[Video] CUỘC THI VIẾT CẢM NHẬN “TÔI LÀ PHẬT TỬ”: HUỲNH THỊ LAN | NGUYÊN TÁNH

CUỘC THI HỌC PHẬT HIỂU PHÁP

CHỦ ĐỀ: TÔI LÀ PHẬT TỬ

BÀI THI: HÃY HIỂU ĐÚNG

TRƯỚC KHI ĐẶT NIỀM TIN

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: TLPT (32)

  Đang loay hoay hốt đống rác trước đài Quan Âm, bất ngờ từ phía sau đi đến trước mặt tôi là một người đàn bà tầm 50 tuổi với vẻ mặt tiều tụy. Cô ấy hỏi: - Chị ơi, cho e xin cái dĩa để chưng trái cây được không ạ? - Dạ được ạ! Cô chờ tôi một chút. Để tôi vào chùa mượn giúp cô! - Dạ em cám ơn ạ! Một lát sau, tôi quay trở ra mang cho cô ấy cái dĩa. Cô ấy vội sắp xếp trái cây vào dĩa rồi vội vàng đặt lên bàn thờ. Xong cô ấy quỳ xuống trước đài Quan Âm mà khấn vái một cách khẩn thiết. Cô kể với Bồ tát về chuyện gia đình mình và những nỗi lo toan của bản thân. Sau cùng cô ấy lạy rồi nói rằng: “Con nghe nói, ngài ở chùa này rất linh thiêng. Vì thế nay con đến đây, xin ngài hãy cho gia đình con có sức khỏe, ăn nên làm ra, vợ chồng hòa thuận, con cái hiếu thảo. Được như vậy thì con xin đến để hậu tạ ạ”. Khi nghe lời khấn nguyện này của người đàn bà, tôi đã rất kinh ngạc. Tôi kinh ngạc không phải vì lạ, hay vì ý nghĩa, mà vì đây cũng từng là lời khấn nguyện mà 7 năm trước tôi luôn nói mỗi khi đến chùa. Tôi cứ tưởng mình đã quên đi lời nói ấy rồi. vậy mà đến hôm nay khi nghe một người lạ mặt nói lại khiến tôi rùng mình. Tôi còn nhớ hồi đó, cứ mỗi lần trong gia đình bất hòa, có vấn đề gì ngoài ý muốn thì tôi sẽ lại đến chùa. Cũng như người đàn bà kia, tôi quỳ lạy khấn vái một cách thành khẩn, mong nhận được sự ban ơn của Đức Phật. Cứ mỗi lần khấn nguyện xong thì tôi lại mong đợi thỉnh cầu của mình được Đức Phật nghe thấy và thành hiện thực. Nhưng rồi ngày qua ngày, cuộc sống của tôi vẫn thế, thậm chí mọi việc ngày càng tệ hơn. Dần dần tôi mất kiên nhẫn với niềm tin của chính mình. Tôi nghi ngờ Phật pháp, và tôi cũng nghi ngờ chính mình, tôi nghĩ rằng “Có phải tôi chưa đủ tâm thành, hay là Phật pháp không vi diệu như tôi nghĩ”.  Có một lần, tôi đã đem nỗi lòng của mình chia sẻ với người bạn trong khóa tu bát quan trai. Anh ấy đã cho tôi lời khuyên: “Tất cả là nghiệp, em ráng chịu đựng đi, rồi sẽ ổn thôi”. Khi nghe lời nói ấy tôi giống như kẻ đang sắp ngộp nước giữa dòng mà vớ phải được cái phao cứu sống vậy. Từ đó tôi liền áp dụng vào cuộc sống, tôi chịu đựng áp lực và gánh vác mọi thứ trong gia đình. Những tưởng làm như thế, cuộc sống của mình sẽ tốt hơn. Nhưng tôi đã sai, chỉ với một thời gian ngắn, cuộc sống chưa kịp khởi sắc thì tôi đã không chịu được những áp lực. Tôi đã thật sự không còn một chút niềm tin Phật Pháp nào nữa rồi. Cũng từ đó, mỗi lần nghe gì đến Phật pháp là tôi lại không muốn nghe và tìm cách né tránh.  