[Video] CUỘC THI VIẾT CẢM NHẬN “TÔI LÀ PHẬT TỬ”: NGUYỄN THANH TUYỀN | TÍN LƯU

CUỘC THI HỌC PHẬT HIỂU PHÁP

CHỦ ĐỀ: TÔI LÀ PHẬT TỬ

BÀI THI: TÔI LÀ PHẬT TỬ

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: TLPT (22)

“Học bao dung nhìn đời rẽ ngoặt, học mỉm cười ghi khắc tin yêu

Nhìn quanh ta chân ái vẫn nhiều, hãy vững bước thong dong tự tại”

Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng đã từng nếm trải qua những thăng trầm phiền muộn của thế gian. Biết bao nhiêu kiếp nhân sinh đi qua, con người vẫn cứ mãi mê đi tìm thứ gọi là hạnh phúc giữa biển đời đầy đau khổ của chốn sinh tử luân hồi. Chúng ta nghĩ mình có được hạnh phúc khi chiến thắng một ai đó, là lúc chúng ta gặt hái được nhiều tiền hay chúng ta được mọi điều như ý? Điều này không được đảm bảo vì khi ta có được những ấy thì chúng ta vẫn khổ đau như thường thôi. Thế nên, tôi luôn tự hỏi bản thân rằng: “Vậy hạnh phúc đích thực là gì? Điều gì khiến mình thực sự cảm thấy hạnh phúc? Mãi cho đến một ngày chính tôi cũng đã tự tìm câu trả lời cho riêng mình.  Nhân duyên bắt đầu từ khi tôi quen cô bạn cùng lớp. Cô ấy đã rủ tôi tham gia khóa tu tuổi trẻ dài ngày ở Núi Cấm - An Giang. Đây là lần đầu tôi tham gia khóa tu, tôi được Quý thầy hướng dẫn và giảng dạy nên tôi biết đến và Quy Y, nhưng trong tôi còn rất lan man, mơ hồ. Tuy vậy, tôi cũng chính thức trở thành con của đức Phật, mặc dù lúc đó bản thân chưa hiểu biết nhiều về Đạo, nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự biến chuyển nhỏ trên bước đường học Phật của mình. tôi bắt đầu biết yêu thương loài vật nhiều hơn vì trong kinh Bồ Tát Giới, Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính như nhau không khác, nếu chúng ta giết chết một con vật, tức là bóp chết lòng từ bi của mình, giết luôn vị Phật tương lai và giết lộn ăn lầm người thân trong quá khứ”. Tôi không cho phép mình lấy bất cứ đồ gì của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ. Tôi từ chối lối sống tà hạnh và chung thủy với người tôi thương. Tôi nhận thức và tránh xa sự nói dối vì nó gây hại cho mọi người. Tôi lại càng nói không với các chất rượu bia, vì men say khiến bản thân không làm chủ được mình và gây hại cho sức khỏe. Tôi nhớ lời thầy dạy, rằng thực hành ngũ giới là nền tảng căn bản đầu tiên cho những người bắt đầu tiếp cận với giáo lý của Đức Phật. Là nền tảng của trí tuệ, đạo đức, tình thương và sự giải thoát. Trong kinh A-hàm, đức Phật dạy: “Chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người vui sướng kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.” Nên Đức Phật dạy chúng ta thọ năm giới, tạo nhân duyên, có đầy đủ phước báo để đời này, đời sau được an vui. Nhưng tất cả với tôi chỉ mới  bắt đầu, một nhân duyên khác lại đến và tôi nghĩ chính thời điểm này đã giúp tôi quyết một lòng từ đây theo Phật. Đó là “Cuộc thi Giáo lí 2019”, lúc đó tôi không biết gì về giáo lý, thậm chí rất sợ mỗi khi nghe nhắc đến. Có một anh bạn đã khuyến khích tôi tham gia cuộc thi này, ban đầu tôi e ngại, nhưng cũng muốn thử thách bản thân mình. Tôi bắt đầu tìm tòi từ những định nghĩa đơn giản nhất như Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Thất Bồ Đề Phần, đến tìm hiểu sâu về Cuộc Đời Đức Phật, tôi cảm động trước hình ảnh Thái tử đã từ chối cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ để ra đi tìm Đạo, phổ độ chúng sinh lìa mê dứt khổ. Tôi cũng tham khảo và nghe một số bài giảng đầy kiến thức của Thầy Thích Nhật Từ, học cách buông xả, sống chánh niệm của Thầy Minh Niệm,... Càng học tôi càng thấy nhiều điều thú vị từ những lời giáo pháp mà Đức Thế Tôn đã chỉ dạy. Kể từ đó, trong tôi khởi lên tâm niệm muốn học hạnh của Như Lai.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”

