03/08/2018 23:01

Yên Bái: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thuyết pháp tại Trường hạ chùa Ngọc Am

Sáng ngày 01/8/2018 ( 20/6/Mậu Tuất), nhận lời thỉnh mời của Đại đức Thích Minh Huy - Phó Trưởng ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Yên Bái, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã quang lâm chùa Ngọc Am (Tùng Lâm tự) – phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái chia sẻ pháp thoại cho hơn 1000 Phật tử với chủ đề “Học hạnh Bố thí thông qua lục độ Ba La Mật”.

Mở đầu thời pháp thoại, Hòa thượng bày tỏ sự sẻ chia với nhân dân tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh trên đất nước ta nói chung vì phải hứng chịu sự thảm khốc của lũ quét gây nhiều thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, Hòa thượng cũng rất vui mừng bởi “tuy thiên tai khắc nghiệt, nhưng ngôi chùa Ngọc Am vẫn trang nghiêm, không khí trong lành, chư tôn đức trong mùa an cư hòa hợp thanh tịnh. Đó chính là sự nỗ lực của Thượng tọa Trưởng Ban BTS và chư tôn đức Tăng Ni, đây chính là phúc lớn mà chúng ta đã làm được”.

Nhân dịp này, Hòa thượng đã nói lên tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt, và ý nghĩa của ngôi chùa đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân. Đức Phật luôn dạy chúng sinh phải bao dung, và phải biết chia sẻ tình yêu thương tới tất cả muôn loài muôn vật. Cuộc đời của Đức Phật trong suốt 80 năm trụ thế thuyết pháp cách đây 2562 năm, vẫn luôn là một tấm gương sáng về tình thương yêu, hòa bình và sự tôn trọng bình đẳng. Những giáo lý ấy mà Ngài để lại đã hòa quyện với nền văn hóa của người Việt thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ của cha ông từ ngàn xưa như “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”.. Vì lẽ đó, dù ở nơi đâu, chỉ cần là nơi người dân sinh sống, thì ở nơi đó đều dựng ngôi chùa để thờ Phật, với ý nghĩa như một ngôi nhà quy tụ tâm linh để tất cả mọi người được hướng về đó nương tựa vào sự che chở của Đức Phật, hưởng sự an lạc hạnh phúc. Đồng thời, ngôi chùa cũng chính là ngôi trường dạy cho con người những điều thánh thiện, tránh xa những xấu ác, đem lại tình yêu thương, hiểu biết và bao dung với nhau.

Hòa thượng nhấn mạnh “Phật không ở đâu xa, Phật ở tại lòng ta. Ta phải luôn hướng về Phật, dù Phật ở trong chùa, hay ở chính trong tâm khảm mỗi người”. Trong 49 năm thuyết pháp của Đức Phật (theo quan điểm Phật giáo Đại thừa), Ngài luôn truyền tải những giáo lý về tình yêu thương đối với nhân loại. Mỗi người sinh ra trên đời đều có tính thiện, nhưng bởi môi trường với thầy tà bạn xấu, với tham – sân – si che lấp, mà gây nên những tội lỗi xấu ác. Do đó, Đức Phật hiện thân nơi đời và đưa ra những phương pháp quý báu để đối trị lại những thói hư tật xấu do tam độc gây nên, đồng thời khuyên con người tin sâu vào luật Nhân Quả.

Với những ai tham lam, keo kiệt, Đức Phật dạy cách “Bố thí” nhằm dạy con người luôn phải biết chia sẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự chia sẻ này sẽ khiến mọi người gần gũi nhau hơn, biết cảm thông với nhau hơn, yêu thương và có trách nhiệm với nhau hơn.

Hàng ngày, ta thực hành Hạnh Bồ Tát. Nhưng ta phải nên nhớ Bồ Tát không ở đâu xa cả, Bồ Tát ở ngay chính trong mỗi người chúng ta. Nếu ai làm được việc thiện, vì lợi ích cho số đông, thì người đó sẽ là Bồ Tát, việc làm của người đó sẽ là việc làm của Bồ Tát. Trong hạnh của Bồ Tát, có 6 hạnh được đề cao nhất còn gọi là lục độ ba la mật đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, tinh tấn và trí tuệ.

