BÀI THI: NHỮNG NGÀY BA MẸ CHI VIỆN

BÀI THI: NHỮNG NGÀY BA MẸ CHI VIỆN

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (26) Số lượng từ: 1648

NHỮNG NGÀY BA MẸ ĐI CHI VIỆN

Kính quý tặng những tấm lòng sẻ chia trong mùa dịch Tối nay, theo bà nội khai kinh Vu lan để tụng tại nhà, Minh có thật nhiều cảm xúc. Đây là mùa Vu Lan đầu tiên em không được lên chùa dự lễ cài hoa hồng, cũng là lần đầu em xa ba mẹ lâu như vậy, vì hai người đang đi chi viện chống dịch ở Sài Gòn. Đã hơn hai tháng trôi qua, kể từ hôm ba mẹ nói Minh về chuyến đi này. Thực ra, Minh có thể chọn ba hoặc mẹ ở nhà với mình. Nhưng Minh hiểu, ba và mẹ đều là bác sỹ từng học tập ở Sài Gòn, nên đều rất muốn làm điều gì đó cho nơi từng cưu mang mình. Cả Minh cũng mơ ước sau này sẽ thi vào đại học Y Dược TP. HCM, phấn đấu trở thành bác sỹ giỏi để giúp đỡ được nhiều người. Vậy nên, em đã chọn ở nhà với ông bà Nội, để ba mẹ yên tâm đi tuyến đầu chống dịch. Khi đưa ra quyết định khó khăn đó, Minh được khen “đã lớn và hiểu chuyện”. Nhưng chiều nay, sau cuộc nói chuyện với ba, rồi đọc bài kinh “Báo đáp công ơn cha mẹ” với bà xong, Minh cứ thấy mủi lòng. Từ ngày ba mẹ đi chi viện, Minh và ông bà dõi theo từng mẫu tin tức về Sài Gòn. Nơi đó không chỉ có ba mẹ Minh, mà còn rất nhiều người khác đang phải căng mình ứng phó với dịch bệnh. Ông Nội nói: “Sài Gòn là đầu tàu của cả nước, nếu trong đó có chuyện gì thì cả nước sẽ cùng chung số phận”. Thành phố mà Minh chỉ biết qua những câu chuyện và con người này cũng từng in dấu thời thanh xuân của ông và bà, nên hai người không ngừng nghe ngóng tìm hiểu, xem có thể phụ giúp được gì không. Thấy cô bác trong đó thiếu hụt rau củ quả vì hạn chế đi lại, ông bà tất tả thu gom hết rau củ trong vườn, còn điện thoại mua thêm mớ gạo để chở lên chùa – nơi đang chuẩn bị cho chuyến xe hướng về Sài Gòn, chia sẻ chút tình với miền Nam. Hôm qua xem báo mạng, Minh biết không chỉ ở quê và chùa mình, mà những nơi khác đều có những “chuyến xe yêu thương” như thế. Hình như cả nước đều chung tay, không để “Sài Gòn nghĩa tình” phải đau lòng một mình. Một buổi chiều, ông gọi bà và Minh đến xem bài báo viết về gia đình cô chú nọ mới sanh em bé có mấy ngày, đã đùm túm nhau chạy xe máy về quê tránh dịch. Bà xuýt xoa: “Chắc ngặt nghèo lắm mới phải đi như vầy, không thì ai muốn ra đường mùa dịch, lại thêm mới sanh nở, không khéo còn nguy hiểm đến tính mạng.” Minh tìm thêm các báo khác cho ông bà xem, thấy có rất nhiều đoàn người lao động được tổ chức hồi hương tránh dịch. Ban đầu là các chuyến bay, rồi xe khách và tàu hỏa, sau cùng và nhiều nhất là người đi xe máy. Những chuyến đi như vầy, thường sẽ có xe công an và cấp cứu chạy trước, người dân nối theo sau cả một đoạn đường dài. Rong ruổi cả ngày, tối đến những người về quê mệt lả, phải nằm san sát nhau ngủ tạm bên vệ đường. Nhìn những hình ảnh đó, ba người nhà Minh hết kêu “trời ơi” lại đến “Phật ơi” vì thương quá. Lúc đọc bài viết về hai người anh em phải đi bộ về quê, chút thôi Minh đã bậc khóc. May mà họ gặp nhiều nhà hảo tâm trên đường, giống những người hoạn nạn thường được Bụt hiện thân giúp đỡ trong các câu truyện cổ tích. Những “ông Bụt” đời thường này chuẩn bị các vật phẩm mà người về quê đang cần, như: thức ăn, nước uống, xăng xe và cả tiền mặt. Gia đình nào có em nhỏ cũng được ưu tiên chăm sóc, để đoạn đường về nhà dù khó khăn cực nhọc, vẫn có chút ấm áp, đỡ đần. “Người Việt mình là rứa, lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát, lá nát đùm lá tả tơi, chổ mô có khó khăn là có người giúp đỡ”- Bữa cơm hôm đó, ông bà Minh thảo luận mãi về đề tài này. Hôm sau, mới sáng Minh đã nghe ông dặn bà hỏi thăm xem trong xóm mình có bao nhiêu người từ Sài Gòn sắp về đến, để chuẩn bị quà tặng. “Mình không giàu có gì nhưng san sẻ chút quà thể