07/06/2018 13:48

Truyền bá Thông điệp hòa bình thông qua nghệ thuật Mandala cát

Theo một ước tính có đến 5 triệu tấn, 5 trăm nghìn tỷ hạt cát trên trái đất, một số lượng lớn đến mức phải tiến đến vô cùng vô tận. Điều này làm cho cát trở thành một phương tiện thích hợp để xây dựng hình ảnh tinh thần vũ trụ.

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten, một cựu tu sĩ Phật giáo và học giả Tây Tạng, đã sử dụng cát màu để thiết kế Mandala, hình ảnh vòng tròn vô cùng phức tạp, chứa đựng ý nghĩa to lớn trong Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Truyền bá thông điệp hòa bình thông qua nghệ thuật Mandala cát
 Nghệ sĩ Mandala Losang Samten đang tạo hình Mandala trong bộ sưu tập nằm trong Dự án Văn hóa Dân gian Philadelphia. Ảnh: Voa/J.Soh

Chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo Tây Tạng đã tạo ra Mandala trong nhiều thế kỷ từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Trước khi sử dụng cát, các ngài đã sử dụng đá màu nghiền nát. Nghệ sĩ Mandala Losang Samten đã vân du khắp thế giới để tìm cát với nhiều màu sắc khác nhau. Ngài còn nhuộm cát trong màu nước.

Thập kỷ của Mandala

Vào những năm giữa thập niên 60 của thế kỷ 20, nghệ sĩ Mandala Losang Samten đã học nghề thủ công dưới sự hướng dẫn của đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten khi còn là một thiếu niên ở độ tuổi 17, đã có đặc ân được vào tu viện của đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ. Lúc đó, ngài đã say mê nghiên cứu về Mandala cát trong một khoảng thời gian dài.

Voa nhìn thấy nghệ sĩ Mandala Losang Samten đang cẩn thận xếp từng hạt cát tại phòng trưng bày của Dự án Văn hóa Dân gian Philadlphia. Cụ thể, Mandala mà ngài đang thiết kế chính là Mandala mang biểu tượng từ bi.

 
.

 Nghệ sĩ Mandala Losang Samten đang pha cát bằng bộ dụng cụ bằng kim loại, đã sử dụng hơn 30 năm để tạo ra Mandala. Chúng được gọi là Chakpur. Ảnh: Voa/J.Soh

So với thiết kế ban đầu đầy ngẫu nhiên, Mandala đã được hoàn thiện qua nhiều thế kỷ.

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten nói: “Mandala khi được truyền cho các nghệ sĩ khác ngày càng trở nên độc đáo và tiếp tục phát triển qua nhiều thế hệ. Màu sắc và hình dạng chứa đựng các ý nghĩa khác nhau. Chúng không phải thiết kế của tôi và chúng không xuất phát từ ý tưởng của riêng tôi”.

Khi nghệ sĩ Mandala Losang Samten tạo ra một Mandala cát tại Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ ở New York vào năm 1988 theo yêu cầu của đức Đạt Lai Lạt Ma, đây là lần đầu tiên nghệ thuật nghi thức cổ đại có tuổi đời 2.600 năm được nhìn thấy bên ngoài các tu viện Phật giáo Tây Tạng. Kể từ đó, nghệ sĩ Mandala Losang Samten đã thực hiện Mandala cát trong bảo tàng, phòng trưng bày, các trường đại học trên khắp quốc gia Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới.

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten viết trên trang web của mình: “Mandala được tạo ra để thúc đẩy việc thực hành tâm linh thông qua hình ảnh và thiền định; từ đó vượt qua khổ đau. Mandala đại diện cho những phẩm chất và phương pháp hướng tới con đường giác ngộ giải thoát. Bởi vậy, có thể nói chúng rất quan trọng trong hành trình tâm linh của mỗi người”.

