TP.HCM: Ban Biên tập Tạp chí Văn hoá Phật giáo và Phật sự Online dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

PSO - Nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021, sáng ngày 20/4/2021 (Mùng 09 tháng 3 Âm lịch), Ban Biên tập (BBT) Tạp chí Văn hoá Phật giáo (VHPG) và Kênh thông tin tổng hợp Phật sự Online (PSO) đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Tưởng niệm các vua Hùng, Công viên Lịch sử Văn hoá dân tộc, phường Long Bình, TP Thủ Đức.

Theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của TT Thích Minh Nhẫn UV TT HĐTS, Phó Tổng biên tập TT - Tổng Thư ký tòa soạn Tạp chí VHPG, Tổng biên tập PSO; TT Thích Phước Nghiêm UV HĐTS, Phó Tổng biên tập Tạp chí VHPG & PSO; Đại đức Thích Minh Ân – Trị sự Tạp chí VHPG – Phó Tổng Biên tập PSO dẫn đoàn và các thành viên BBT, nhân viên tạp chí đã cử hành các nghi lễ trọng thể, dâng hương tại gian thờ chính Quốc Tổ Hùng Vương, thành kính tri ân công đức các vị liệt tổ, liệt tông đã có công khai thiên lập quốc, lập nên nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam; đồng thời cầu cho quốc thái dân an, dịch bệnh tiêu trừ, đất nước được bình yên, thịnh vượng, trường tồn.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch là sự kiện quan trọng bởi đó là ngày Quốc giỗ của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đều được tổ chức trong không khí trang nghiêm trên khắp mọi miền tổ quốc, thể hiện tình cảm thiêng liêng, in sâu trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt. Việc tưởng nhớ và ghi ơn công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng đã thể hiện qua việc thờ cúng ở nhiều vùng miền của đất nước với nhiều hình thức và nghi thức hết sức đa dạng.

Năm 2009, Đền Tưởng niệm các vua Hùng tại TP. HCM được xây dựng xong. Đây là công trình trung tâm trong Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc với mục đích để cho những người con Phương Nam hướng vọng về cội nguồn dân tộc, có điều kiện biết về vua Hùng, biết ơn những người đã đặt nền móng đầu tiên cho nước Việt Nam ta.

Trên đường di chuyển lên Đền dâng hương, đoàn BBT đã di chuyển qua quảng trường rộng với nhiều cây cọ được vận chuyển từ Phú Thọ về đây để thể hiện sự gần gũi và mang hơi thở của miền đất Tổ. Dưới nền quảng trường là hình mặt trời nhiều tia được mô phỏng theo bề mặt trống đồng Đông Sơn. Hai bên quảng trường có 18 trụ đá tượng trưng cho 18 thời Hùng Vương trong lịch sử Cổ Đại Việt Nam.

Nối tiếp quảng trường là đến Nghi môn, hai bên tả và hữu của Nghi môn là phù điêu hai võ sĩ mô phỏng theo Đền Hùng ở Phú Thọ, một người cầm giáo và một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù theo lối kiến trúc cổng Đền Hùng ở Phú Thọ.          

Qua Nghi môn, đoàn di chuyển trên đường tre với 107 bậc cấp được xây dựng đào sâu theo triền dốc tự nhiên, trên mặt đường tre được lót bằng đá chẻ. Hai bên vách đường tre trồng hai hàng tre ngà từ cổng vào cho đến đền chính.

Trên đường tre, đoàn gặp nhà bia được thiết kế theo lối kiến trúc cổ Việt Nam. Tại đây có dựng bia nặng khoảng 5 tấn với nội dung ghi lại lịch sử trường tồn của dân tộc Việt Nam, và lịch sử khẩn hoang của những người con phương Nam luôn nhớ về cội nguồn Quốc Tổ.

Cuối cùng là di chuyển đến Đền. Đền được xây dựng trên đỉnh đồi Viễn có diện tích xây dựng khoảng 5000 m2, được thể hiện hoàn toàn theo phong cách kiến trúc hiện đại phóng khoáng mạnh mẽ của người dân Nam bộ và cũng là nét đặc trưng mang tấm lòng của người dân thế kỷ 21 tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Đền thờ mang hình chim lạc cách điệu đang vươn cánh bay về phương Bắc, đây cũng chính là biểu tượng của Khu tưởng niệm các Vua Hùng.

Trong khu thờ được thiết kế tạo không gian sâu thẳm và thiêng liêng với 09 gian thờ: Gian thờ chính giữa phía trên đặt ngai thờ của Âu Cơ và Lạc Long Quân những người được coi như là thủy tổ của người Việt nằm ở vị trí quan trọng nhất trong gian thờ. Tiếp đó là Nơi đặt ngai thờ và bài vị Quốc Tổ Hùng Vương.

Bên cạnh gian thờ chính, các gian thời khác được thờ phụng theo hướng trục Bắc – Nam: Gian Lạc Tướng; Gian Lạc Hầu; Gian thờ An Dương Vương; Gian thờ Trưng Nữ Vương; Gian thờ Lạc Dân; Gian thờ Tản Viên Sơn Thánh; Gian thờ Phù Đổng Thiên Vương; Gian thờ Lạc Dân.

Phía trên Đền là sân vọng được thiết kế cao hơn mặt đất đỉnh Đồi Viễn nhằm tạo cảm giác cho người đi lễ cảm nhận ánh sáng dần lên, tầm mắt được mở rộng ra dần. Sân vọng được thiết kế hình vuông, sau khi làm lễ xong mọi người có thể lên đây, nhìn về trục Bắc - Nam, đốt nhang và ngưỡng vọng về đất Tổ. Phía góc phải và góc trái của sân vọng là 54 cột đá để biểu trưng cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đoàn kết đùm bọc nhau, dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.

Dưới đền là sân hội đây là sân hội phục vụ cho việc tổ chức các lễ hội sau khi thực hiện phần nghi thức lễ. Với kiến trúc như vậy công trình đã tách riêng được phần lễ mang tính tôn nghiêm trang trọng và phần hội sinh hoạt vui chơi giải trí.

Hàng năm, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch), những người con phương Nam lại đến Khu tưởng niệm các Vua Hùng để dâng hương tưởng niệm. Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giác ngoại xâm giữ nước. Đây cũng là ngày mà toàn Đảng, toàn dân nhớ về cội nguồn lịch sử của cha ông ta, về tổ tiên dân tộc vì đây chính là cái gốc của mỗi con người và nguyện một lòng mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Thế hệ con cháu chúng ta có quyền tự hào rằng dân tộc Việt Nam có một bề dày lịch sử hàng nghìn năm có thể sánh ngang tầm với các quốc gia có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.

EKIP PSO

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online