TPHCM: Lễ ký kết Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN hợp tác ghi nhớ với Hệ phái Khất sĩ lan tỏa 4 đề án: Pháp phục - Ngôn ngữ - Nghệ thuật và Biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam

Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN đã tổ chức lễ ký kết hợp tác ghi nhớ với Hệ phái Khất sĩ nhằm lan tỏa 4 đề án: Pháp phục - Ngôn ngữ - Nghệ thuật và Biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam vào ngày 6/11/2023 tại Pháp viện Minh Đăng Quang (Tp. Thủ Đức, Tp.HCM).

Tham dự lễ ký kết có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Toàn- Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban ban thường trực giáo phẩm Hệ phái; Hòa thượng Thích Giác Pháp- Phó trưởng ban thường trực giáo phẩm Hệ phái; Hòa thượng Thích Thọ Lạc- Trưởng ban Văn hóa T.Ư; cùng chư Tôn đức trong phái đoàn Ban Văn hóa T.Ư; chư Tôn đức Thư ký văn phòng I & II; chư Tôn đức Tăng giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ; các kiến trúc sư ban Văn hóa, Cư sĩ Phật tử đồng tham dự

Theo đó, mục tiêu của lễ ký kết là nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Ban Văn hóa T.Ư và Hệ phái Khất sĩ; tăng cường giao lưu chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước thúc đẩy sự nghiệp phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan đến văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Phát biểu tại lễ ký kết, Hòa thượng Thích Thọ Lạc cho biết, trong thời gian qua, Ban Văn hóa T.Ư đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về phương hướng, giải pháp, đề án tích cực bảo tồn văn hóa Phật giáo trong cuộc sống hiện đại. "Đây chỉ là bản ký kết ghi nhớ chung, tiếp theo Ban Văn hóa T.Ư sẽ có bộ phận chuyên môn trực tiếp làm việc một cách chi tiết, triển khai từng hạng mục cụ thể với Hệ phái Khất sĩ đã ký kết", Hòa thượng Trưởng ban Văn hóa T.Ư chia sẻ.

Hòa thượng chia sẻ thêm, sau khi Ban Văn hóa trình HĐTS và cho ý kiến và được thông qua thì tiếp tục tổ chức trưng cầu ý kiến của các bộ ngành T.Ư như bộ xây dựng, bộ văn hóa và bộ nội vụ để thông qua và đưa vào quản lý hệ thống kiến trúc.

Theo Thượng tọa Thích Giác Hoàng- Chánh thư ký Hệ phái phát biểu, “Lan truyền thông tin những biểu tượng không chuẩn mực, con nghĩ rằng đó cũng là cách phá sản văn hóa, muốn bảo tồn văn hóa này, cần phải có một bộ quy chuẩn, giáo hội đã đặt vấn đề bộ quy chuẩn để nhận diện bộ văn hóa Phật giáo trong đó có Phật đản và vu lan là bước đầu, thì Phật giáo Khất sĩ cũng cần có một bộ nhận diện này và đăng ký với Ban Văn hóa T.Ư, giống như Pháp phục, ngọn đèn chân lý cũng phải được đăng ký, rồi mọi người có thể sử dụng biểu tượng ấy nhưng phải sử dụng đúng biểu tượng chứ không được sử dụng sai biểu tượng đó làm mất đi cái vẻ tôn nghiêm...”

