TT.Thích Trí Chơn thuyết giảng: “Giá trị cuộc sống phía sau dịch bệnh”

PSO - Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, virus SARS-CoV-2 là làm cho thế giới chao đảo trong đó có Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, F0 lây lan nhanh theo cấp số nhân từ 1 (0) số, 2 (00) số, 3(000) số và lên đến con số 4 (0000). Giờ đây, mỗi ngày hàng nghìn ca bệnh xuất hiện gây ra những biến động lớn về đời sống kinh tế và xã hội. Điều đó đã làm thay đổi văn hoá, suy nghĩ thói quen của nhiều người. Mọi người ứng xử với nhau có trách nhiệm hơn với tình nghĩa đồng bào cao quý “người trong một nước phải thương nhau cùng”. Dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi tâm thức, điều chỉnh tư duy để tạo động lực vượt qua khó khăn, hoạn nạn. “Giá trị cuộc sống phía sau dịch bệnh” đó là chủ đề được TT. Thích Trí Chơn – UV HĐTS, Phó Ban Văn hoá TƯ, UVTT Ban Hoằng pháp TƯ thuyết giảng cho các học viên là cư sĩ Phật tử tại khoá Học pháp online “Phật học cơ bản” trên địa chỉ học trực tuyến: trungtam.hoangphaponline.com do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức vào lúc 20h ngày 31/7/2021 (nhằm ngày 22/6 năm Tân Sửu). Sợ hãi là một trong những vấn nạn lớn của kiếp người, từ thủa nằm nôi ta sợ bóng tối, không nhìn thấy mẹ ta sợ và đã khóc, có nhận thức thì lo sợ (sợ ma), vào trường học sợ thi điểm kém, trưởng thành sợ tìm người bạn đời không đúng ý…nỗi sợ luôn ám ảnh chúng ta. Từ thiếu niên đến trung niên ai cũng đều có nỗi sợ chung đó là bệnh dịch COVID 19. Nó không mang tính khu vực, quốc gia mà mang tính toàn cầu. Sợ đầu tiên là sợ nhiễm bệnh COVID. Con virus SARS-CoV-2  đến với chúng ta ở đâu, ở chỗ nào? Và tại sao lại sợ?... Có thể nói, dich bệnh COVID-19 khủng khiếp hơn với chiến tranh bởi con virut nó nhắm ngay vào hơi thở của mỗi người để điểm huyệt. Hơi thở cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định sự sống của chúng ta. Nhìn lại, đã bao giờ chúng ta quan tâm, nhìn lại hơi hởi của mình đang đồng hành cùng mình bất kể những lúc vui, buồn, giận... Sự mầu nhiệm của sự sống cũng nằm ngay trong hơi thở. COVID nhắc nhở chúng ta hãy trân quý mạng sống của mình, quay về chăm sóc chính mình, chăm sóc hơi thở của chính mình. Làn đạn, mũi tên chúng ta có thể tránh được, COVID chúng ta tránh bằng cách nào đây? Đó là hãy giữ đúng Thông điệp 5K của Bộ Y tế (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế), chấp hành các Chỉ thị 15,16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội. Dịch bệnh COVID giờ đây không chỉ là câu chuyện “của xã hội” mà trên thực tế cũng là vấn đề của “mỗi cá nhân”. Thậm chí, dịch bệnh bắt đầu từ mỗi cá nhân và khi không được kiểm soát tốt, nó sẽ trở thành vấn đề của xã hội. Trong những lúc này chúng ta hãy đặc biệt hãy khắt khe với chính mình để dịch bệnh không đến được. Hãy trân quý tình người, chưa bao giờ tình người đẹp và lên ngôi như thời điểm này. Tình thương nuôi dưỡng sự sống và làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Những chương trình hỗ trợ trong cơn đại dịch COVID-19 đang là điểm tựa cho nhiều người dân gặp khó khăn trong cuộc sống. Mỗi hình ảnh, hành động đẹp được nhân lên từng ngày, được truyền tải qua các phương tiện truyền thông, gửi đi những thông điệp nhân văn, nghĩa tình. Và hạnh phúc chính là cho đi, san sẻ yêu thương cho nhau để cuộc đời tốt đẹp hơn là biểu tượng sinh động cho tinh thần đoàn kết “tương thân, tương ái” của dân tộc ta những ngày qua đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội. Giữ tâm tâm an nhiên với ý thức vô thường. Mỗi ngày chúng ta đeo đuổi cuộc sống, sống làm sao cho cuộc sống luôn an nhiên, tốt đẹp nhất cho hôm nay và mai sau. Vô thường chỉ rằng tất cả mọi thứ luôn thay đổi, không có gì trường tồn, không có gì chắc chắn. Dịch bệnh đang là nỗi đau, nỗi buồn, tất cả đều là bài học cho chúng ta, nhắc nhở chúng ta trân quý mạng sống, tình người không thể trả giá được. Chúng ta luôn luôn thường trực với 2 chữ vô thường, sống với vô thường. Khi một người thực sự thấu hiểu và chấp nhận sự vô thường, sẽ không để cho những tham ái, khát ái trong