệu, quy ra rất nhiều tiền. Những việc này thì phải công khai, dưới sự quản lý của Nhà nước. Cho nên Dự thảo Thông tư này có tính chất quản lý Nhà nước về vấn đề tài chính ở tất cả các đơn vị, cơ quan tổ chức trên đất nước Việt Nam. Vấn đề quản lý ở đây có nhiều khía cạnh của quản lý, các tổ chức chi tiêu tiền công đức vào việc gì thì phải báo cáo cho chính quyền địa phương. Ví dụ: dùng tiền để ủng hộ phòng chống dịch Covid hay dùng để xây dựng, tu bổ cơ sở,… đều phải tuân theo quy định chung, tránh tình trạng làm sai luật dễ dẫn đến những tiêu cực. Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/y-kien-da-chieu-ve-quan-ly-tien-cong-duc-a517086.html Với tư cách chuyên gia pháp lý, chúng tôi cho rằng quan điểm trên của ông Trung là phiến diện, không có cơ sở pháp lý, không xét đến yếu tố tôn giáo, lịch sử và văn hóa truyền thống, bởi các lẽ sau: Thứ nhất, xét ở góc độ pháp lý, hiện không có quy định bắt buộc các chủ thể dân sự phải kê khai, báo cáo về việc tặng cho tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Ví dụ: bố mẹ cho con cái, bạn bè cho tặng nhau tài sản thì Nhà nước không thể bắt khai báo và kiểm tra tất cả các giao dịch cho tặng này; còn đối với các tài sản đặc biệt thuộc diện phải đăng ký biến động, đăng ký quyền sở hữu theo quy định (như bất động sản, xe cộ,…) thì chính việc thực hiện thủ tục sang tên, đăng ký quyền sở hữu là một biện pháp giám sát và quản lý phù hợp của Nhà nước đối với loại tài sản này rồi. Cho nên quan điểm cho rằng tài sản cho tặng có giá trị lớn thì phải báo cáo để Nhà nước trực tiếp quản lý, quyết định việc sử dụng là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng và không có cơ sở pháp lý. Thứ hai, việc quản lý chi phí đầu tư, xây dựng liên quan đến hoạt động tu bổ di tích đã có rất nhiều quy định của pháp luật điều chỉnh. Các Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Di sản quy định và hướng dẫn chi tiết về lập, sử dụng và quản lý chi phí liên quan và Nhà nước vẫn đang thực hiện chức năng quản lý, giám sát các chi phí này theo quy định. Việc quan niệm các nhà sư chỉ biết xây dựng tự phát là quan niệm cổ hủ và sai lầm, bởi nếu không tuân thủ các quy định trên thì các dự án tu bổ, phục dựng và phát triển di tích không thể được cấp phép và không thể thực hiện được. Vấn đề là thực thi đúng các văn bản pháp luật đang có hiệu lực nói trên, chứ không phải là ban hành một Thông tư mới về quản lí tiền công đức trái Hiến pháp, trái pháp pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu của tổ chức tôn giáo được Nhà nước bảo hộ. Ông Trung cũng sai lầm khi cho rằng tất cả các giao dịch hợp pháp của mọi tổ chức đều phải do Nhà nước quản lý. Ở đây phải hiểu đúng rằng: Pháp luật về Tín ngưỡng, tôn giáo và Bộ luật Dân sự đã công nhận và cho phép tổ chức tôn giáo được có quy định riêng về quản lý tài sản của mình, vì vậy, chủ sở hữu tự quyết định mục đích sử dụng tài sản phù hợp với quy định riêng của tổ chức tôn giáo và bảo đảm không vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc, Nhà nước chỉ can thiệp vào quan hệ dân sự nếu quan hệ đó có dấu hiệu vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể dân sự nào đó hoặc vi phạm trật tự công. Nên quan điểm cho rằng “không phải muốn sử dụng tiền công đức vào việc gì cũng được” của ông Trung phải được hiểu là không được sử dụng vào các mục đích trái tôn chỉ của tổ chức, vi phạm quy định cấm của pháp luật. Còn nếu sử dụng vào mục đích hợp pháp, đúng với quan điểm Phật giáo, quy định của Giáo hội và quy định pháp luật thì Nhà nước không có quyền can thiệp. Thứ ba, xét thêm về tính lịch sử và niềm tin tôn giáo, văn hoá truyền thống, Phật giáo đã đồng hành cùng sự phát triển, dựng nước và giữ nước trong nhiều giai đoạn thăng trầm của dân tộc cho đến ngày hôm nay. Niềm tin vào Đạo Phật và thực hành nghi thức của Đạo Phật (trong đó có cúng dường Tam Bảo tạo phước lành) là chỗ dựa tinh thần và niềm tin to lớn của xã hội, cộng đồng. Với niềm tin sâu sắc đó, người dân khi công đức vào các chùa, cơ sở Phật giáo hay trực tiếp cho các nhà tu hành không đặt ra điều kiện về mục đích sử dụng và không yêu cầu phải được kiểm soát về mục đích sử dụng của tài sản đã tự nguyện cho tặng. Như vậy, việc một chủ thể thứ ba can thiệp vào quyền tài sản này không những trái với ý chí của người cho tặng mà còn vi phạm quyền tài sản của người nhận cho tặng. Chúng tôi cho rằng, Bộ Tài chính phải xem xét rất cẩn trọng bản chất của “tiền công đức” để không đánh đồng khái niệm này (là thuật ngữ riêng của Phật giáo và một số tôn giáo, tín ngưỡng khác) với tiền, tài sản tài trợ di tích và hoạt động lễ hội. Trong đó, các ý kiến của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cộng đồng xã hội phải được Bộ Tài chính tiếp thu vì đây là các chủ thể có quyền và lợi ích trực tiếp bị ảnh hưởng bởi Thông tư này. Cuối cùng, cần phải có hồi kết cho những tranh luận xoanh quanh vấn đề quản lý Nhà nước đối với “tiền công đức” trong suốt nhiều năm qua. Có lẽ đã đến lúc phải công nhận bằng văn bản pháp lý về việc “tiền công đức” cho tổ chức, cơ sở tôn giáo và nhà tu hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tài sản của Giáo hội và nhà tu hành, được quản lý và sử dụng theo quy định riêng của Giáo hội, tương tự như việc Nhà nước đang bảo vệ tài sản và các quyền về tài sản của các tôn giáo khác.

Chuyên gia pháp lý Lý Thu Hằng

 
Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online