Cho đến khi, tôi nghe em gái của tôi gọi điện nói xin muốn xuất gia. Lúc đó tôi thật sự rất tức giận, tôi gọi điện và dùng hết lời lẽ để ngăn cấm em mình. Tôi nói: - Phật pháp không nhiệm màu và vi diệu như em nghĩ đâu. Đi vào đó chỉ chẳng được lợi ích gì. Không khéo lại hư ra đấy em ạ! - Tại sao chị lại nói như vậy?  Câu hỏi ấy như chạm vào sự uất ức của bản thân mình. Tôi liền đem mọi chuyện kể lại với em mình. Sau khi nghe xong em tôi im lặng và lặng lẽ tắt máy. Tôi cứ nghĩ rằng mình đã thuyết phục được em ấy. Nhưng chưa đầy 5 phút, tôi lại nhận một dòng tin nhắn dài từ em tôi. Nó viết cho tôi rằng: “Chị à, nếu Đức Phật có thể cho chị tiền tài thì Ngài cũng không cần phải chờ chị đáp tạ. Cũng vậy, nếu Ngài có thể cho chị hết khổ đau thì trên thế giới này đã không còn ai bị khổ đau nữa, vì em chắc chắn chị không phải là người duy nhất trên thế gian này khấn nguyện như thế. Đến với Phật pháp, chị cần hiểu rồi hãy tin, nếu không chị sẽ trở thành mê tín đó chị.” “Và chị ơi! Nếu chị đã biết những bất hạnh của hôm nay là nghiệp bất thiện mà chị đã tạo từ kiếp trước, thì chị hãy cố gắng thay đổi mình để chuyển hóa những bất thiện nghiệp của mình chị nhé. Em nghĩ chị nên chia sẻ và lắng nghe những người trong gia đình để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cuộc sống, bởi em tin mọi người cũng đang thấy mệt mỏi giống chị lúc này.”  Tôi đã đọc tin nhắn ấy rất nhiều lần, mỗi lần đọc tôi lại bị thuyết phục. Tôi bất ngờ với cô em gái mới 18 tuổi của mình. Tôi chợt nhận ra dù tôi lớn hơn em ấy gần chục tuổi. Nhưng về Phật pháp thì sự hiểu biết của tôi so với em ấy không là gì. Cũng từ những dòng tin nhắn ấy, đầu óc tôi như được khai mở. Tôi nhận ra rằng thì ra từ trước đến nay, tôi đối với Phật pháp không phải là niềm tin mà nó là mê tín. Vì niềm tin của tôi không có sự hiểu biết đúng đắn. Tôi đã sai khi đi tìm an lạc và hạnh phúc bằng sự mù quáng của bản thân. Tôi cũng chợt nhận ra tôi không phải là một Phật tử đúng nghĩa.  Bởi nếu là một người Phật tử thật sự thì khi đối mặt với khổ đau và bất hạnh thì ta không nên chối bỏ nó, cũng không nên cam chịu để hành hạ thể xác, và xem đó là cách giải quyết vấn đề. Mà thay vào đó ta nên chấp nhận. Chấp nhận đối mặt để rồi quán xét lại mấu chốt của vấn đề từ đó mà sửa đổi. Ta nhìn nhận những bất hạnh, những khổ đau là chất liệu tạo nên cuộc sống, nó giúp ta trân quý những giây phút hạnh phúc, biết sửa đổi và lắng nghe, bao dung và tha thứ. Chỉ cần như thế sẽ khiến cho những người quanh ta thoải mái và hòa hợp. Cũng không nên nhìn vô thường với ánh mắt đầy xa lánh, với những suy nghĩ tiêu cực là chia lìa, là chết chóc, là bệnh tật mà nên nhìn vô thường bằng ánh mắt biết ơn, vì nhờ có vô thường, con cái