20/11/2020 09:57

Cảm nhận của một Ni sinh về ''Tình Yêu Của Bao Thế Hệ'' nhân ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20-11

Thời gian!... mới ngày nào vui mừng được trúng tuyển và hân hoan tham dự lễ khai giảng mà giờ đây những Tăng Ni sinh khóa XIII Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM đã bước vào học kỳ 8. Chẳng còn bao nhiêu ngày nữa thì chúng tôi sẽ rời xa mái trường mến yêu, xa quý Thầy Cô giáo thọ thân thương, xa các pháp lữ mến yêu đã gắn bó mấy năm qua. Nói làm sao cho hết lời tri ân. Chính Học viện là ngôi nhà ươm mầm tuệ giác của tăng ni sinh trẻ, là cơ sở để phát triển bước đường học Phật và phụng sự nhân sinh.

Những ngày đèn sách tại Học Viện, tôi nhận ra, mỗi vị Giáo thọ đều có những tâm tư, tình cảm, và hoài bão riêng. Mỗi người mang một phong thái và phương pháp khác nhau truyền trao tri thức, và các phương pháp hành trì nhằm đem lại hạnh phúc an lạc cho tự thân và tha nhân. Lượng kiến thức được tiếp nhận tại mái trường này vô cùng phong phú và đa dạng trong tuệ giác của đức Thế Tôn.

Hôm nay, Ngày Nhà giáo Việt Nam lại về gợi cho tôi biết bao nhiêu cảm xúc và lòng tri ân khó tả. Từ ân đức từ bi và trí tuệ cao thâm của Hòa thượng Viện trưởng như một vị Phật sống giữa trần gian, cho đến từng vị giáo thọ mà tôi được học trong suốt mấy năm qua… Diễn tả sao cho hết qua trang giấy nhỏ bé này ân tình của người học trò đối với những người lái đò đưa khách sang sông.

Tôi là một Ni sinh của khoa triết học Phật giáo. Các giáo thọ dạy khoa triết của học viện, mỗi người mỗi vẻ, mỗi tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều khiến cho chúng tôi kính thương và trân quý. Có lẽ vì Philosophy chính là “tình yêu trí tuệ” nên vị thầy nào trong khoa triết cũng mang một phong thái của sự minh triết khác nhau. Với tôi, có lẽ vì tôi là ni sinh nên tôi yêu quý và ngưỡng mộ Ni sư Hương Nhũ! Giữa tôi và Người có một nhân duyên sâu đậm từ kiếp nào chăng? Cứ nhớ lại những giờ học với Sư, tôi có cảm nhận Người nhìn thấu vào tâm tôi và lời giáo dạy của Người cứ như dành cho riêng tôi vậy.

Ni sinh chúng tôi tự hào và hạnh phúc được học với Ni sư. Không chỉ là lời giảng, mà đó là đạo lực của Người, chúng tôi luôn thầm cảm phục nghị lực dấn thân vì nhân thế của một bậc Ni lưu trong thời hiện đại.

Thầy và trò bên những cảm xúc đong đầy của ngày tri ân những người thầy 20-11 tại Học viện Phật giáo Việt Nam

Qua từng giờ học quý giá của môn triết học chính trị xã hội Phật giáo, chúng tôi cảm nhận được Phật giáo đi vào lòng người trên tất cả mọi phương diện tinh thần và xã hội là do ở tâm đức, giới đức và tuệ đức của người con Phật. Đối với các hành giả Ni, nếu mang tâm nguyện giáo dục hay hoằng pháp, hành chánh hay từ thiện, thì quan trọng nhất vẫn là phải tu cái tâm buông bỏ và xa lìa ngã chấp mới có thể đem lại hạnh phúc cho tha nhân. Điều này không phải dễ dàng nhưng những qua thân giáo, khẩu giáo và ý giáo của sư giáo thọ truyền trao, chúng tôi nguyện khắc ghi bài học quý này làm tư lương để hành trì trên con đường chuyển hóa thân tâm và hành Bồ tát đạo.