Thật vậy, tôi đã tìm được chân lí cho cuộc đời mình, đó là ánh sáng giáo pháp, ánh sáng của trí tuệ mà mãi đến bây giờ mới tìm thấy. Tôi muốn mình làm nhiều điều lợi lạc cho đời, cho người, tự nhủ sống làm sao đừng để cuộc đời trôi qua một cách hoang phí và vô nghĩa, chứ không đơn giản chỉ mãi cuốn theo vòng xoay cơm áo gạo tiền và những thứ hạnh phúc vô vị, không có thật. Với tinh thần của người con Phật, đối diện trước nghiệp quả bất thiện, không trốn chạy, không phó mặc cuộc sống đẩy đưa, cũng không an phận như phần số đã an bài. Cái tinh thần tích cực của một hành giả là chấp nhận và chuyển hóa. Tôi dần chuyển hóa chính mình và bắt đầu lánh xa những thú vui giả tạm. Có lẽ đây là một trong những đoạn kinh tôi tâm đắc và khắc ghi để nhắc nhở chính mình:

“Dẫu ở giữa chiến trường

Thắng ngàn vạn quân địch

Cũng không bằng thắng mình

Thắng mình là chiến công oanh liệt nhất!  (Trích Kinh Pháp Cú)

Vì là thân nữ nhi, chắc chắn tôi không thể tránh khỏi những điều tiêu cực, đặc biệt là cảm xúc - thứ “ma vương” đáng sợ nhất. Thế nên tôi gắng tu tập để làm chủ cảm xúc của mình, vì cảm nhận buồn vui luôn vây quanh. Tôi nhận ra buồn vui, tốt xấu, hên xui… đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi. Trong kinh Chánh kiến thuộc Tương ưng bộ, Phật dạy chánh kiến là cái thấy trung đạo, duyên sinh, không rơi vào cực đoan này hoặc rơi vào cực đoan kia. Nhưng có lẽ, bước đầu trên bước đường học tập và thực hành còn vấp phải nhiều khó khăn, có lúc tôi như chùng bước lại nhưng trong kinh Di giáo đức Phật dạy rằng: “Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc gì khó, ví như nước chảy mãi, đá cũng phải mòn”. Càng học Phật, tôi càng tin sâu vào nhân quả, học để hiểu cuộc đời này là vô thường, để hiểu mọi thứ không phải tự nhiên xảy ra mà tất cả đều có nhân duyên từ nhiều kiếp trước và đặc biệt là học để áp dụng vào chính đời sống của mình. Tôi nhận thức được thái độ người tu Phật, không trốn tránh cầu khấn lúc quả đến, không than thở trước nghịch cảnh khổ đau, phải chấp nhận, an nhiên đối diện để nhìn thấy nguyên nhân sâu xa của hiện tượng do chính ta tạo ra.   Hạnh phúc và sự bình yên không thể tìm kiếm bên ngoài được. Chúng ta phải quay về bên trong để nương tựa chính mình. Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn tại Rừng Sa La Song Thọ, Ngài đã để lại những lời giáo huấn cuối cùng cho hàng đệ tử rằng: “Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..”. Thật vậy, chỉ có thực hành giáo pháp của Đức Phật chúng ta mới thật sự cảm thấy hạnh phúc nhất. Vì giáo pháp của Đức Phật không phải để nghe mà tin, mà chúng ta phải thực hành mới cảm nhận được sự nhiệm màu của nó, nếu không biết Phật Pháp tôi sẽ không thể hình dung được mình như thế nào nữa. Tôi bắt đầu cảm thấy cuộc sống này trở nên ý nghĩa khi tôi biết cho đi nhiều hơn nhận lại, tôi cảm nhận được dung lượng trái tim tôi ngày một nhiều hơn. Trong kinh Tăng Chi Bộ (Phẩm hạt muối), Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, ví như có người bỏ nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy vì nắm muối trở thành mặn và không uống được. Nhưng có người bỏ nắm muối vào nước sông Hằng, khối nước ấy rất lớn không vì nắm muối này mà trở thành mặn và không uống được.”  “Tôi là Phật Tử” - tôi được thốt lên đầy sự tự hào và hạnh phúc. tôi biết mình phải nhận thức đúng đắn mỗi khi hành động, làm việc gì cũng phải giữ trong chánh niệm vì, “mỗi khi thiếu niệm là dễ sinh biến cố nhất, sống với chánh niệm là hạn chế các sai lầm”, chánh niệm cũng giống như người hộ vệ.  Đạo Phật là đạo trí tuệ, với trí tuệ, Phật dạy ta nên dùng tâm thanh tịnh để thấy pháp, chứ không phải lấy hình tướng để so đo. Là người thuộc thế hệ trẻ, chúng ta - những người con của Đức Phật, hãy thực tập để áp dụng Đạo vào chính đời sống của mình, để trải nghiệm sự nhiệm màu những lời Đức Thế Tôn đã chỉ dạy và hãy cùng nhau mở rộng để lan tỏa ánh sáng chánh pháp của Ngài đến cho đời và cho xã hội. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Tôi tên Nguyễn Thanh Tuyền Pháp Danh: Tín Lưu SĐT: 0383741700 Địa chỉ: 1/4 Đường 18, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức
Download Android Download iOS
QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online