TP.HCM: TT. Thích Đức Thiện thăm và thuyết giảng tại khóa Bồi dưỡng trụ trì 2023 ngày thứ năm

PSO - Nhân khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2567 – DL.2023, sáng ngày 09/06 (nhằm ngày 22/04 Quý Mão), TT. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN đã có chuyến thăm chư Tôn đức Tăng Ni HPKS tham dự, tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP. Thủ Đức).

Tại khóa Bồi dưỡng trụ trì 2023 ngày thứ năm, TT. Thích Đức Thiện đã có buổi chia sẻ cùng chư Tôn đức Tăng Ni HPKS về các vấn đề liên quan đến việc trụ trì. Trong đó đồng thời đề cập đến “Các hoạt động Phật sự trọng yếu của GHPGVN hiện nay”.

Như đã biết, năm 2023 là một trong những năm hết sức quan trọng với các Ban viện TƯ, BTS các cấp và Tăng Ni, Phật tử của toàn Giáo hội, bởi lẽ, đây là năm đầu tiên Giáo hội thực hiện Nghị quyết và Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự mà Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc (ĐHĐB) lần thứ IX (nhiệm kỳ 2022-2027) đã đề ra. Với sự thành công của ĐHĐB Phật giáo toàn quốc vừa qua, có thể phần nào khẳng định sự lớn mạnh của GHPGVN, trong đó có sự đóng góp vô cùng to lớn của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam – một trong 9 thành viên tự hào chung tay thành lập nên GHPGVN.

Điểm sơ lược về mô hình GHPGVN, TT. Thích Đức Thiện khẳng định, hệ thống tổ chức của GHPVN như ngày nay là một niềm tự hào khi đứng trước Phật giáo thế giới, bởi có rất nhiều bạn bè quốc tế bày tỏ sự ngưỡng mộ mô hình tổ chức, hoạt động của GHPGVN, như Thái Lan, Sri-Lanka… Suốt quá trình hơn 40 năm hình thành và phát triển, trong đó có sự đóng góp rất to lớn của Tăng Ni, Phật tử HPKS, Phật giáo Việt Nam luôn gìn giữ được sự đoàn kết hòa hợp, thống nhất của tất cả các Hệ phái Phật giáo. Thượng tọa bày tỏ: “Không có gì hạnh phúc bằng, khi bên trong một hội trường, một lớp học hay giảng đường, chúng ta có thề nhìn thấy tất cả màu Y áo của các truyền thống Hệ phái. Hình ảnh này thể hiện đúng ý nghĩa của Tăng đoàn Đức Phật, đó là sự thanh tịnh, hòa hợp”.

Thượng tọa cũng khẳng định sự xuất hiện của gần 400 chư Tôn đức Tăng Ni là trụ trì các cơ sở tự viện trực thuộc Hệ phái, tại khóa Bồi dưỡng trụ trì 2023 lần này, cho thấy một số lượng lớn các ngôi Tịnh xá đã được thành lập, thể hiện sự lớn mạnh của HPKS trong ngôi nhà chung GHPGVN. Trên cơ sở đó, với một năm 2023 vô cùng quan trọng cho việc triển khai các chương trình hoạt động Phật sự lớn (12 mục tiêu mà ĐHĐB lần XI đã đề ra), Thượng tọa nhấn mạnh, các hoạt động Phật sự của HPKS cần căn cứ vào vị thế chung của Giáo hội và tính chất hội nhập của Quốc tế. Có thể nói, Phật giáo Việt Nam ngày nay có một vị thế đặc biệt quan trọng, đó là đồng hành và phát triển cùng dân tộc, cùng đất nước, góp phần khẳng định tầm vóc của Phật giáo Việt Nam không chỉ trong nước mà còn lan tỏa trên trường quốc tế, đạt được các mối liên kết hữu nghị với Phật giáo các nước trong và ngoài khu vực.

