25/09/2021 21:42

Ý NGHĨA LỄ SEN ĐÔN TA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER

PSO - Đồng bào Khmer Nam bộ có rất nhiều lễ hội trong năm như: Têt Chôl Chnăm Thmây (Tết cổ truyền), Lễ Sen Đôn ta (Lễ Báo hiếu), Oók Om Bók (Lễ cúng trăng)… Đặc sắc nhất có thể kể đến là Lễ Sen Đôn Ta. Đây là một lễ lớn, quan trọng đối với đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer Kiên Giang nói riêng. Lễ Sen Đôn ta vừa mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng của đồng bào vừa hòa quyện vào trong lễ nghi của tôn giáo tiêu biểu là hệ phái Phật giáo nam tông Khmer. Theo lễ nghi tôn giáo thì hễ cứ đến ngày 16 tháng Phéc T’ro Both (tương đương tháng 8 âm lịch không nhuần) đồng bào dân tộc Khmer thường luân phiên nhau chia thành nhóm theo từng Phum Sroc để đến các ngôi chùa PGNT Khmer trên địa bàn mình sinh sống nhằm tổ chức cúng dường vật thực, tứ vật dụng, nấu cơm nếp...cúng dường chư Tăng đang an cư kiết hạ tại bổn Tự cho đến ngày cuối tháng với mục đích hồi hướng phước báu đến các bậc hữu ân, thân bằng quyến thuộc nội ngoại hai bên đã quá vãn mà họ gọi đây là lễ Đắc Ben (thí thực). Trong lễ nghi ảnh hưởng của tôn giáo người Khmer họ dựa theo tích truyện bắt nguồn từ thời đức phật còn tại thế, người ta làm cho các ngã quỷ là thân tộc của vua Tần Bà SaLa (Pim Pi Sa Ra). Người Khmer theo đạo phật hệ phái phật giáo nam tông làm theo truyền thống này cho đến ngày nay, trải qua hàng nghìn năm tập tục này cũng đã biến đổi và trở thành phong tục truyền thống của người Khmer. Về ý nghĩa truyền thống này cũng đã được biến cải cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội đồng bào cộng đồng dân tộc Khmer. Luân phiên Đắc Ben (thí thực) của đồng bào Khmer ở đây được bắt đầu từ ngày 16 đến 30 tháng Phec T’ro Both đã hiện diện từ nhiều nghìn năm nay, có thể nói là từ thời sơ khai ông cha ta đã tạo nên một bức tranh lễ hội vừa mang tính huyền bí của tín nghưỡng dân gian vừa đượm nét lễ nghi tôn giáo của dân tộc cho tới thời điểm hiện nay. Tuy nhiên mãi sau này người Khmer đã uyển chuyển linh hoạt trong nghi thức tôn giáo này để trở thành lễ nghi của dân tộc mình mà mọi người gọi đó là lễ Sen Đôn Ta. Với sự biến chuyển đó lễ Sen Đôn ta sẽ được tổ chức khá đầy đủ các nghi thức cộng với các nghi lễ trong những ngày cuối cùng chung tuần Đăc Ben của đồng bào trong các chùa PGNT Khmer. Lễ Sen Đôn ta được long trọng tổ chức trong vòng 3 ngày bắt đầu từ ngày 29 tháng phéc t’ro both đến ngày mồng 1 tháng A Such (tháng 9 âm lịch). Ở đây chúng ta hiểu rằng Sen có nghĩa là cúng, Đôn có nghĩa là Bà, Ta có nghĩa là Ông vậy sen Đôn ta có nghĩa là cúng ông bà. Người Khmer đã linh hoạt trông hoạt động sản xuất và thuận theo hoàn cảnh cuộc sống để tạo nên một lễ hội mang tính đặc sắc này. Ngày đầu tiên được gọi là ngày Sen tức là ngày cúng, trong những ngày này đồng bào Khmer họ sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng đồng thời gói bánh On Som (bánh tét), làm một mâm cơm cúng thỉnh mời ông bà về nhà sum họp cùng con cháu. Ngày thứ hai đồng bào sẽ thỉnh mời ông bà đến chùa để cùng nghe chư Tăng đọc kinh cầu an, cầu siêu và thuyết pháp giáo huấn những hàng đàn na tín thí trong mỗi dịp được gặp nhau. Ngày này được gọi là ngày Ph’chum. Nghi thức và lễ tục này chủ yếu tập trung tại ngôi chùa. Phchum (Hội tụ, tập trung) có nghĩa là gặp gỡ thân bằng quyến thuộc thân tộc hiện đang còn hiện tiền mỗi người một hoàn cảnh khác nhau bởi những công việc khác nhau trong cuộc sống để tìm kiếm kế sinh nhai vv…có người đang gặp khó khăn trong cuộc sống, hoặc có người sinh sống ở xa ít có dịp sum họp gia đình, đến khi tổ chức lễ Sen Đôn Ta này là dịp để họ gặp gỡ, sum hợp với gia đình, thân tộc. Tổ chức xong lễ Sen Đôn Ta cũng có nghĩa là họ đã làm xong bổn phận với tổ tiên của mình trong năm. Do đó những ý nghĩa quan trọng như nêu trên đây, nên người Khmer xem Lễ Sen Đôn Ta (Báo hiếu) là yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bản thân, chúng ta có thể xem đây là những giá trị mang bản sắc văn hóa của người Khmer đã được Đảng Nhà nước bảo vệ bằng chỉ thị 68 và 19 của Ban Bí Thư. Ngày thứ ba là ngày Chuôn (tiến đưa) ngày này là ngày tiễn đưa ông bà trở về quê nhà của các vị ấy theo cách hiểu của người Khmer. Trong những ngày này bà con sẽ chuẩn bị một chiếc xuồng bằng bẹ chuối với hai hình nộm bằng giấy tượng trưng cho ông và bà với đầy đủ những vật thực sử dụng hàng ngày như gạo, muối...đặt vào trong chiếc xuồng để làm hành trang gửi theo ông bà về với xứ sở quê hương của các ngài ở thế giới bên kia. Trong nghi thức này chúng ta còn có thể hiểu nôm na rằng ngoài việc tiễn đưa ông bà đi về mà bà con đồng bào Khmer còn thêm một ý nghĩa mới nữa với những vịêc làm là cúng mâm cơm thịnh soạn và đưa những vật thực nhu yếu phẩm tượng trưng bỏ xuống xuồng làm bằng bẹ chuối thả trôi theo dòng sông. Việc làm này là để sám hối đền đáp trời đất, nước (Tứ trọng ân như ý nghĩa trong lễ Vu Lan của người Kinh) mà họ đã sinh sống, làm việc trên đất nước (Tứ Đại: Đất - Nước - Gió - Lửa) làm dơ bẩn đến phần đất, nước, gió lửa… Ý nghĩa này hiện nay rất đặc biệt và hợp lý vì nó mang một hàm ý trong công tác gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái đã được Đảng Nhà nước ta có chủ trương kết hợp với các tổ chức tôn giáo trong công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường rất rỏ ràng. Tóm lại lễ hội Sen Đôn Ta là một trong những lẽ hội khá quan trọng trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer vì tại đây họ như được hoàn thành nghĩa vụ thiêng lieng trong việc báo ân đối với các bậc hữu ân dù đã quá vãn hoặc còn hiện tiền. Giá trị ý nghĩa sâu sắc và đượm nét chân tình này mãi mãi sống với thời gian và không thể phai nhòa đi bởi phần có lẽ đó

Ths. Danh Đồng Nguồn: phatgiaonamtongkhmer.org

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online