BÀI THI: NHẬT KÝ VU LAN – TÌNH NGƯỜI TRONG ĐẠI DỊCH

BÀI THI: NHẬT KÝ VU LAN – TÌNH NGƯỜI TRONG ĐẠI DỊCH

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (15) Số lượng từ: 1519

 

 NHẬT KÝ VU LAN – TÌNH NGƯỜI TRONG MÙA ĐẠI DỊCH

Trung ngươn ngày hội vọng Vu Lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu Lan.

Lại một mùa Vu Lan nữa lại về, là một người con xa quê vào chốn thiền môn, mỗi lần mẹ điện thoại hỏi thăm là lại hứa “Vu Lan con về”, nhưng rồi bao màu Vu Lan qua đi, lời hứa ấy vẫn chưa thực hiện được. Năm nay, cũng những lời hỏi thăm từ hai đấng sinh thành, nhưng không hỏi khi nào về thăm nữa, mà là lời động viên: “Ở trên đó làm gì cũng phải cẩn thận nha con, cố gắng hành trì cầu nguyện cho đại dịch qua mau nha con, nhớ giữ gìn sức khỏe nha con....”  Nghe những lời căn dặn từ mẹ mà nước mắt con cứ chực tuôn. Trong mắt mẹ, tôi vẫn luôn là đứa con nhỏ dại, theo tiếng lòng của người con xa quê rất muốn được về thăm nơi có những người thân yêu luôn chờ. Nhưng, đâu ai biết được mùa Vu Lan năm nay lại về khi dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu, Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Nơi chùa con tu học, Sư phụ và Ni chúng cũng đang làm hết sức mình để tìm những nguồn rau của quả giúp đỡ bà con khó khăn, nên con cũng không thể chỉ biết có mình, đành hẹn lại câu: “ Hết dịch, con sẽ về….”. Dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống người dân, đến sản xuất – kinh doanh. Để kiểm soát dịch tốt hơn, các chỉ thị 15, 16, 16+ lần lượt được đưa vào áp dụng. Đời sống người dân ngày càng khó khăn, đặc biệt là những người lao động thất nghiệp đang ở trọ, nên đã xuất hiện nhiều tấm lòng vàng âm thầm giúp đỡ, san sẻ gánh nặng, chia sớt tình người trong dịch bệnh. Từ khi dịch bùng phát ở Dĩ An ( Bình Dương) đến nay, những chuyến xe thiện nguyện 0đ chuyển rau củ quả để giúp đỡ bà con được đưa về chùa Bình An nơi con đang tu học. Sau khi chùa phân chia cẩn thận, liền đưa qua các phường để chuyển đến tặng trực tiếp cho người dân. Những chuyến xe xuyên đêm không mệt mỏi này  từ những tấm lòng vàng ở An Giang chuyển về. Nghe hai cô chú chuyển rau tâm sự:  Một ngày chỉ ngủ khoảng 2 tiếng, còn lại phải lo liên hệ và đi thu gom rau củ quả các loại. Nghe thương quá những tấm lòng vượt qua nỗi sợ lây nhiễm, quên bản thân đi để chia sẻ với bà con gặp khó khăn. Sau An Giang, chúng con lại có những chuyến xe về từ Đà Lạt. Không biết tự khi nào, thầy trò con nghe rau về lại mừng như thế! Có những đêm, dù khuya hay tối, hễ có xe về là chúng con hoan hỷ tập trung xuống hàng. Nhiều chị em sức khỏe yếu không bưng bê nặng được, thì hai người, ba người cùng nhau khiêng 1 bao bí, bao bầu. Sắp xếp đâu đó xong lại tiếp tục phân ra từng phần để gửi đến các khu phong tỏa. Muốn rau đến tay người nhận tươi ngon nhất, hễ rau về là chúng con phân chia ngay, bất kể ngày hay đêm. Thầy con nghe ở đâu kêu than, là tìm mọi cách chuyển hàng hóa đến tiếp tế.... Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, chỉ thị 16, giãn cách xã hội ngày càng kéo dài, đời sống người lao động thất nghiệp càng khó khăn hơn. Có những ngày, trước cổng chùa toàn những tiếng kêu xin đồ ăn, nghe thật buồn. Để thực hiện nguyên tắc 5k và quy định giãn cách, chùa không phát trực tiếp mà chuyển về các địa chỉ mà người dân để lại ít, ngày nào ít nhất cũng chuyển phát 50 phần. Ngoài ra chúng con còn tổ chức muối leo, cả hàng trăm kí để những người lao động để dành ăn được lâu hơn. Nghe trẻ nhỏ, người già trong các khu phong tỏa hay bệnh viện thiếu sữa uống, Sư phụ con tìm mọi nguồn hỗ trợ để chuyển vào Ngày nào cũng loay hoay với bao việc tiếp tế lương thực, Thầy trò  chúng con cũng có khi thấy mệt. Nhưng chỉ cần nghe ai đó kêu cứu, là lại không đành lòng. Nhìn ánh mắt sáng lên, hay niềm vui trên khuôn mặt họ khi nhận được quà, là bao mệt mỏi trong con như tan biến. Dẫu vậy, có khi vẫn nghe vài lời nói không thiện chí, mặc kệ, thầy trò vẫn tiếp tục đồng hành cùng người dân khó khăn. Không chỉ có chùa con, một số ngôi tự viện gần đây cũng làm thiện nguyện, hỗ trợ gạo, mì và các nhu yếu phẩm đến hàng ngàn người dân khó khăn. Có nơi thì nấu hàng ngàn suất ăn cho khu cách ly, phong tỏa. Tại các tuyến đầu chống dịch, các bệnh viện dã chiến cũng đã xuất hiện màu áo nâu áo lam của quý Tăng Ni tình nguyện theo lời phát động của Phật giáo. Họ tuy khác nhau về việc làm, nhưng vẫn chung một mục đích cao nhất, là giúp cho đại dịch qua nhanh, ổn định đời sống người dân. Cùng tâm nguyện đó, trong những buổi hành trì, các ngôi tự viện đều cầu nguyện cho tật dịch, cuộc sống sớm trở lại bình thường, để mọi nhà cùng nhau tu thiện. Vào tháng 7 Vu Lan, chúng con cũng khai kinh Vu Lan Báo Hiếu, đồng thời cầu nguyện cho các vong linh tử vong vì đại dịch Covid 19. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nơi phương xa con vẫn luôn cảm nhận được ánh mắt đang dõi theo từng việc làm và lo lắng cho con của ba và mẹ. Nơi đây, sau những việc làm và tu tập hằng ngày, con đều hồi hướng cho ba mẹ, mong hai người luôn được an lành để con an tâm, có động lực mà đi tiếp trên hành trình chưa biết được hồi kết. Câu nói: “Hết dịch con về….” luôn khiến con có nhiều trăn trở. Bao giờ hết dịch, biết mình có sống được đến hết dịch hay không…. Hình như con còn nợ mẹ rất nhiều lời hứa, nhưng chưa bao giờ mẹ trách hờn, vì mẹ hiểu là con không thể về giống như những người con bình thường khác, vì con của mẹ đã là người xuất gia, đã theo Như Lai bước đi trên con đường cắt ái. Hiểu là vậy, nhưng tình mẫu tử luôn rất thiêng liêng. Những mùa Vu Lan trước, khi con không thể về thì mẹ thường nói cha lên thành phố thăm, để xem con tu học thế nào. Nhưng năm nay, con không về được, mà cha cũng chẳng thể lên thăm, “chuyện ngày xưa” chỉ còn những kỷ niệm mà con ghi nhớ... Ở đây con giúp mọi người, nơi quê nhà có ai giúp cha mẹ lúc khó khăn không? Đó là câu con hay tự hỏi mình. Thật may là con đã nhận được hồi đáp: “Bạn cứ an tâm làm tốt việc đang làm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình bạn lúc khó khăn” – Đó là lời khẳng định của các lãnh đạo quê mình, cũng là những người bạn học ngày xưa của con. Thật trân trọng và biết ơn những tấm lòng đã cùng nhau chia sẻ trong đại dịch lầnnày. Năm nay, Vu Lan về trong hoàn cảnh thế này, con chỉ biết cầu mong cho cha mẹ luôn an yên trong đại dịch, nguyện cho toàn thể những tấm lòng vàng giữ vững tâm kiên cố, quyết tâm cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh./. https://www.youtube.com/watch?v=jPy-5rw60QM&list=PL-KxvjUbLY1p-VOVlFUsEfDgRl1VKibRt&index=30
Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online