Tiểu sử Hoà thượng Thích Phước Hạnh

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH PHƯỚC HẠNH

1. THÂN THẾ:
  • Hòa thượng Thích Phước Hạnh thế danh: Nguyễn Tiến Học, sinh ngày 01 Tháng 02 Năm 1941 tại làng Thanh Mỹ, xã Ninh Quang, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Hòa thượng vốn sinh ra trong một gia tộc có truyền thống nhiều đời thâm tín Tam Bảo. Thân phụ là Cụ Ông: Nguyễn Hào, thân mẫu là: Cụ bà Phan Thị Chiền. Hòa thượng là người con thứ 5 trong gia đình có 8 anh chị em. Thuở nhỏ, Hòa thượng thường theo Mẹ đến chùa Làng sinh hoạt và tụng kinh. Đến năm 15 tuổi (1954), Cha Mẹ nhận thấy Hòa thượng có túc duyên với Tam Bảo nên đã đồng ý cho cậu ruột là Cố Hòa thượng Thích Minh Mỹ, trụ trì Tổ đình Thiên Quang, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa dẫn về Tổ đình Thiên Quang làm công quả và tập sự xuất gia.
2. THỜI KỲ XUẤT GIA VÀ HỌC ĐẠO:
  • Năm 1957, Hòa thượng Thích Minh Mỹ nhận thấy Hòa thượng có tư chất nghiêm trang, ham tu và hiếu học nên Ngài đã đưa Hòa thượng lên Phật Học Viện Hải Đức - Nha Trang gửi gắm, đảnh lễ Cố Đại Lão Hòa thượng Giám đốc học viện, thượng TRÍ hạ THỦ - nguyên đệ nhất Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN làm Bổn Sư thế độ, được ban cho Pháp danh là: Nguyên Đạo.
  • Năm 1959 – 1962: Hòa thượng được Hòa thượng Bổn sư cho về PHV Báo Quốc, cố đô Huế tu học.
  • Năm 1962 – 1964: Hòa thượng được Hòa thượng Bổn sư cho lên chi nhánh PHV Hải Đức tại Chùa Linh Sơn, Tp. Đà Lạt tu học.
  • Năm 1964: Hòa thượng được về tu học tại PHV Hải Đức – Nha Trang. Cùng năm ấy Hòa thượng được thọ giới Sa Di tại phương trượng PHV Hải Đức – Nha Trang, do chính Hòa thượng Bổn Sư thượng Trí hạ Thủ làm Đàn Đầu và được ban cho Pháp tự là: Thích Phước Hạnh.
  • Năm 1968: Hòa thượng được Hòa thượng Bồn Sư cho thọ Cụ túc giới cụ tại Đại giới Đàn HẢI ĐỨC - Nha Trang, do Ngài Thích Tịnh Khiết - đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN làm Đàn Đầu. Sau đó, Hòa thượng được ban cho Pháp hiệu là: Hải Triều.
  • Năm 1969: Hòa thượng được Hòa thượng Bổn sư cho vào Tu viện Quảng Hương Già Lam tu học và phụ giúp công việc hoằng dương chánh pháp.
3. THỜI GIAN HÀNH ĐẠO:
  • Từ năm 1972 đến 1975: Nhận lời thỉnh cầu tha thiết của Ban đại diện Phật giáo xã Dầu Giây (lúc bấy giờ thuộc quận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh), Hòa Thượng thượng TRÍ Hạ THỦ đã cử Hòa thượng về đảm nhiệm vai trò thành viên Ban đại diện GHPGVNTN tỉnh Long Khánh, chánh đại diện Phật giáo xã Dầu Giây. Cũng trong thời gian này, Hòa thượng tham gia giảng dạy tại Trường trung tiểu học Bồ Đề Long Khánh trong khuôn viên Chùa Vĩnh Khánh (nay là trường Trung học cơ sở Hồ Thị Hương, cạnh Chùa Long Thọ) và Trường tiểu học chi nhánh Bồ Đề Long Khánh tại quận Định Quán, tỉnh Long Khánh (nay là huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai); sau đó, kiêm nhiệm trú trì Chùa Khánh Lâm.
  • Từ năm 1975 – 2022: Hòa thượng tiếp tục giữ vai trò Trú trì Chùa Khánh Lâm. Từ một ngôi chùa nhỏ, lúc bấy giờ chỉ có ngôi chánh điện và nhà tổ cũ kỷ, tuy chỉ cách quốc lộ 1A khoảng 800m, nhưng rất hẻo lánh bởi bao quanh Chùa là rừng cây, đa phần là cây cao su; đường vào Chùa chỉ là đường đất, mùa mưa thì lầy lội, trơn trợt, mùa nắng thì ôi thôi là bụi… từ đó Hòa thượng đã âm thầm phát tâm trùng tu dần dần ngôi Tam Bảo Chùa Khánh Lâm. Hòa thượng đã tu sửa nhà Tổ, lợp lại ngói toàn bộ cho Chánh Điện và nhà Tổ; xây dựng tiền đường Chánh điện, hậu liêu, nhà Tăng, giảng đường, khu tưởng niệm Phật Thích Ca thành đạo, Đoàn quán GĐPT và cảnh quan chung quanh Chùa…; đồng thời, trong giai đoạn này, Hòa thượng cũng đã giúp nhân dân địa phương nhiều lần đứng ra tu sửa những con đường vào Chùa, cho đến khi được trải nhựa hoàn toàn; đặc biệt, nhiều lần tu sửa cống Lỡ trước Chùa - nước ở cống này trãi dài từ đèo Mẹ Bồng Con về đến xã Hàm Thuận (nay là xã Bàu Hàm 1) giúp nhân dân có nguồn nước sạch để tưới tiêu và cà phê vào những năm còn khốn khó sau 1975.