.
 Trẻ em tham gia vào lễ xóa bỏ bức Mandala sau khi hoàn thành. Ảnh: Voa/J.Soh
Không có gì là vĩnh viễn

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten sinh ra tại Tây Tạng. Khi còn là một cậu bé, gia đình ngài đã chạy sang Nepal xin tị nạn bởi sự cưỡng chiếm của Trung Cộng. Họ sống ở một trại tị nạn trong nhiều năm.

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten chia sẻ về hoàn cảnh hoạn nạn của gia đình mình với Voa: “Vào mùa đông năm 1959, chúng tôi vượt qua đỉnh Everest, và phải mất 2 tháng để vượt qua biên giới. Sợ hãi, không đủ thức ăn và quần áo. Lúc ấy tôi mới 5 tuổi. Tôi cảm thấy mình như một xác chết, mọi người xung quanh chết vì đói. Tôi đã trở thành chú tiểu ở tu viện khi lên 11 tuổi và là một học sinh của trường học tị nạn”.

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten rời tu viện vào năm 1995, và trở thành Giám đốc tâm linh tại Trung tâm Phật giáo Tây Tạng của Philadelphia. Ngài nói rằng sự kiên nhẫn trong quá trình sáng tạo có thể giúp con người tìm ra sự bình tĩnh trong chính họ.

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten kể lại: “Khi thiết kế Mandala ở các trường đại học và trường học, nhiều đứa trẻ đến và nói với tôi rằng: “Nhìn ngài tỉ mỉ, kiên nhẫn thiết kế các tác phẩm Mandala cát, chúng con học được rất nhiều điều. Và những điều ấy có ảnh hưởng rất tích cực tới việc học của chúng con”. Tôi có rất nhiều kỷ niệm đẹp với các em sinh viên, học sinh”.

.

 Mọi người ở mọi lứa tuổi đang xóa bỏ Mandala cát, một phần không thể thiếu của nghệ thuật nghi thức cổ đại. Ảnh: Voa/J.Soh

Vẻ đẹp đến và đi

Sau khi một tác phẩm Mandala cát được hoàn thành, nó sẽ được xóa bỏ một cách nghiêm túc.

Nghệ sĩ Mandala Losang Samten nói: “Xóa bỏ có nhiều lý do khác nhau. Và có thể nhận ra, xóa bỏ là một vẻ đẹp. Bất kể cái gì chúng ta thấy trên trái đất đều là một vẻ đẹp; chúng không bao giờ vĩnh cửu mà luôn thuận theo nguyên lý vô thường. Vô thường, đến và đi. Nó giống như thời tiết theo mùa phải thay đổi”.

Hay như cát, cũng thay đổi trong gió. Nghệ sĩ Mandala Losang Samten thường mời các bạn trẻ tham gia buổi lễ.

Nữ Cư sĩ Traci Chiodress là một trong những người góp phần làm thành công của sự kiện khi giúp du khách truy cập thư viện.

Nữ Cư sĩ Traci Chiodress nói: “Việc xem một người nghệ sĩ tập trung thực hiện một tác phẩm nghệ thuật rồi xóa bỏ chúng là một vẻ đẹp. Nhất là khi chúng được thực hiện bởi một cộng đồng với nhóm người ở các độ tuổi khác nhau. Tôi nghĩ đây là một hình thức thực hành quan trọng và thực tế”.

Vân Tuyền (Nguồn: News Gram)

(Nguồn: www.phatgiao.org.vn)

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Long An: Phật giáo huyện Đức Hòa đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn (đợt 1)

PSO - Nhận thấy tình hình khó khăn về nước sinh hoạt của người dân miền Tây khi phải đối diện với hạn mặn kéo dài, thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Đức Hòa đã phối hợp Huyện Đoàn Đức Hòa thực hiện mô hình “Chuyến xe nghĩa tình – Hành trình trao gửi yêu thương” trao tặng nước uống và nước sinh hoạt đến bà con huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), huyện Bì

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online