Chùa Pháp Tạng (TP.HCM) và Chùa Bảo Tạng (Cà Mau) kính mừng Đại lễ Phật Thành Đạo

Giá trị một đời người, không phải là chúng ta có được cái gì, hưởng thụ được điều gì, mà nằm ở chỗ chúng ta sống như thế nào, hi hiến cho cuộc đời được bao nhiêu. Vật chất chỉ là phương tiện đáp ứng nhu cầu sống, sự hưởng thụ vật chất cũng chỉ thỏa mãn một phần nào đó của tâm. Quyết định trên hết là một nội tâm vững chãi. Đó là vấn đề tâm linh, là sự vun bồi đạo đức, mở khai tuệ nhãn, vượt qua những cái thường tình. Đấng Đạo Sư của chúng ta – đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã sống một cuộc đời như vậy. Ngài là tấm gương sáng của nhân loại, để bất kỳ ai muốn tầm cầu một nếp sống cao thượng, an lạc, thảnh thơi đều có thể nương về. Khi còn là Bồ Tát, Thái Tử Siddhārtha Gautama là một vị vương tử của dòng tộc Thích Ca, ở đỉnh cao của nhân loại về mọi phương diện. Vốn có tất cả nhưng Ngài vẫn luôn khao khát con đường đưa đến an lạc thật sự của nội tâm. Đỉnh điểm, khi chứng kiến cảnh sanh tử quẩn quanh của chúng sanh, Ngài chạnh lòng đau xót, dặn lòng phải làm sao để muôn loài thoát cảnh bi ai này đây? Rồi hạnh nguyện cao vời từ muôn kiếp đã thúc giục Ngài tầm cầu nền Đạo Hạnh, cứu sanh chúng thoát khỏi cơn khốn cùng của kiếp sống nhơn sanh. Không chỉ rời bỏ đời sống phú quý tột bậc, Ngài xả ly mọi hưởng thụ vật chất, đi vào đời sống khổ hạnh mà chưa từng có ai thực hiện được sự khổ hạnh đó:

Trải sáu năm nơi rừng sâu núi thẳm

Tấm thân ơi! Còn lại nắm xương tàn.

Ngài ép xác khổ hạnh, nhẫn chịu đến cùng cực nhưng vẫn không tìm thấy Đạo. Ngài đã ngã quị bên dòng sông Ni Liên Thiền (Neranjarà) và nhận ra rằng, con đường khổ hạnh cũng chỉ là hành hạ thân xác, không phải là cách để mở khai tâm linh như bao người trước truyền miệng. Ngay lập tức, Ngài liền xuống rạch Ni Liên tắm rửa và trì trai khất thực cho lại sức. Đến ngay cội cây Tất Bát La (cội Bồ đề - được gọi khi Ngài đắc thành Chánh Giác), Ngài tinh tấn siêng năng tột bực và đã thệ nguyện rằng: “Nếu không đạt được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, dù thịt nát xương tan, Ta quyết không rời khỏi chỗ ngồi này”. Với lời thệ nguyện quả cảm như vậy, đức Thế Tôn đã giác ngộ hoàn toàn và thành tựu quả vị Phật vào rạng sáng mùng 8 tháng 12 năm 594 Trước Công Nguyên. Tinh thần vị tha Bồ Tát đạo vô cùng thiết thực đã được khắc họa rõ nét trong cuộc đời của đấng Tôn Sư. Ngài đã không màng đến thân mạng, hạnh phúc riêng tư của mình mà từ bỏ tất thảy chỉ để tìm ra con đường Chân lý giúp chúng sanh thoát sự si mê, lầm lạc của vô minh, tà kiến, vượt thoát tử sanh, đạt đến cứu cánh Niết Bàn an vui. Tưởng niệm công hạnh vĩ đại và ân đức cao vời của đấng Tôn Sư, Chùa Pháp Tạng (TP.HCM) và Chùa Bảo Tạng (Cà Mau) đã tổ chức khóa lễ mừng Đại lễ PHẬT THÀNH ĐẠO trong niềm hân hoan của hết thảy những người con Phật đồng về tham dự. Kể từ đêm Thành Đạo đó mà chúng sanh bớt lầm lạc, đau khổ. Nhờ có sự hiện diện của đức Phật, mà nỗi khổ niềm đau của chúng sanh được rút ngắn hàng triệu kiếp. Nguồn chân lý tối thượng đã được đức Thế Tôn chứng ngộ, truyền dạy và lan rộng với muôn ức các bậc Thánh hiền. Hiểu được như vậy, chúng ta mới thấy quý kính Tam Bảo, trân trọng thân người, gắng nỗ lực tinh tấn học – hành Pháp để phát huy những giá trị tâm linh nhiệm mầu, không chỉ lợi ích tự thân mà còn lợi lạc tha nhân.

Muôn kiếp sanh linh giật mình tỉnh mộng

Lời nam mô sám hối ngút ngàn sao

Nghe tiếng chuông ngân qua bể khổ dạt dào

Nương Bát Nhã đưa người về bến giác.