“rất nhiều lần ưu tư trăn trở, sáng hôm nay nhiều vấn đề được đặt ra nhiều vấn đề, những thành tựu thì quý Hòa thượng đã nói trong ngày hôm qua rất nhiều, về những biến thể, những biến dạng và những cái tiếp biến chúng ta cần phải học hỏi, nhưng hào quang đồng trần chứ không phải để hòa tan và sư thật là chúng ta có hào quang nhưng hòa tan thì không được, do đó trong bối cảnh là hòa nhập toàn cầu hóa, Phật giáo Khất sĩ cũng dễ bị hòa tan và hòa tan này mất đi bản sắc văn hóa, mà mất đi bản sắc cũng đồng thời mất đi một phần di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, do đó chúng con cũng tha thiết với quý chư Tôn đức lãnh đạo ban văn hóa T.Ư cũng hỗ trợ cho Phật giáo Khất sĩ, để tạo ra những bộ quy chuẩn khi nhìn tới thì biết đó là Phật giáo Khất sĩ vì cũng có Phật giáo Khất sĩ rất nhiều như Phật giáo Khất sĩ Tổ sư Minh Đăng Quang, Phật giáo Khất sĩ Tổ sư Huệ Nhật, Phật giáo Khất sĩ Sơn Lâm và Phật giáo Khất sĩ Mẫu Trầu do đó chúng ta cũng cần phải xác định thế nào là Phật giáo Khất sĩ mang tôn hiệu Minh Đăng Quang.”

Theo Hòa thượng Thích Thanh Giác- Phó ban Hoằng pháp T.Ư cho biết, “một hình thái khôi phục y bát chân truyền theo Tăng đoàn thời Đức Phật. Trong thời kỳ mạt pháp, Tổ sư Minh Đăng Quang đã xuất hiện và khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam...chúng ta thấy Phật giáo Khất sĩ là một trong những hệ phái đặc trưng của của Phật giáo nam bộ. Đặc biệt là hệ thống tự viện từ danh hiệu tịnh xá, huy hiệu biểu trưng, tổ đình trụ sở hệ phái, nghi thức tụng niệm, pháp phục, khất thực, ăn chay, mô hình kiến trúc....đều có những nét đặc thù riêng....”

Phát biểu của Hòa thượng Thích Giác Toàn, đặc biệt, trong các điều ký kết có 3 nét chính, nhưng quan trọng nhất là pháp phục, từ ngày lập đạo ngài đã chọn y bát truyền thống phật giáo nguyên thủy làm pháp phục cho Hệ phái, nên Tăng Ni hậu học phải biết gìn giữ hình ảnh truyền thống y bát của tổ sư, do ngày nay không còn đi khất thực nhưng tinh thần y bát truyền thống vẫn mang nét đẹp của Hệ phái.

Tiếp theo, TT. Thích Minh Liên thông qua bản ký kết số: 38/BVHTW-VP ngày 6/11/2023 giữa Hệ phái Khất sĩ và Ban Văn hóa T.Ư.
Cư sĩ Chân Phương trình bày về pháp phục và quy cách của pháp phục tu sĩ Việt Nam.
Kts. Trần Nam Tiến trình bày kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Kts Nguyễn Thanh Tùng trình bày về bộ nhận diện Phật đản và vu lan.

Sau khi ký kết với Phật giáo Nam tông kinh và Hệ phái Khất sĩ, Ban Văn hóa T.Ư sẽ đến miền trung để ký kết và tổ chức hội thảo: “triển khai đề án kiến trúc và di sản trong kiến trúc Phật giáo Bắc tông khu vực miền Trung”

Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư

Download Android Download iOS
Điện Biên: Đoàn Tăng Ni Phật tử chùa Khai Nguyên đảnh lễ Thượng tọa Thích Đức Thiện

Ngày 11/5, Đoàn Tăng Ni Phật tử chùa Khai Nguyên do Thượng tọa Thích Đạo Thịnh trụ trì chùa Khai Nguyên làm trưởng đoàn đã về chùa Linh Quang dâng hương lễ Phật, đảnh lễ Thượng tọa Thích Đức Thiện nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập GHPGVN tỉnh Điện Biên.

Bến Tre: Nhóm thiện nguyện Bi Tâm trao tặng nước sạch đến với bà con bị hạn mặn

PSO - Sáng ngày 10/5/2024, ĐĐ. Thích Giác Chúng - UV Ban Từ thiện Phật giáo tỉnh Trà Vinh, Trưởng nhóm thiện nguyện Bi tâm đã kết hợp cùng các tự viện, quý Phật tử, quý mạnh thường quân trao tặng nước sạch đến với bà con bị ảnh hưởng do hạn mặn tại chùa Vạn Phước, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online