TP.HCM: Đại đức Thích Huệ Nghiêm bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về Nghi lễ Ứng phú đạo tràng trong Phật giáo Cổ truyền

PSO - Sáng ngày 23/12/2022, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP.HCM, Đại đức Thích Huệ Nghiêm đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Phật học với đề tài: Nghiên cứu Ứng phú Đạo tràng trong Phật giáo Cổ truyền ở Nam Bộ”.

Tham dự lễ bảo vệ luận văn có: Hoà thượng Tiến sĩ Thích Huệ Thông - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế TƯ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương; Hoà thượng Tiến sĩ Thích Đồng Bổn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu PGVN, nguyên Trưởng khoa Lịch sử PGVN tại Học viện PGVN; TT. Tiến sĩ Thích Phước Đạt - Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn học Phật giáo, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt nam tại TP. Hồ Chí Minh kiêm Trưởng khoa PGVN; TT. TS. Thích Hạnh Tuệ, PGS. TS. Trần Thuận, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quận, Ni sư TS. Thích nữ Như Nguyệt và chư Tôn đức trong Hội đồng cùng tham dự.

Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Hoà thượng Tiến sĩ Thích Huệ Thông - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế TƯ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương và Hoà thượng Tiến sĩ Thích Đồng Bổn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu PGVN, nguyên Trưởng khoa Lịch sử PGVN tại Học viện PGVN đồng là Giáo sư hướng dẫn.

Tại buổi bảo vệ, Đại đức Thích Huệ Nghiêm, thế danh: Tô Thanh Tuấn đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của luận văn “Nghiên cứu Ứng phú Đạo tràng trong Phật giáo Cổ truyền ở Nam Bộ”, Theo đó, Ứng phú đạo tràng là một nét văn hoá, nghệ thuật nghi lễ đa dạng và đặc sắc trong Phật giáo Cổ truyền ở Nam bộ, trải qua quá trình tiếp biến để hình thành và phát triển một nền nghi lễ Phật giáo vùng đất phương Nam từ những thập niên 60 – 70 của thế kỷ XVII, một trong số đó là quá trình du nhập của các nhà sư Trung Hoa theo đoàn người Minh Hương vào khai hoang mở cõi vùng đất này.

Đại đức Thích Huệ Nghiêm – Phó Thư ký kiêm Phó Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn “Nghiên cứu Ứng phú Đạo tràng trong Phật giáo Cổ truyền ở Nam Bộ”

Trên tiến trình hội nhập và phát triển, có thể nói thời kỳ vàng son của ƯPĐT tại Nam bộ chính là sự hành đạo của Tăng cang Tiên Giác - Hải Tịnh, vị Tổ sư đã khéo vận dụng và tiếp biến nền Úng phú Đạo tràng (ƯPĐT) sẵn có trong dân gian để biên soạn, kết tập lại thành nghi lễ ƯPĐT trong Phật giáo Cổ truyền ở Nam bộ. Đó chính là sự biên soạn về văn phạm, nghi biểu, oai nghi, khoa giáo, và nhạc lễ... tạo nên một nghi lễ Phật giáo vùng Nam bộ cho chư tăng Lục tỉnh Nam kỳ học tập và thực hành có chủ trương và hệ thống. Với những đặc thù về nghi lễ ƯPĐT trong Phật giáo Cổ truyền ở Nam bộ trên những phương diện cấu thành như ban kinh sư, pháp phục, pháp khí, nhạc lễ, các văn phạm khoa giáo, sớ điệp công văn... đã tạo nên một nền văn hoá phong phú và đa dạng trong nghi lễ Phật giáo nói riêng và con người xứ Nam bộ nói chung. Từ đó, ƯPĐT trong Phật giáo Cổ truyền ở Nam bộ không những hoàn thiện hơn về mặt hình thức mà còn hoàn thiện về mặt tu tập, khi nhu cầu tín ngưỡng của con người được khai mở, khiến cho họ cảm thấy an lạc và bình yên trong tâm hồn, hướng đến một cuộc sống thánh thiện và hạnh phúc.

Các thành viên trong Hội đồng đã lần lượt trình bày nhận xét, đánh giá luận văn và đặt câu hỏi, Đại đức Thích Huệ Nghiêm đã trả lời câu hỏi của các thành viên hội đồng và các Giáo sư về những vấn đề liên quan đến luận án.

Kết quả, Hội đồng nhất trí thông qua kết quả luận văn (5/5 phiếu tán thành) và luận văn của Đại đức Thích Huệ Nghiêm được hội đồng đánh giá rất cao là công trình công phu, nghiêm túc, đặc sắc và đa dạng, có ý nghĩa khoa học nghiên cứu về Nghi lễ đầu tiên của Phật giáo Việt Nam và Nghi lễ Phật giáo Cổ truyền ở Nam bộ.

Trong niềm vui và xúc động, Đại đức Thích Huệ Nghiêm chân thành cảm ơn các vị Giáo sư trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã góp ý, đánh giá rất thực tiễn để học viên có thể tiếp tục hoàn thiện kết quả nghiên cứu của mình. Đại đức cũng nghẹn ngào nói lời tri ân đảnh lễ Cố Đại lão HT.TS. Thích Minh Châu - Viện trưởng khai sáng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; Trưởng lão HT.TS. Thích Trí Quảng - Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM; tri ân sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của  HT.TS. Thích Đồng Bổn - người Thầy tận tâm chỉ dạy và hướng dẫn cho Đại đức; HT. TS. Thích Huệ Thông - Vị thầy Bổn sư đã ủng hộ, tin tưởng và hết lòng hướng dẫn, định hướng cho Đại đức hoàn thành tốt luận văn này. Kính nguyện chư Phật gia hộ cho quý Ngài pháp thể vô lượng kinh an, tuệ đăng thường chiếu, mãi là thạch trụ tòng lâm cho hàng hậu học chúng con nương theo tu học.

Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Bình Dương tặng hoa chúc mừng

Cũng trong dịp này, có 14 học viên trên tổng số 45 học viên Thạc sĩ Phật học khoá III được bảo vệ thành công tốt đẹp!

Ban TT-TT PG Bình Dương

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm 11 năm Trưởng lão Hòa thượng Thích Từ Nhơn viên tịch

Sáng 22/4 (14/3 Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trang nghiêm tưởng niệm húy nhật lần thứ 11 Trưởng lão HT.Thích Từ Nhơn, Thành viên HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, trụ trì Việt Nam Quốc Tự (quận 10).

Bến Tre: “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân xã Đảo

PSO - Ngày 23/4, trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn mặn đang rất khốc liệt, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tỉnh Bến Tre, khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nước uống trầm trọng ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất của người dân. Được sự tài trợ đoàn thiện nguyện do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn cùng các mạnh thường quân

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online