Bình Dương: Trao quà Tết yêu thương đến người khiếm thị, quý Phật tử tại chùa Từ Huệ

PSO - Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người khiếm thị thuộc TP. Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng lại cùng nhau trở về chùa Từ Huệ (xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) để đón nhận những phần quà yêu thương từ Ni sư Thích nữ Huệ Tuyến cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong huyện nhằm chia sẻ  với các cô, bác, anh, chị hội viên người khiếm thị đón một mùa Xuân vui vẻ, ấm áp hơn trong năm mới Nhâm Dần 2022.

Tham dự buổi trao quà có sự quang lâm của: TT. Thích Minh Lực – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Bình Dương; Ni sư Thích nữ Huệ Tuyến - Ủy viên Thường trực Ni giới Trung ương, Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Phó ban Trị sự GHPGVN huyện Bàu Bàng, trụ trì chùa Từ Huệ; Đại đức Thích Nguyên Đức – Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPG Việt Nam huyện Bàu Bàng; Sư cô Thích nữ Diệu Sơn – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Phật giáo huyện, Tri sự chùa Từ Huệ.

Trước khi diễn ra lễ phát quà, quý Phật tử và gần 200 bà con khiếm thị thuộc TP. Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng được lắng nghe thời pháp thoại do TT. Thích Minh Lực chia sẻ về những điều mà khi còn là Thái tử đã nhìn thấy cảnh sanh, già, bệnh, chết. Ngài có những thắc mắc trong lòng. Chính vì thế Thái tử không yên tâm sống trong cảnh vương giả, nên quyết chí tu hành. Thắc mắc trước kia của Ngài cũng có thể là thắc mắc của tất cả chúng ta hiện giờ, nhưng mình ít quan tâm tìm cách giải quyết.

TT. Thích Minh Lực – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Bình Dương chia sẻ pháp thoại với bà con khiếm thị

Thắc mắc thứ nhất, Ngài nghĩ con người ai cũng bị sanh già bệnh chết khổ như nhau, vậy từ đâu chúng ta đến đây? Thắc mắc thứ hai, sau khi chết rồi ta sẽ đi về đâu? Thắc mắc thứ ba, muốn ra khỏi vòng sanh tử đó phải làm sao? Đó là ba vấn đề tối hệ trọng của kiếp con người.

Bởi thắc mắc như vậy nên Ngài không yên tâm sống trong cảnh nhung lụa, vui theo thế gian nên mới quyết tâm đi tu. Khi đã đi tu, ban đầu Ngài tìm đến những vị nổi tiếng thời đó để học đạo. Các vị thầy ấy dạy cho Ngài tu chứng từ Sơ thiền tới Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Ngài thấy cũng chưa giải quyết được vấn đề mình thắc mắc. Thế là tìm thầy khác cao hơn, Ngài tiếp tục đạt các quả vị từ Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cho đến Phi phi tưởng xứ. Được bốn tầng định cao tột ấy rồi Ngài thấy cũng chưa giải quyết được ba vấn đề mình hằng ôm ấp trong lòng. Lúc này không còn vị Thầy nào đủ sức chỉ giáo cho Ngài nổi nữa. Và cuối cùng Ngài tới cội Bồ-đề trải cỏ ngồi kiết già. Khi ngồi xuống đây, Ngài thệ nguyện rằng: “Ta ngồi dưới cội cây này nếu không thành đạo, thà xương tan thịt nát quyết không rời khỏi cội cây này”. Với ý chí quyết liệt như thế, suốt bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, tới đêm thứ bốn mươi chín Ngài giác ngộ thành Phật, giải quyết triệt để ba vấn đề trọng đại đã thắc mắc lâu nay. Qua đó, Thượng tọa nhắc nhở quý Phật tử, bà con khiếm thị phải tinh tấn làm những điều lành, điều thiện, luôn hoan hỷ và nhớ nghĩ, trì niệm danh hiệu: Nam mô A Di Đà Phật để tâm được an lạc.

Tiếp đến, toàn thể đại chúng cùng chư Tôn đức bước đi trong chánh niệm, đồng trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà bằng phương pháp đặt tay mình lên vai người phía trước.

Sau đó, 200 phần quà Tết yêu thương được trao tận tay quý Phật tử và bà con khiếm thị, mỗi phần trị giá 450.000 đồng, gồm: 10 kg gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, nước tương, bột ngọt và phong bì 100 ngàn đồng. Tổng giá trị cho buổi trao quà là gần 90 triệu đồng. Bên cạnh trao tặng những phần quà, Ban Tổ chức còn hỗ trợ tiền xe để đưa rước bà con khiếm thị thuộc TP. Thủ Dầu Một về chùa Từ Huệ nhận quà là 4 triệu đồng.

Ni sư Thích nữ Huệ Tuyến - Ủy viên Thường trực Ni giới Trung ương, Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Phó ban Trị sự GHPGVN huyện Bàu Bàng, trụ trì chùa Từ Huệ tặng quà Tết cho bà con

Đây là hoạt động đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc, chia sẻ phần nào khó khăn trước mắt, động viên người khiếm thị, gia đình người khiếm thị có được niềm vui, giúp họ vững vàng hơn,  hoà nhập, sống có ích cho xã hội, cố gắng vượt qua khó khăn trước dịch bệnh, vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù mất đi giác quan quan trọng nhất nhưng họ vẫn sống lạc quan, tích cực, cống hiến hết mình trong lao động, học tập. Qua đó mong muốn những người khiếm thị luôn lạc quan, vượt qua những mặc cảm bản thân, cố gắng tu học và sống thật tốt, có ích cho gia đình, xã hội và đón một mùa Xuân Nhâm Dần 2022 vô lượng an lạc, vạn sự hanh thông.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được: 

Hương Đạo – Ban TTTT PG Bình Dương

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Long An: Phật giáo huyện Đức Hòa đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn (đợt 1)

PSO - Nhận thấy tình hình khó khăn về nước sinh hoạt của người dân miền Tây khi phải đối diện với hạn mặn kéo dài, thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Đức Hòa đã phối hợp Huyện Đoàn Đức Hòa thực hiện mô hình “Chuyến xe nghĩa tình – Hành trình trao gửi yêu thương” trao tặng nước uống và nước sinh hoạt đến bà con huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), huyện Bì

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online