chúng ta mới trưởng thành, nhờ có vô thường mà đất nước có sự phát triển, kẻ xấu có thể trở thành người thiện, cho ta niềm tin vào cuộc đời mà đối xử tử tế với nhau. Cũng nhờ vô thường ta mới thấy được sự giả tạm của cuộc đời này mà biết dành thời gian cho những người ta thương yêu, buông bỏ bởi những cuộc chạy đua, biến mình thành nô lệ của vật chất. Với nghiệp cũng thế, đừng nên nói và nghĩ về nghiệp là một điều gì đó chỉ toàn là xấu xa và bất hạnh. Bởi nghiệp cũng có nghiệp thiện và nghiệp ác. Và bản chất của nghiệp thực chất chính là thói quen của bản thân mà thôi. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ rằng, cần thay đổi những thói quen không tốt để trở nên tốt hơn, cũng chính là tạo nên những thiện nghiệp, là nhân lành cho những quả ngọt. Và khi gặp ai đó đang khổ đau thay vì nói: “Thôi bạn hãy ráng chịu, đã là nghiệp thì ráng mà gánh” thì hãy nói: “Có thể những gì bạn đang chịu là quả mà bạn đã gây tạo từ kiếp trước, nhưng chỉ cần hiện tại bạn chấp nhận nó với tâm hoan hỷ và sửa đổi nó thì chắc chắn nó sẽ trở thành nhân lành cho tương lai”. Bởi đời là vô thường. Chẳng có gì là không thể thay đổi cả.  Cũng từ đó ta hiểu rằng, Đức Phật hay chư vị Bồ Tát không có công năng ban phát hạnh phúc cho ai. Mà ngài chỉ là người dẫn đường cho chúng ta vượt thoát khổ đau mà thôi. Còn quyết định đi hay không là tùy thuộc vào bản thân mỗi người. Đức Phật không ép buộc cũng không hứa hẹn một điều gì. Vì thế, khi đến với Phật pháp thì đừng mặc cả, cũng không nên ra điều kiện. Và nếu đã xưng mình là Phật tử thì chúng ta cần hiểu không ai có thể gây tạo hạnh phúc và khổ đau cho bản thân ngoài chính mình, ngay cả đức Phật cũng không thể làm điều ấy. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng bất cứ ai cũng có thể tự biến mình trở nên hạnh phúc.  Vì thế, là một Phật tử, điều chúng ta cần nhất là phải có cái nhìn đúng về Phật pháp cũng như con đường của chính mình đang đi. Đừng biến một Phật pháp thâm diệu trở thành nơi trốn chạy bản thân. Vì suy cho cùng, Phật Giáo ra đời để giúp nhân sinh tìm lại chính mình. Vậy tại sao ta lại chạy trốn chính mình. Đến với đạo Phật là đối diện với chính mình, đó cũng chính là đức Phật của cả cuộc đời. Hiểu được như thế chính là một người Phật tử chánh tín. Từ đây, ta rút ra bài học cho chính mình đó là: “Hãy hiểu đúng trước khi đặt niềm tin”  … Và đó cũng chính là những gì mà tôi đã hiểu và đã áp dụng để có cuộc sống an lạc như hôm nay.    TÊN BÀI VIẾT: HÃY HIỂU ĐÚNG TRƯỚC KHI ĐẶT NIỀM TIN NGƯỜI THAM GIA: HUỲNH THỊ LAN NGHỀ NGHIỆP: CÔNG NHÂN ĐỊA CHỈ: 70 ĐƯỜNG 658, PHƯỚC THẠNH, HUYỆN CỦ CHI, TP. HCM SDT: 0965401065  
Download Android Download iOS
QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online