hiện tình làng nghĩa xóm, để người ta đỡ tủi. Dịch giả vầy ai cũng khó khăn” – vừa nói ông vừa đưa cho bà tấm thẻ lương hưu, bảo rút tiền để lo liệu việc này. Minh cũng muốn góp thêm ít bánh kẹo tặng mấy bạn nhỏ. Dù chưa quen các bạn, nhưng Minh muốn thể hiện sự quan tâm, để họ không thấy mình bị phân biệt hay xa lánh khi trở về từ vùng dịch. Vì ngày trước, mỗi khi ba mẹ đi chống dịch, đều dặn Minh hạn chế qua nhà hàng xóm, để giữ gìn nguyên tắc 5K, vừa để người khác không phải e dè khi nhà mình có người làm việc ở tuyến đầu. May thay, cô bác cạnh nhà Minh chẳng những không ngại ngần mà còn rất tình cảm, thường quan tâm thăm hỏi, còn gửi tặng thức ăn cho Minh nữa. Cả nhà Minh rất biết ơn vì điều đó, nên bây giờ cũng muốn lan tỏa yêu thương đến những người đồng hương của mình. Thấy các bạn cùng lứa được về quê tránh dịch với ba mẹ, Minh lại chạnh lòng, nhớ đến hai người thân thương nhất của mình. Từ khi ba mẹ đi chi viện, dù bận rộn với bài vở học hè, còn phụ giúp ông bà các công việc lặt vặt, Minh vẫn không quên việc ngóng chờ điện thoại của ba mẹ. Hai người đều bận, nhưng thỉnh thoảng vẫn thay nhau gọi về cho Minh và ông bà yên tâm. Tuần trước, ba kể trong bệnh viện mới có mấy nhà sư vô chi viện. Ba nói, chắc sắp tới sẽ xuống tóc như quý sư, cho mát mẻ và tiện lợi khi mang đồ bảo hộ. Minh rất háo hức, còn dặn khi nào ba làm xong nhớ gọi chế độ video để Minh nhìn với, vì dạo sau này ba mẹ gọi về chỉ nghe tiếng, không thấy hình. Nội đoán chắc do hôm trước bà lỡ xuýt xoa khi thấy khuôn mặt mẹ ửng đỏ vì đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ quá lâu, nay hẳn phải nghiêm trọng hơn, nên ba mẹ không muốn ở nhà nhìn thấy mà lo lắng. Hồi chiều ba xuống ca trực liền tranh thủ gọi về, Minh nhất định đòi mở video nhìn mặt. Cả nhà dán mắt vào màn hình, thấy ba ốm đi nhiều, khuôn mặt không bị đỏ như mẹ nhưng những vết lằn của khẩu trang và mũ bảo hộ vẫn hiện rõ mồn một, đặc biệt là trên đầu không còn cọng tóc nào. Ba cười cười giải thích: “Xuống tóc cho mát, Sài Gòn nóng dữ lắm.” Nhìn ba cười mà tim đứa con gái nhỏ như chậm lại một nhịp, thương đến nghẹn ngào. Minh ngó sang bên cạnh, bắt gặp đôi mắt đỏ hoe của bà như đang cố kiềm nén một điều gì khó bày tỏ thành lời. Đến ông nội bình thường điềm tĩnh là vậy, mà giờ cũng lạc giọng dặn dò “hai đứa cố gắng ăn uống cho có sức mà làm việc”, rồi vội vàng cúp máy. Nghĩ cũng lạ, ngày trước nhìn hình ảnh chú Hiệu<1> xuống tóc trước khi đi chi viện chống dịch ở Bắc Giang, Minh ngưỡng mộ và mơ ước sau này mình cũng sẽ làm được như vậy. Nay đổi lại người đó là Ba, Minh chỉ thấy nhói lòng. Chưa bao giờ Minh muốn Sài Gòn hết dịch ngay lập tức, để ba mẹ được về với Minh như lúc này. Còn bao nhiêu đứa trẻ như Minh nữa, phải xa ba mẹ vào những ngày hè, trong tiết trời sụt sùi khi mùa Vu Lan đến?! Còn bao nhiêu người như ông bà Minh nữa, phải kìm nén âu lo, để các con vững tâm trên tuyến đầu chống dịch?! Biết là nguy hiểm và vất vả lắm, nhưng nếu những người làm bác sỹ như ba mẹ Minh không nhiệt huyết xông pha, thì các bệnh nhân covid biết phải làm gì?! Tình hình dịch bệnh ở Sài Gòn sẽ diễn biến thế nào và nước mình sẽ ra sao đây?! Bình tâm nghĩ lại, Minh không buồn tủi nữa, chỉ thấy thương và tự hào vì ba mẹ thật nhiều, và Minh tin, ông bà mình cũng sẽ có cùng suy nghĩ này. Vậy nên, nơi tuyến đầu ba mẹ và các cô chú hãy tiếp tục cố gắng nhé! Con gái ở nhà sẽ thật chăm ngoan, sẽ cùng bà tụng kinh mỗi đêm để cầu nguyện thêm cho mọi người, sẽ xếp hoa hồng để tặng ba mẹ vào ngày đoàn viên. Bà Nội nói, ngày nào hết dịch, ba mẹ bình an trở về, với gia đình mình, đó chính là ngày lễ Vu Lan ý nghĩa. https://www.youtube.com/watch?v=FhqkyACn2uQ&list=PL-KxvjUbLY1p-VOVlFUsEfDgRl1VKibRt&index=16
Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online