Mở đầu chương trình, quý Phật tử tham dự lễ Phóng sanh, đưa các loài thủy tộc về nơi an vui tại khu vườn thiền. Tiếp nối là thời khóa trì Kinh đảnh lễ Tam Bảo. Đồng dâng những phẩm vật, tịnh tài lên chư tôn Thiền đức, với lời cầu nguyện cho Phật Pháp trường lưu, chúng sanh dị độ, nơi nơi thái hòa, tinh tấn hành đạo, sớm về bờ giác. Được biết trước đó, hòa trong niềm hạnh phúc của những người đệ tử Phật, trước thềm Đại lễ, tại chốn gia lam nơi cuối trời Tổ Quốc – Chùa Bảo Tạng với sự trụ trì của Đại đức Thích Trí Huệ - UVTT Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN đã trang nghiêm tổ chức khóa lễ Phật Thành Đạo với sự tham dự của đông đảo quý Phật tử gần xa trở về. Thời khóa niệm Phật, hành thiền, kinh hành, thính Pháp, văn Kinh… với sự hướng dẫn của chư Tôn Đức đã được quý Phật tử đồng lòng thực hành trong sự trang nghiêm thanh tịnh. Tưởng niệm về sự hy sinh cao thượng mà đức Bồ Tát đã thực hành miên mật trong vô lượng kiếp, cho đến khi đắc thành Đạo Quả, hàng đệ tử chúng con như được tăng thêm sức mạnh tinh thần, vượt qua sự mỏi mệt của chuyến hành trình dài từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Đất Mũi, mọi người vẫn tinh tấn hành trì không bỏ bất kỳ thời khóa nào. Tưới tẩm, vun bồi cho Bồ đề Tâm của Đại chúng thêm vững chắc, Đại đức Thích Trí Huệ đã có thời khóa thuyết giảng về đề tài “CÓ và KHÔNG” giúp mọi người xác định hướng đi đúng đắn thông qua con đường Trung Đạo mà đức Phật đã chứng ngộ. Đức Phật là đấng toàn tri, toàn giác, trí tuệ siêu việt của Ngài chẳng thể nghĩ bàn. Không điều gì Ngài không biết, không việc thiện nào Ngài không làm, không có chúng sanh nào mà Ngài không thương. Tinh thần Từ Bi – Trí Tuệ của đạo Phật ngay chỗ này. Trí Tuệ là tự mình tu tập để chứng đặt Đạo – Quả. Rồi lấy cái chứng đắc đó để giác tha, cứu giúp những chúng sanh hữu duyên với mình cũng được giác ngộ.  Song hành là tinh thần Bồ Tát đạo, đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ, chính đó là sự Từ Bi. Ngay đây, biết bao hạt giống thiện lành đơm hoa kết trái, lợi lạc biết bao cho đời khi ta biết nghĩ cho người. Sự vị kỷ, độ kỵ giảm bớt thì đường Đạo mới thênh thang. Cho nên, chữ “Có” mà chúng ta cần trong đời sống lẫn tu tập là Từ Bi và Trí Tuệ. Phải biết thương chính mình mà ráng Tu, dùng pháp Phật dạy và các phượng tiện tu để đoạn diệt phiền não. Đồng thời, vừa tu tập, vừa giúp đời để có đủ đầy Phước báu bao bọc cho con đường tiến Đạo thêm trôi chảy. Mặt khác, chúng ta cũng phải giữ cho được chữ “Không”: không giận, không hờn, không oán trách, không giữ những gì không cần thiết cho con đường giải thoát giác ngộ, thực tập các pháp xả thọ, xả bỏ đi những pháp chấp trong tâm. Để có thể đạt được chữ “Có” và “Không” trên, chúng ta cần phải tinh tấn thính Pháp, văn Kinh kết hợp hành trì trong giới luật Phật chế. (hình 23-25) Ngày Thành Đạo là một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu tập của đức Bồ Tát, mà cũng là ngày có ý nghĩa đối với muôn loài. Đó là ngày Đức Phật từ một con người thế gian trở thành xuất thế gian. Phải khó khăn lắm Ngài mới tìm được con đường chân lý, phải khổ công lắm Ngài mới chứng thành Đạo Quả. Ngày nay đối trước Phật đài, chúng ta hiểu Phật bao nhiêu thì càng kính thương Phật bấy nhiêu, có như vậy, chúng ta mới không giải đãi, biết quý trọng từng phút giây khi đang có được thân người, biết trân quý từng việc thiện nhỏ mà gắng vun bồi nền đạo hạnh. Sau những lời sách tấn chân tình của Đại đức Giảng sư, Đại chúng nguyện quyết chí tu tập, noi theo gương sáng đức Từ Phụ, làm lợi ích cho đời, cho Đạo. Cũng hồi hướng công đức tu tập, bái sám những ngày tại miền đất cuối trời Tổ Quốc, giúp nơi nơi được thái hòa, nhân dân an lạc, người người đón một mùa xuân mới an lành, hạnh phúc. Cũng trong dịp này, đoàn ghé thăm Đất Mũi – một địa danh thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi bước chân đi, là mỗi bước hoa nở, cầu mong thế giới một ngày thoát khỏi những nẻo tối cuồng si, thoát luân hồi đau khổ.

Nếu nghìn xưa Người không thành Phật quả

Liệu bây giờ nhân loại có hướng đi

Hay lạc vào những nẻo tối cuồng si

Trôi lăn mãi trong luân hồi đau khổ.

Chuyến hành trình cùng các khóa lễ tưởng niệm đã khép lại trong không khí ấm tình đạo vị, để lại trong lòng mỗi người một nỗi niềm khó tả. Sau đây là các hình ảnh được ghi nhận:

Tin & Ảnh: Ban TT-TT Chùa Pháp Tạng

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2567 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online