14/08/2018 18:57

Tháng Bảy có phải là... tháng “cô hồn”?

GNO - Cứ tới tháng Bảy, hễ gặp vấn đề gì trở ngại thì mọi người “đổ thừa” rằng “tháng cô hồn” nên bị vậy và cảm thấy lo lắng, kiêng cữ đủ điều, kiểu mê tín - sợ trong tháng Bảy sẽ không được hanh thông, may mắn.

Giác Ngộ trao đổi với một số vị tôn túc về quan niệm nói trên và dưới đây là những lời khuyên:

* ĐĐ.Thích Nguyên Hạnh, Phó ban Hoằng pháp TP.HCM: “Vu lan: dịp giúp đỡ những người thân đã mất”

Rằm tháng Bảy còn được gọi là ngày xá tội vong nhân - những chúng sanh trong ác đạo nhờ nguyện lực của chư Tăng mà được thoát khổ. Từ đó, trong dân gian truyền tụng là ngày “mở cửa địa ngục”. Theo Phật giáo, không có ngày mở cửa địa ngục và không hề có chuyện cô hồn, ma quỷ nhân mở cửa ngục rồi tràn lên dương thế quấy phá.

Việc thiết lễ cúng cô hồn trong tháng Bảy tại các chùa mà người ta thường thấy là một cách thể hiện lòng từ bi, bố thí cho các chúng sanh trong ác đạo được no đủ, hưởng được sự chú nguyện của chư Tăng sanh lên những cõi lành.

Với Phật giáo, tháng Bảy là mùa Vu lan - Báo hiếu, người sống tạo ra phước lành cho người mất và mong với phước báu đó, người mất có thể đầu thai về cõi an vui.

Vu lan xuất phát từ câu chuyện trong bản kinh Vu lan: Đức Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên sau khi chứng quả A-la-hán, Ngài đi tìm mẹ của mình. Biết được mẹ đang ở cõi ngạ quỷ, Ngài mang bát cơm dương thế giúp cho mẹ đỡ đói, định cứu mẹ nhưng không cứu dược mẹ. Ngài đã trở về thưa với Phật: Tại sao con xuất gia tu tập mà không cứu được mẹ. Phật nói, tại vì mẹ Ngài Mục Kiền Liên nghiệp tội quá sâu (cụ thể là nghiệp bỏn xẻn, keo kiết quá nặng trong tâm trí) - với những người như vậy rất khó cứu độ.

Để cứu được, đức Phật bèn chỉ phương pháp tổ chức lễ Vu lan: phải nhờ thần lực của mười phương Tăng  sau lễ Tự tứ; chư Tăng mới cứu được mẹ, sức một mình Ngài không thể giúp được mẹ. Nhờ sức chú nguyện của chư Tăng tác động vào tâm trí của bà Thanh Đề, tránh xa tâm bỏn xẻn của mình mà sanh lên cõi Trời.

Từ đó, Tôn giả thưa với Phật, pháp Vu lan này có thể ứng dụng cho người đời sau không?. Và đức Phật khẳng định Vu lan là một phương pháp tốt nhất để giúp đỡ những người thân đã mất. Trên tinh thần đó, các chùa Bắc tông ngày nay đều ứng dụng phương pháp này để giúp người sống tăng trưởng phước lành, giúp người mất là cha mẹ nhiều đời, ông bà cửu huyền thất tổ đang trả nghiệp báo xấu của mình thì nhân lễ Vu lan này được siêu sanh: nhẹ đi phần tội nghiệp của mình và từ đó tăng trưởng phước lành, nên gọi là lễ báo đáp công ơn cho cha mẹ.

Nói về Vu lan Báo hiếu, không phải đợi Vu lan người con Phật mới thể hiện sự hiếu hạnh, mà bình thường trong cuộc sống hàng ngày phải sống cho tốt làm tròn bổn phận của người con. Đừng đợi tới mùa Vu lan mới làm cho có, cái này không phải là hiếu hạnh, hiếu hạnh phải thường xuyên nuôi dưỡng thì mới thật sự thương cha thương mẹ. Chẳng hạn, có nhiều người lúc cha mẹ còn sống thì không lo nhưng khi mất thì cúng lớn… là không đúng.

Báo hiếu là lúc cha mẹ còn sống và hướng cha mẹ vào con đường tốt, tạo phước lành cho cha mẹ thì mới đáng quý, mới gọi là báo hiếu.