Trong đó, pháp bố thí rất quan trọng. Chữ “bố thí” có nghĩa là ban trải, đem tặng, hiến dâng. Chúng ta không nên hiểu từ “bố thí” theo nghĩa hẹp của thế gian một cách khinh thường, mà hãy hiểu theo nghĩa của đạo Phật vô cùng rộng lớn. Phép bố thí làm con người gần gũi nhau hơn, biết san sẻ với nhau. Chữ “bố thí” phải nhìn theo quan niệm của Phật giáo tức là quan niệm bình đẳng. Hãy luôn khắc ghi luật Nhân Quả, khi ta gieo nhân lành ta sẽ gặt quả ngọt, nếu ta biết cho đi không mong cầu không vụ lợi, mai sau ta sẽ nhận được những sự an lạc hạnh phúc từ chính hành động tốt đẹp ta làm hôm nay. Trong bố thí có tài thí, pháp thí và vô úy thí. Hòa thượng đã giảng giải cho đại chúng hiểu rõ thế nào là “bố thí” trong đạo Phật và cách “cho đi không mong cầu”, đó là khi tặng người bằng tất cả sự từ bi, cảm thông, trân trọng, yêu thương, sẻ chia và tôn trọng từ tận đáy lòng mà không mong nhận lại, không mong báo đáp. Đặc biệt, trong pháp bố thí phải lưu ý tới việc “tùy thời mà cho”, tức là tặng cúng, hiến dâng những thứ người kia thật sự cần, và có ý nghĩa với họ. Tình thương yêu phải đi kèm với trí tuệ, tức là phải biết cho đi đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích. Để chuyên chở đầy đủ tinh thần ba-la-mật, bố thí phải mang ý nghĩa của "tam luân không tịch" có nghĩa là 3 không (không thấy người cho, không thấy người nhận, và không thấy vật thí) và được luân chuyển liên tục, không dứt. Phần nhiều, chúng ta quan niệm là phải bố thí cho đúng người và đúng cách. Nhưng theo tinh thần Bát-nhã là bố thí mà không thấy có cho, có nhận, và có vật thí. Khi mình phát tâm muốn cho là mình cứ cho. Bất kể người kia là ai, và vật thí là gì, tài thí hay pháp thí, v.v… không quan trọng. Để đạt được tinh thần "tam luân không tịch" chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ và thái độ của mình. Thay vì nghĩ về mình, chúng ta nghĩ nhiều về người và tự đặt câu hỏi mình có thể làm được gì cho người khác.

Điều thứ hai trong lục độ ba la mật là trì giới. Đối với một đất nước, bất kỳ công dân nào cũng phải sống tuân thủ và thực hành theo hiến pháp, pháp luật. Trong Phật giáo, là đệ tử Phật cũng phải giữ giới luật. Cho nên sự trì giới chính là giữ kỷ cương, phép tắc. Trong một tôn giáo như Phật giáo, phải lấy giới luật làm đầu, bởi giới luật là kim chỉ nam giúp người tìm được con đường đúng để đi. Một người Phật tử phải giữ 5 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không quan hệ bất chính, không nói dối, không sử dụng chất kích thích.

Điều thứ ba là nhẫn nhục. Trong kinh điển, phép nhẫn nhục là phép cao thượng. Tổ tiên cha ông ta cũng dạy rằng "Chữ nhẫn là chữ chuông vàng, ai mà nhẫn được vừa sang vừa giàu". Chỉ một cơn giận nổi lên sẽ khiến ta mất đi tất cả. Chúng ta hãy thực hiện tinh thần nhẫn nhục trong đạo Phật để cuộc sống bình yên, an lạc. Hãy siêng năng tinh cần làm tất cả việc thiện, từ bỏ hoàn toàn những việc xấu ác.

Điều thứ 4 mà Phật giáo luôn đề cao chính là sự thiền định. Nhưng ngày nay, tất cả mọi người đều cần tới sự thiền định để cân bằng cuộc sống. Nội dung của thiền định là sự bình ổn nội tâm, không quay cuồng theo trần cảnh. Thiền định giữ tâm người tu bình thản an nhiên trước phong ba bão táp của cuộc đời.

Điều thứ 5 chính là tinh tấn. Tinh là chuyên ròng, không xen tạp; tấn là siêng năng tiến tới. Tinh tấn là điều kiện cần thiết hỗ trợ cho việc tu hành.

Đặc biệt, Đạo Phật đề cao trí tuệ. Trong kinh 8 điều, Đức Phật dạy “duy tuệ thị nghiệp”, tức là chỉ có trí tuệ mới làm nên sự nghiệp. Dù ở quốc gia nào, thời đại nào, muốn phát triển cũng đều phải dùng tới trí tuệ, làm việc gì nếu có trí tuệ việc đó sẽ thành công. Cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rằng “chế tâm nhất xứ vô sự bất biện”, tức là khi ta làm việc gì, ta để tâm tập trung trí tuệ vào việc đó, thì việc đó nhất định sẽ thành công.

Cuối cùng, Hòa thượng mong rằng đại chúng "hãy dùng bàn tay, khối óc và sức lực của mình để vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp, đừng cam chịu sự nghèo khó và lạc hậu, bởi "có công mài sắt có ngày nên kim". Mỗi người hãy không ngừng học hỏi, trau dồi tri thức cả ở đời lẫn trong đạo, hãy nhìn nhận giáo pháp Phật trong lăng kính của khoa học, để áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống thường ngày, đem lại an vui và hạnh phúc".

Nhân dịp này, được sự trợ duyên của các mạnh thường quân, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã trao tặng tới các gia đình nghèo của tỉnh Yên Bái 300 phần quà, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng. Món quà tuy không quá giá trị về mặt vật chất, nhưng nói lên tinh thần sẻ chia tương thân tương ái của người Việt khi khó khăn, và tinh thần từ bi cứu khổ ban vui của Đạo Phật.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

Ban biên tập chùa Bằng

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online