29/07/2022 12:31

TPHCM: Hòa thượng Thích Huệ Thông thuyết giảng tại trường hạ chùa Minh Đạo quận 3

Sáng 29-7 (mùng 1-7-Nhâm Dần) tại Giảng đường Hạ trường chùa Minh Đạo phường 9, quận 3. Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký - Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN, đã có thời thuyết giảng với đề tài: “Ý nghĩa Lễ Tự tứ” đến hành giả Phật giáo quận 3 sau kỳ bố-tát thường kỳ trong mùa an cư kiết hạ Phật lịch 2566. Buổi thuyết giảng có sự quang lâm chứng minh của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Thiền chủ trường hạ chùa Minh Đạo, Quý Hoà thượng  Ban Chứng minh, Ban cố vấn cùng sự thính pháp của chư hành giả các trường hạ tập trung và các điểm an cư tại chỗ của Phật giáo quận 3. Tại buổi giảng, Hòa thượng đã có lời thăm hỏi và sách tấn chư hành giả an cư. Hoà thượng Giảng sư chia sẻ: Sau ba tháng an cư, đạo hạnh và giới luật của chư Tăng càng tăng trưởng, ngày hoan hỷ của hàng Tăng chúng khắp nơi. Ngày ấy được gọi là ngày “Tự tứ”.

Tự tứ theo tiếng Sanskrit (Phạn) là Pràvaràna, phiên âm Hán–Việt là Bát Hòa La hay Bát Lặc Đà Lặc Noa, từ Hán dịch là Tự tứ, có nghĩa là sự thỉnh mời, là mặc tình. Trong Phật học đại từ điển, Khải Minh Thư Cục Đài Loan thì giải nghĩa từ Tự tứ như sau: “Sử tha thanh tịnh tứ cử kỳ sở phạm chi tội, đối tha Tỳ kheo nhi sám hối chi”,nghĩa là “Khiến cho chúng Tỳ kheo thanh tịnh, người khác mặc tình nêu các tội mà mình đã vi phạm, mình sám hối các tội ấy với các vị Tỳ kheo”. Đồng thời giải nghĩa hai chữ“tùy ý” như sau: “Sở tùng tha nhân chi ý tứ cử kỳ sở phạm cố vân tùy ý”, có nghĩa là “Do ý của người khác mặc tình nêu lên sự sai phạm của mình thì gọi là tùy ý”. Như những cách giải thích trên đây thì Tự tứ là hình thức tập thể phê bình một cá nhân và cá nhân hoan hỷ nhận khuyết điểm, tỏ ra hối tiếc và hứa sẽ sửa chữa nếu mình có sai phạm. Cụ thể ở đây là sự việc một Tỳ kheo để cho các Tỳ kheo khác nêu ra những sai phạm của mình để từ đó vị Tỳ kheo này sám hối trước tập thể chư vị Tỳ kheo.

Trong Tương ưng bộ Kinh (Samyutta Nikaya) đã ghi lại ngày tự tứ vào thời Đức Phật, trong những năm đầu mới hình thành như sau:

“Nhân ngày trăng tròn của Bố tát và Tự tứ, Thế Tôn ngồi ở ngoài trời, năm trăm vị Tỳ-kheo đã đắc quả Alahan im lặng ngồi vây quanh Ngài. Thế Tôn nhìn quanh chúng Tỳ-kheo, Ngài mở lời: “Này các Tỳ-kheo, nay ta mời các Tỳ-kheo nói lên các Tỳ-kheo có điều gì chỉ trích ta hay không,về thân hay về lời nói?”. Khi đó Tôn giả Xá-lợi-phất đắp y, đảnh lễ Đức Phật và tác bạch: “Bạch Đức Thế Tôn, chúng con không có gì chỉ trích Thế Tôn về thân hay về lời nói. Bạch Đức Thế Tôn, con đường chưa sanh khởi, Thế Tôn làm cho sanh khởi, con đường chưa được biết, Thế Tôn làm cho được biết, con đường chưa được thuyết giảng, Thế Tôn thuyết giảng. Thế Tôn biết đạo, hiểu đạo, thiện xảo về đạo. Bạch Đức Thế Tôn, các đệ tử nay là những người sống hành đạo và sẽ thành tựu đạo về sau. Bạch Đức Thế Tôn, con xin thỉnh mời đức Thế Tôn nói lên, đức Thế Tôn có điều gì chỉ trích con hay không về thân hay về lời nói?”. Thế Tôn đáp: “Này Xá-lợi-phất, Ta không có gì chỉ trích ông về thân hay về lời nói. Này Xá-lợi-phất, ông là bậc đại trí, quảng trí, tốc trí, tiệp trí, nhuệ trí, nhập trí, này Xá-lợi-phất ví như trưởng tử của vua chuyển luân chân chánh vận chuyển bánh xe pháp đã được vua cha vận chuyển, cũng vậy, này Xá-lợi-phất, Ông chân chánh vận chuyển pháp luân Vô Thượng đã được ta vận chuyển”. Tôn giả Xá-lợi-phất: “Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn không có gì chỉ trích con về thân hay về lời nói. Bạch Đức Thế Tôn, đối với năm trăm Tỳ-kheo ở đây, Thế Tôn có gì chỉ trích về thân hay về lời nói không?”. Thế Tôn đáp: “Này Xá-lợi-phất, trong khoảng năm trăm Tỳ-kheo ở đây, sáu mươi Tỳ-kheo là bậc tam minh, sáu mươi Tỳ-kheo là bậc thắng trí, sáu mươi Tỳ-kheo là bậc câu phần giải thoát, và các vị còn lại đều là bậc tuệ giải thoát”. Buổi lễ tự tứ được kết thúc sau khi Tôn giả Vangisa đắp y xin phép Đức Phật đọc lên bài kệ tán thán buổi Tự tứ…

Có thể nói ý nghĩa cao thượng lễ Vu-lan trong tinh thần ngày Tự tứ là cơ hội quý báu để hàng Phật tử gieo trồng nhân phước thiện trên mảnh đất thanh tịnh này. Các lễ vật đúng như pháp để cúng dường chúng Tăng nhân cơ hội này được gọi là Tứ sự cúng dường bao gồm“y phục, sàng tọa, ẩm thực và y dược”. Những vật dụng này hỗ trợ đời sống tu hành của chư Tăng, giúp cho các Ngài yên ổn đời sống vật chất bên ngoài để phát triển phần tâm linh bên trong. Vì thế, cúng dường đúng pháp sẽ đem lại nhiều phước báu và những phước báu này cũng có thể hồi hướng đến cha mẹ hiện còn cũng như đã mất của thí chủ.

Tin, ảnh : Hữu Tình

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online