tâm thức trỗi dậy, sẽ buông bỏ hết dục vọng, chấp chước và từ đó sẽ được giải thoát. Khi dịch bệnh đang hoành hành, chúng ta đối mặt với những khó khăn đang đến với mình. Sợ sệt khi đời sống vật chất không đầy đủ, kinh tế không phát triển, nhu yếu phẩm không có…Trong bối cảnh dịch bệnh này chúng ta hãy sống tối giản nhất, tiết kiệm nhất (nhu cầu cơ bản), (không hưởng thụ) bởi đó là giá trị cuộc sống sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho chúng ta. Có lẽ đây là thời điểm mà giá trị sức khoẻ được nhắc đến nhiều nhất. Sống trong tâm dịch lúc này ai cũng mong mỏi dịch bệnh sớm tiêu trừ, gia đình, nhà nhà được mạnh khoẻ. Khi dịch COVID-19 đến, mọi người càng cảm nhận rõ hơn cuộc gia đình sống bình an là hạnh phúc lớn nhất. Ở nhà trong đại dịch là cơ hội để chúng ta sống chậm lại, chiêm nghiệm để nuôi dưỡng hạnh phúc, gia đình. Nuôi dưỡng tính thiện lành của mỗi chúng ta. Những thế hệ ông bà, cha mẹ chúng ta ngày trước sống rất thiện lành, tình làng xóm, tinh thần cộng đồng, tương thân, tương ái, yêu thương san sẻ, đùm bọc lẫn nhau hình thành xuyên suốt truyền thống lịch sử. Chúng ta hãy tiếp tục phát huy nhiều hơn nữa để xây dựng củng cố cuộc đời, giảm thiểu những gì đau đớn nhất đối với chúng ta. Hãy nuôi dưỡng tâm thiện lành, sống biết nhường cơm sẻ áo “thương người như thể thương thân” để hoa trái thiện lành được tươi nở sống cuộc sống an lành, gia đình an lành, xã hội an lành. Những hành động đẹp ấm áp tình người trong cuộc chiến chống COVID-19 cũng là chính là những giá trị đích thực của cuộc sống, bởi chỉ khi xảy ra biến cố thì con người mới biết quý trọng những giây phút bình an bên người thân và gia đình. Trong những lúc này, những người ở tuyến đầu chiến đấu với dịch bệnh chính là đội ngũ y bác sĩ gặp muôn vàn khó khăn. Những "thiên thần áo trắng" trong bộ đồ bảo hộ “kín mít”, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động. Họ đã phải tạm gác lại tình thân, những giây phút quây quần bên gia đình, xa con thơ để “trực chiến”, tiếp xúc, chăm sóc người bệnh. Công việc thầm lặng của “những chiến sĩ trên tuyến đầu” chống dịch cả ngày trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, ướt đẫm mồ hôi đã để lại những cảm xúc yêu thương, trân trọng. Mỗi hành động nhỏ của họ đều thắp lên niềm tin yêu, hy vọng, vun đắp và tô thêm truyền thống nhân ái của người Việt bao đời, góp phần lan tỏa tình vị tha, lòng nhân ái trong cộng đồng. Sau dịch bệnh luôn cho chúng ta những bài học đó là trân quý thân mạng. Giúp cho bản thân mỗi người nhìn lại về sự phát triển hài hoà giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng. Trân quý sức khoẻ hơn, giảm bớt đi cái tôi và ý thức hơn về cái chung, sống có tình, có trách nhiệm hơn. Giờ đây, những gì chúng ta làm là nuôi thân, nuôi tâm là nương tựa vào Phật Pháp Tăng để nuôi dưỡng đời sống tâm linh vững chãi. COVID-19 nhắc nhở chúng ta hãy thực tập nếp sống tâm linh nhiều hơn nữa sẽ có được đời sống an lạc ngay trong lúc này. Khi tinh thần của mỗi cá nhân, cả dân tộc khỏe mạnh, triệu con tim chung nhịp đập, quyết tâm đồng lòng vượt khó khăn thì chắc chắn dịch bệnh COVID-19 sẽ sớm tiêu trừ. Cầu cho thế giới được an lành, xã hội an lành và ta cũng được an lành.

PSO

Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Nhiều phái đoàn viếng tang HT. Thích Phước Hạnh - ngày 15/4/2024

PSO - Ngày 15/4/2024 là ngày đầu tiên tang lễ cố HT. Thích Phước Hạnh - UV HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Phật Ngọc Xá Lợi tân viên tịch. Các phái Đoàn BTS GHPGVN tỉnh cùng các BTS huyện, Thành phố cũng như các cấp chính quyền, chư tôn đức Tăng, Ni Phật tử đến và thắp hương tưởng niệm

Đồng Nai: Ban Trị sự GHPGVN huyện Xuân Lộc tổ chức Đại tiệc Buffet chay gây quỹ

PSO - Sáng ngày 14/04/2024 (nhằm ngày 06/03/Giáp Thìn) gần 2.000 người đã đến tham dự Đại tiệc Buffet chay tại Chùa Huyện Hội Xuân Lộc (Trụ sở Ban Trị sự), xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc do Ban Trị sự GHPGVN huyện Xuân Lộc tổ chức nhằm gây quỹ hoạt động Giáo hội.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online