Ni Sư thường nhắc nhở chúng tôi: “Các con phải rèn luyện thôi, rèn luyện sức chịu đựng. Nếu cái gì cũng thuận duyên, các con sẽ lười biếng, ỷ lại rồi sanh tâm kiêu mạn. Do đó, nên tìm cái an ở trong cái bất an, thấy niềm vui trong chuyện không vui và quan trọng nhất luôn biết mình là ai? đang ở đâu? mình cần phải làm gì ? Và hãy nhớ, sống quên mình vì người khác luôn có niềm hạnh phúc lớn lao.

Cách giảng dạy của Sư là thường rút ra điều cốt lõi và nhấn mạnh khiến cho học trò phải suy tư lời Ni sư dạy mà thấm từng câu. Thật vậy, xã hội bây giờ quá phức tạp, thế thái nhân tình đảo điên, nếu không nhiếp tâm chánh niệm, người nữ chúng ta dễ dàng bị cuốn trôi vào biển nghiệp, rồi chồng chất khổ đau. Người xuất gia không cứu được mình thì làm sao giúp được người?.

Một buổi học bốn tiết không phải là nhanh đâu, nhưng không hiểu sao chúng tôi cứ mong đợi tới giờ học của Ni sư. Khi đã xong tín chỉ, chúng tôi vẫn mong được học với Người những môn học khác nữa. Một người bạn chia sẻ với tôi: “Ở sư Hương Nhũ mang sức hút của lòng nhiệt thành và tâm từ bi. Mọi vấn đề qua bài giảng của sư đều rõ ràng, rất đơn giản và gần gũi, tại vậy mà tụi mình thích học giờ Sư”.

Có lần học kế lớp Ni Sư đang dạy, vào giờ giải lao chúng tôi rủ nhau vào thăm Sư thì chợt nhận ra Sư có vẻ yếu và xanh xao. Lúc cầm đôi tay gầy guộc của Người, tôi nghẹn ngào: “Chúng con nhớ Sư quá!” Sư cười hiền hòa, xoa đầu tôi và như đã biết được ý nghĩ của tôi Sư khẽ nói: “Sư vừa mới khỏi bệnh, bác sĩ nói Sư phải nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng chắc chưa  làm được điều này bởi còn quá nhiều việc phải làm và nhiều người đang trông đợi. Nhân duyên mà con, Sư còn phải tiếp tục đi…Các con ráng tu học nhé! Tre tàn rồi măng mọc”.

Chúng tôi lặng người xúc động, cảm nhận sâu sắc hơn nữa về công hạnh và tấm lòng của Sư. Nghe lời sư dạy, nhìn việc sư làm với nụ cười tỏa sáng ấm áp quanh đây… Vinh hạnh thay! Ni Sư đã giúp chúng tôi vững niềm tin  trên con đường mình đã chọn. Và dù đi đâu về đâu tôi luôn có cảm tưởng Người luôn dõi bước theo tôi. Tôi phải sống như thế nào cho xứng đáng với tình thương và niềm tin mà Sư giáo thọ kính yêu đã dành cho chúng tôi.

Những tình cảm đơn sơ mộc mạc rất chân thành của những Ni sinh dành cho NS. Hương Nhũ. Một vị Giáo thọ sư được nhiều thế hệ Ni sinh trẻ yêu mến tại HVPGVN

Nhân ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi xúc động đặt bút viết đôi dòng thô thiển trước công lao và tâm huyết của các giáo thọ sư trong “sự nghiệp trồng người”. Với cả tấm lòng thành kính xin hướng về đảnh lễ những người Thầy thầm lặng, những bậc Giáo thọ trí tuệ, từ bi và đặc biệt là Sư Hương Nhũ trân quý của lòng tôi. Hạnh phúc lắm thay được làm học trò của những bậc chân sư cao quý tợ như những viên ngọc minh châu tỏa sáng, như đuốc tuệ luôn soi rọi cho đường chúng ta đi.

Sư kính yêu ơi! Sư là tình yêu của bao thế hệ. Mãi mãi ân Sư, người lái đò thầm lặng!

TN Hạnh Liên - Khoa Triết Học Phật giáo, khóa XIII – HVPGVN tại TPHCM.

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online