Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tọa đàm “Đề án Di sản kiến trúc tại tỉnh Bình Định”  

PSO - Chiều 28/4/2021, tại Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Bình Định (114, Tăng Bạt Hồ, Quy Nhơn, Bình Định); Ban Văn hóa Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với đề tài “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam”.

Tham dự và chủ trì buổi tọa đàm có TT. Thích Thọ Lạc - Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN; HT. Thích Nguyên Phước - Trưởng ban BTS PG tỉnh; HT. Thích Viên Đạt, HT. Thích Như Quang - đồng Chứng minh BTS tỉnh; HT. Thích Đồng Quả, HT. Thích Nhuận Trí, HT. Thích Hồng Thiện - Phó trưởng BTS PG tỉnh; TT. Thích Huệ Vinh - UVTT HĐTS GHPGVN TƯ; ĐĐ.Thích Minh Đăng - Chánh thư ký BVH TƯ; ĐĐ.Thích Thanh Tri - Phó Trưởng ban Văn hóa tỉnh Khánh Hòa; ĐĐ. Thích Hạnh Nhân - Trưởng ban Văn hóa tỉnh Quảng Ngãi cùng chư Tôn đức Ban Văn hóa TƯ cùng đại diện Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Viện Bảo tồn Di tích; Bảo tàng Lịch sử quốc gia; chư Tôn đức thành viên Ban Văn hóa Trung ương cùng quý vị Giáo sư, Tiến sĩ và các nhà nghiên cứu. Các quý quan khách tại tỉnh Bình Định về tham dự.

Buổi tọa đàm đã trao đổi, thảo luận các nội dung về kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo tại Bình Định và khu vực Trung bộ, những đặc trưng, đặc điểm kiến trúc Phật giáo của các hệ phái tại Bình Định và khu vực Trung bộ, sự thống nhất và đa dạng của kiến trúc Phật giáo, thực trạng kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo, các loại hình kiến trúc Phật giáo tại Bình Định và khu vực Trung bộ hiện nay. 

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN kết luận: Báo cáo tổng hợp của TT Thích Đồng Thành đã giới thiệu được một số đặc trưng kiến trúc Phật giáo và thực trạng của các công trình kiến trúc Phật giáo tại tỉnh Bình Định nói riêng và ở miền Trung Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, Tọa đàm đã nhận được 8 ý kiến phát biểu rất sâu sắc, tâm huyết của các quý vị, đại biểu. Từ đó, đánh giá được thực trạng của kiến trúc Phật giáo như sau:

1. Do xu hướng phát triển của Phật giáo và hội nhập quốc tế, khuynh hướng kiến trúc PG hiện nay đang có 1 thực trạng kiến trúc đi lệch lạc với truyền thống VH PGVN. 

2. Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt thực tế trong thời kỳ hiện đại nên nhiều công trình đã được mở rộng, cơi nới chưa phù hợp ảnh hưởng đến truyền thống PGVN. 3. Một số chùa đã ứng dụng các công nghệ hiện đại để xây dựng thêm 1 số công trình công năng mới chưa phù hợp, lệch lạc với kiến trúc truyền thống PG dân tộc. 4. Thiếu sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước và giáo hội Phật giáo nên dẫn đến những lệch lạc, bất cập không đáng có. 5. Sau khi hoàn thành chương trình khảo sát, chúng tôi tổ chức hội thảo kiến trúc vào tháng 10/2021. Từ đó nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí kiến trúc chung cho từng hệ phái, từng vùng miền dựa trên tinh thần tôn trọng sự thống nhất và đa dạng của các hệ phái, các vùng miền trên cả nước. Kính đề nghị Ban Trị sự các tỉnh, các chuyên gia ở địa phương tham gia viết bài tham luận cho hội thảo khoa học Kiến trúc PGVN - thống nhất trong đa dạng 6. Ban Văn hóa Trung Ương sẽ xây dựng bộ hoành phi, câu đối bằng tiếng Việt chung cho Kính mong các quý hòa thượng gửi các hoành phi, câu đối bằng tiếng Việt cho Ban VH TƯ để Ban VH tập hợp, xây dựng bộ hoành phi câu đối chung, từ đó lan tỏa, sử dụng tới các hệ phái, vùng miền. 7. Kính mong các Ban trị sự các tỉnh gửi kiến nghị, đề xuất, góp ý bằng văn bản cho Ban VHTƯ. 8. Trong quá trình tu bổ, cải tạo, sửa chữa, xây mới các công trình Phật giáo, Ban Trị sự GHPGVN tại các tỉnh hoặc trụ trì các chùa chủ động lưu giữ, bảo tồn các di sản, công trình cũ để kế thừa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc đồng thời đảm bảo phù hợp bản sắt văn hóa truyền thống dân tộc, tư tưởng, triết lý đạo Phật cũng như tính thiêng cho các ngôi chùa, cơ sở thờ tự. Đặc biệt đối với các công trình xây mới cần sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (hoành phi, câu đối, biển chùa, minh văn...).

Ban Trị sự GHPGVN tại các tỉnh cần quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động tu bổ, tôn tạo nắm được các thông tin quy định chủ trương từ Giáo hội PGVN để đảm bảo tính thống nhất chung. Khi đề án được triển khai thực hiện, mong Ban trị sự các tỉnh lan tỏa rộng rãi tới các Phật tử, nhân dân... để góp hần cho kiến trúc PGVN phát triển hưng thịnh bền vững và có bản sắc.

Tọa đàm khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam” tại Bình Định. Tại buổi tọa đàm, chư Tôn đức Ban Văn hóa Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã phát biểu đóng góp nhiều ý kiến thiết thực về thực trạng kiến trúc Phật giáo xưa và nay, đồng thời đề xuất các phương án để gìn giữ, phát huy và giữ nguyên giá trị nguyên bản của những di sản đầy ý nghĩa này. Sau khi thực hiện chuyến khảo sát và tọa đàm tại Bình Định, phái đoàn sẽ tiếp tục chuyến công tác vào Khánh Hoà, Lâm Đồng và Đắk Lắk, chuyến công tác sẽ thực hiện đến hết ngày 23 tháng 3 năm Tân Sửu (02/5/2021).

Tin, ảnh: Chơn Phương - Vân Quảng Tâm

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online