Tại khóa Bồi dưỡng trụ trì 2023, TT. Thích Đức Thiện cũng đã đề cập về 12 mục tiêu của GHPGVN nhiệm kỳ 2022-2027. Trong đó nhấn mạnh vai trò của vị Trụ trì để cùng Giáo hội hoàn thành 12 mục tiêu Giáo hội đã đề ra.

1. Nêu cao kỷ cương, giới luật, gắn liền trách nhiệm trong mọi hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử là trên hết, trước hết. Nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế. Vững vàng kiên định trên con đường phụng sự theo lý tưởng: Đạo pháp – Dân tộc – CNXH.

Đi vào trọng tâm chủ trương của ĐHĐB lần XI “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, có thể thấy, GHPGVN nhấn mạnh đến Kỷ cương, đề cao việc nghiêm trì giới luật, pháp hành trong đời sống tu tập của Tăng Ni và đồng bào Phật tử, coi đây là cốt lõi trong mọi hoạt động của hệ thống Giáo hội. Đặc biệt trong giai đoạn xã hội hội nhập phát triển, nhu cầu tâm linh theo đó cũng lớn mạnh hơn, hình ảnh mô phạm của Tăng Ni, với giới luật và đạo hạnh là điều tiên quyết không thể thiếu. Từ đây, TT. Thích Đức Thiện nhấn mạnh vai trò của các vị trụ trì là vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn và điều hành tự viện trú xứ. Thượng tọa bày tỏ sự tán thán khi HPKS trong nhiều năm liền luôn giữ vững được việc tổ chức các khóa Bồi dưỡng trụ trì, củng cố và chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích cho chư Tôn đức Tăng Ni Trụ trì các miền Tịnh xá, cũng là góp phần điều hành tốt hệ thống Tăng đoàn của Hệ phái, giữ gìn và phát huy hình ảnh trong sáng của đạo pháp, của chơn lý mà Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã dày công gầy dựng suốt bề dày lịch sử Hệ phái.

2. Nâng cao năng lực quản trị hành chính và điều hành hoạt động Phật sự của Giáo hội. Xây dựng Giáo hội số theo xu thế thời đại. Kiện toàn và hoàn thành các trung tâm điều hành điện tử của hai văn phòng Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN các địa phương.

Vị trụ trì cần nâng cao năng lực quản trị hành chính và điều hành các hoạt động Phật sự chung của Giáo hội, xây dựng Giáo hội số theo xu thế thời đại và kiện toàn, hoàn thành các trung tâm điều hành hành chính điện tử. Thượng tọa bày tỏ, với quy mô các Tịnh xá cũng như số lượng Tăng Ni tài đức của HPKS, hoàn toàn có thể xây dựng hệ thống hành chính điện tử Hệ phái trong tương lai. Ngoài ra, nói về số lượng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, Thượng tọa nhấn mạnh, vị Trụ trì cần có sự đăng ký, thống kê cho các Tăng Ni trú xứ, nhằm có sự kiểm soát một cách đầy đủ và toàn diện hệ thống Tăng đoàn của Tịnh xá.

3. Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời, chung tay cùng đồng bào và Nhân dân cả nước phấn đấu cho mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nói về điều này, TT.Thích Đức Thiện khẳng định, tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam nói chung là điều rất đáng tự hào, với tinh hoa Phật giáo trải dài khoảng 2.000 năm lịch sử. Giáo hội luôn đóng vai trò chủ động trong các phong trào yêu nước, trong việc đem lại lợi ích cho xã hội. Đơn cử rõ nét nhất là qua đợt đại dịch Covid-19 vừa qua, xã hội đã dành sự đánh giá cao cho những đóng góp của Phật giáo, khi hình ảnh người tu sĩ Phật giáo chung tay ở mọi mặt trận chống dịch, góp phần phục vụ, bảo vệ sinh mạng của người dân, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần từ bi của đạo Phật.