* ĐĐ.Thích Thiện Chơn, Phó Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM: “Người con tròn hiếu đạo là giúp cho mẹ an lạc…”

Vu lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn, nghĩa là giải đảo huyền – “giải tội bị treo ngược lên”. Kinh Vu lan ghi, nhìn thấy mẹ chịu cảnh đói khát nơi địa ngục, Ngài Mục Kiền Liên tìm đến Phật để hỏi cách cứu mẹ, và thực hành theo lời Phật dạy, bà Thanh Đề đã được thoát khỏi cảnh ngạ quỷ đói khát và được sanh về cảnh giới tốt đẹp. Trong ngày hôm đó, rất nhiều chúng sanh nương nhờ phước đức đó cũng được sinh về cõi lành.

Lễ Vu lan ra đời từ đó, hằng năm đến ngày này con cháu hồi tưởng đến công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Những người con cháu thực hiện nhiều việc thiện, việc lành hồi hướng cầu nguyện người quá vãng được siêu thoát, người hiện tiền thì quan tâm, thăm viếng, hướng dẫn làm nhiều việc thiện và tu tạo pháp lành.

Vu lan - ngày chư Phật hoan hỷ, ngày Tự tứ của chư Tăng, Phật tử đem tâm chí thành, chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng… hồi hướng công đức này, hợp cùng năng lực của chư Tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược. Cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho cửu huyền thất tổ của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc.

Với người con Phật, nếu cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều lành; cha mẹ chưa quy y Tam bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam bảo. Khi cha mẹ được an lạc, giải thoát thì sự báo hiếu của người con tròn hiếu đạo.

* ĐĐ.Chí Giác Thông, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Văn hóa TP.HCM: “Tháng 7 là tháng tri ân báo ân”

Tháng Bảy - dân gian người ta gọi là “tháng cô hồn” là do người ta chỉ nhìn thấy một khía cạnh nhỏ trong việc các chùa tổ chức những đàn cúng gọi là cúng chẩn tế cô hồn. Nhưng thực tế tháng Bảy là tháng tri ân và báo ân, nhắc nhở mọi người phải biết ơn ông bà cha mẹ của mình.

Theo đó, dựa vào tích Mục Kiền Liên cứu mẹ (bà Thanh Đề), nên tháng Bảy là để mọi người nhất là người con Phật nhớ đến công ơn cha mẹ ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Cụ thể, thường đến chùa cầu nguyện cho cha mẹ mình nếu còn sống thì được bình an, nếu quá vãng thì noi gương Ngài Mục Kiền Liên đến chùa sắm sanh lễ vật cúng dường mười phương Tăng, cầu nguyện ông bà mình được tái sanh về cõi lành.

Tri ân báo ân không chỉ một tháng, mà lúc nào chúng ta cũng phải tri ân báo ân. Nhưng có thể trong cuộc sống lo cơm áo gạo tiền, mình bị cuốn đi, mình không nhớ tri ân báo ân nên tháng Bảy là dịp để nhắc nhở mình hướng về ông bà cha mẹ nhiều hơn.

Chúng tôi biết, nhiều bạn trẻ là Phật tử phát tâm ăn chay trường cả tháng Bảy để thể hiện lòng tri ân báo ân, nhiều Phật tử tâm niệm tháng Bảy là tháng để hướng thiện người ta làm phước - hồi hướng công đức đến những người thân quá vãng. Người Phật tử khi cha mẹ còn sống thì càng phải hướng về hai đấng sinh thành của mình có những lời nói hành động, cử chỉ thể hiện lòng biết ơn với ông bà cha mẹ.

Tháng Bảy là tháng tri ân báo ân và các chùa đều tổ chức Vu lan Báo hiếu, trong lễ đều nói về công ơn cha mẹ, tất cả những cái ơn mình nhận được trong cuộc đời này.

Có những bạn quan niệm tháng Bảy là tháng xui xẻo đó là quan điểm sai lầm, vì cái xui hay hên là do nghiệp của mình đã tạo thì phải trả, không nhất thiết tháng nào. Với người đệ tử Phật, ghi nhớ tháng Bảy là tháng của sự báo hiếu, tri ân, báo ân: nếu chúng ta biết làm nhiều việc thiện thì chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ đến với mình.

Như Danh thực hiện

Nguồn:giacngo.vn

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online