  • Về phương diện giáo dục và hoằng dương chánh pháp: Ngoài việc chuyên tâm giữ gìn giới hạnh, siêng tụng kinh, bái sám sớm tối, ứng phó đạo tràng theo yêu cầu của bách tánh, Hòa thượng rất quan tâm đến đời sống tinh thần các thế hệ tín đồ Phật tử trẻ; thường xuyên trực tiếp giảng dạy cho các cấp huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT Khánh Vân và các nơi có nhu cầu; mở lớp giáo lý La Hầu La và nhiều lớp Phật pháp căn bản khác; Hòa thượng đã trực tiếp cố vấn nhân dân Phật tử xã lộ 25 khai sơn Chùa Bảo Huệ, thành lập GĐPT Khánh Linh và tổ chức truyền trao Tam Quy Ngũ Giới nhằm quy hướng nhân dân hướng Phật tu tâm, phụng sự xã hội.
  • Cũng trong thời gian này, Hòa thượng nhiều lần có duyên lành được các tự viện ở hải ngoại mời sang hoằng dương Phật Pháp. Hòa thượng đến tự viện nơi nào cũng giúp nơi đó trùng hưng ngôi Tam Bảo và mở các lớp giảng dạy Phật pháp, khuyến tấn Tăng Ni và hàng Phật tử tại gia chuyên tâm tu học và thực hành theo lời Phật dạy để đem lại hạnh phúc cho tự thân và tha nhân.
 4. VỀ CÔNG HẠNH: Hòa thượng là một Người luôn nghiêm trì giới hạnh, trọn đời thể hiện sự khiêm cung, hết lòng kỉnh Tăng và tôn trọng tổ chức Phật giáo. Mỗi khi hóa độ được vị nào xuất gia, Hòa thượng đều mang gửi gắm cho một trong các bậc tôn đức đương thời để làm Pháp tử; mỗi lần tổ chức Lễ Quy Y Tam Bảo lớn nhỏ cho tín đồ Phật tử, Hòa thượng đều cung thỉnh Ngài Hòa Thượng Bổn Sư trao truyền giới pháp và đặt pháp danh; Sau khi Hòa thượng Bổn Sư viên tịch, Hòa thượng đều cung thỉnh cố Hòa thượng thượng Tâm hạ Hướng truyền giới và đặt pháp danh; mỗi khi có giáo phẩm tôn đức Tăng già viếng thăm, Hòa thượng đều đắp y hậu cung rước từ ngoài cổng tam quan; tiếp đón huynh đệ pháp lữ đến thăm, trao đổi Phật sự, Hòa thường đều mặc hậu hoặc áo tràng rất trịnh trọng; mỗi khi có đệ tử xuất gia đã trưởng thành về đảnh lễ thọ pháp, Hòa thượng đều bảo ra Tổ đường lễ lạy rồi mới chỉ dạy trước Tổ đường; Hòa thượng không bao giờ cho phép Tỳ kheo Tăng đắp y lạy mình, cho dù vị đó là học trò của mình; thậm chí khi Hòa thượng lâm trọng bệnh, các đệ tử xuất gia về thăm, xin được ở lại chăm sóc, Hòa thượng đều không cho, Hòa thượng nói: “Thầy chỉ là hạt cát trong đại dương mà thôi, chẳng là gì cả, các con thương Thầy, muốn báo ân Thầy thì hãy về nơi trú xứ của mình siêng năng giữ gìn giới hạnh, tụng Kinh, bái Sám, hướng dẫn Phật tử hữu duyên cho tốt, đó mới chính là thương Thầy và báo ân Thầy”. Hòa thượng đi đâu, ở đâu, mỗi khi gặp huynh đệ pháp lữ và hàng hậu học, Hòa thượng đều thường xuyên kể về những công hạnh tuyệt hảo của lịch đại Tổ sư và các bậc Thầy đi trước để nhắc nhớ hàng Phật tử xuất gia và tại gia hết lòng noi gương tu học và phụng sự đạo pháp và dân tộc. 5. THỜI KỲ VIÊN TỊCH: Đầu tháng 10 năm 2022, Hòa thượng lâm trọng bệnh, mặc dù được được các Y Bác Sĩ bệnh viện Việt Pháp và Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM hết lòng chữa trị, nhưng vì niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận theo lẽ vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 02g50’, rạng sáng ngày 29 tháng 11 năm 2022, nhằm ngày mùng 06 tháng 11 năm Nhâm Dần. Sự ra đi của Hòa thượng là một sự mất mát lớn của tình Linh Sơn cốt nhục, nghĩa pháp lữ nghìn đời trong cộng đồng Tăng già; môn đồ đệ tử xuất gia và tại gia các giới mất đi một bậc Thầy khả kính, trọn đời siêng năng hành trì giới hạnh, tiếp dẫn hậu lai, báo đền ơn Phật Tổ. Nam mô Tân viên tịch, Tự Lâm Tế chánh tông, tứ thập tứ thế, trùng kiến Khánh Lâm Tự, trú trì húy Thượng NGUYÊN Hạ ĐẠO, Tự PHƯỚC HẠNH, Hiệu HẢI TRIỀU, Nguyễn Công Hòa thượng Giác Linh, thùy từ chứng giám.

Môn đồ pháp quyến cẩn soạn

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Bến Tre: “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân xã Đảo

PSO - Ngày 23/4, trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn mặn đang rất khốc liệt, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tỉnh Bến Tre, khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nước uống trầm trọng ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất của người dân. Được sự tài trợ đoàn thiện nguyện do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn cùng các mạnh thường quân

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online