4. Đẩy mạnh sự nghiệp hoằng dương giáo pháp của Đức Phật vào mọi mặt của đời sống xã hội. Đổi mới, sáng tạo trong phương thức hướng dẫn tín đồ Phật tử. Hướng dẫn các pháp môn thực hành của Phật giáo phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội góp phần chăm sóc sức khỏe tinh thần, xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.

Hoằng pháp, giáo dục được coi là công tác Phật sự trọng tâm, thường xuyên nhất của tổ chức Phật giáo, là sự nghiệp cả đời hành đạo của người hành giả xuất gia, đặc biệt ở đây là các vị Trụ trì. Mội vị Trụ trì cần có sự đổi mới, cập nhật phương pháp hoằng pháp để phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, phân định từng đối tượng để có thời pháp, nội dung truyền pháp theo đúng tinh thần khế lý khế cơ. Điều này mới đem lại hiệu quả tăng trưởng niềm tin cho đồng bào Phật tử, cũng như nâng cao trình độ giáo lý cho Tăng Ni tu học. Theo TT. Thích Đức Thiện, công tác giáo dục còn là cách người tu sĩ giúp Phật tử chữa lành bằng giáo pháp, bằng chân lý của Hệ phái, thông qua các khóa tu (không chú trọng số lượng mà chú trọng chất lượng).

5. Phát huy tinh thần nhập thế của đạo Phật, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục Phật giáo trên cả hai lĩnh vực: đào tạo Tăng Ni và tham gia vào nền giáo dục xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng loại hình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và thực hành giáo pháp tại các cơ sở đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Bên cạnh các Học viện đào tạo Tăng Ni sinh, cư sĩ, Thượng tọa cũng có những chia sẻ, đề xuất xây dựng hệ thống đào tạo giáo dục cho cả trẻ nhỏ ngay từ bậc Mầm non. Điều này, Phật giáo cần học hỏi các tôn giáo bạn trong việc xây dựng hệ thống giáo dục Mầm non chuyên biệt tôn giáo. Như vậy, không chỉ giúp trẻ em được thấm nhuần tư tưởng giáo lý ngay từ thuở nhỏ, mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho các cư sĩ Phật tử, phát huy mạnh mẽ tinh thần nhập thế của đạo Phật.

Ngoài ra, TT. Thích Đức Thiện cũng đề cập đến 7 vấn đề trọng tâm khác, như:

6. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

7. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, quan hệ Phật giáo quốc tế theo định hướng với ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới. Kiện toàn, mở rộng và kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.

8. Mở rộng và thúc đẩy công tác nghiên cứu Phật học tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu Phật học của Giáo hội Việt Nam. Hợp tác và liên kết nghiên cứu Phật học với các cơ sở nghiên cứu, trường đại học ở trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam.

9. Tăng cường công tác pháp chế, giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội. Quản lý chặt chẽ sinh hoạt tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước.

10. Xây dựng nền tảng chuyển đổi số của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp và tương thích vó công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh hơn nữa truyền thông Phật giáo là kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

11. Phát huy tinh thần từ bi của đạo Phật, không ngừng đẩy mạnh công tác từ thiện xã hội. Kêu gọi Tăng Ni, tín đồ Phật tử tích cực tham gia, hưởng ứng phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội.

12. Lan tỏa triết lý Phật giáo trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân. Xây dựng đội ngũ doanh nhân Phật tử hướng tới tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý, khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở tự viện.

Sau đây là một số hình ảnh tại khóa Bồi dưỡng trụ trì 2023 ngày thứ năm:

BAN TTTT HỆ PHÁI

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Bến Tre: “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân xã Đảo

PSO - Ngày 23/4, trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn mặn đang rất khốc liệt, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tỉnh Bến Tre, khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nước uống trầm trọng ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất của người dân. Được sự tài trợ đoàn thiện nguyện do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn cùng các mạnh thường quân

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online