Đồng Nai: Trang nghiêm lễ tưởng niệm lần thứ 714 Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

PSO - Sáng ngày 24/11/2022 (nhằm ngày 01/11/Nhâm Dần), tại Thiền viện Thường Chiếu – xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai cùng Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 714 Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.

Tại buổi lễ đã trang nghiêm cung đón Đức Trưởng lão Hòa thượng thượng Thanh hạ Từ - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai quang lâm dâng hương tưởng niệm và chứng minh cho Đại lễ.

Quang lâm chứng minh và dâng hương tưởng niệm có: HT.Thích Nhật Quang - Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; TT.Thích Huệ Khai - Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Trị sự, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai; HT.Thích Bửu Chánh – Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; HT.Thích Tâm Minh – Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Xuân Lộc; TT.Thích Minh Trí – Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Biên Hòa; TT.Thích Thông Hạnh – Phó ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; TT.Thích Đạo Huy – Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh; TT.Thích Huệ Nghiệp – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Pháp chế GHPGVN tỉnh; TT.Thích Minh Trì – Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Trảng Bom; TT.Thích Quảng Trí – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh; ĐĐ.Thích Thiện Mỹ - Trưởng ban TTTT GHPGVN tỉnh; ĐĐ.Thích Đạt Ma Quang Tuệ - Phó ban Trị sự, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh; ĐĐ.Thích Đạt Ma Đức Long – Phó thư ký, Trưởng ban Văn hóa BTS GHPGVN tỉnh.

Về chư tôn đức Ni có NT.Thích Nữ Huệ Hương - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Phân ban Ni giới TƯ GHPGVN, nguyên Phó ban Trị sự, Trưởng PBNG GHPGVN tỉnh Đồng Nai; NS.Thích Nữ Diệu Trí – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Kinh tế Tài chánh GHPGVN tỉnh; NT.Thích Nữ Như Dung – Trưởng Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh; cùng chư tôn đức lãnh đạo BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, chư tôn đức BTS GHPGVN các tỉnh, chư tôn đức Tăng, Ni Thiền phái Trúc Lâm, chư tôn đức Tăng, Ni các tự viện trong tỉnh Đồng Nai, quý nam nữ Phật tử xa gần đồng về tham dự Đại lễ.

Về tham dự buổi lễ, Dâng hương Tưởng niệm, đại diện các cấp lãnh đạo chính quyền có ông Đào Văn Phước - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai; ông Nguyễn Đình Kiên – Phó ban Tôn giáo, đặc trách Phòng Phật giáo và các Tôn giáo khác; Đại tá Nguyễn Văn Thọ - Trưởng phòng PA02 Công an tỉnh Đồng Nai; ông Nguyễn Tấn Hưng - Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UB MTTQVN huyện Long Thành; bà Lê Thị Thùy Linh – Phó phòng Nội vụ huyện Long Thành; bà Trần Thị Kim Ngân – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thái; cùng đại diện các cấp lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, các cấp lãnh đạo huyện Long Thành và xã Phước Thái đồng về tham dự và dâng hương tưởng niệm.

Tại buổi lễ HT.Thích Bửu Chánh đã cung tuyên tiểu sử Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm (Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông).

Đức vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ – 1258 vào ngày 11 tháng 11 âm lịch. Ngài là con trưởng của Đức Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Sử sách ghi lại rằng khi Ngài mới sinh ra đã có dung mạo của bậc thánh nhân, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, sắc thái như vàng ròng, nên được vua cha đặt cho tên hiệu là Phật Kim.

Lớn lên, năm 16 tuổi, Ngài được lập làm Hoàng Thái tử vào năm Giáp Tuất – 1274. Trong cùng năm đó, Ngài đã kết duyên cùng công chúa Quyên Thánh, là trưởng nữ của Hưng Đạo Đại Vương. Vua Trần Thánh Tông đã mời các bậc trưởng lão tinh thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh và Phật giáo để dạy dỗ cho Ngài như Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, Nguyễn Sĩ Cố… Chính Vua cha đã soạn sách Di Hậu Lục để dạy cho Thái tử cách xử thế chuẩn bị nối nghiệp sau này nên Ngài đã trở nên tinh thông cả Tam giáo.

Về Phật pháp, Ngài theo học đạo với Tuệ Trung Thượng sĩ, và được Thượng sĩ hết lòng hướng dẫn, trao truyền những yếu nghĩa thiền tông. Ngài đã ngộ ra chân lý đạo màu khi đọc lời dạy: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” ( dịch nghĩa là: Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được). Ngài tôn thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy, và thường tới chùa Tư Phúc trong kinh thành Thăng Long để tụng kinh, tọa thiền, sám lễ Tam bảo, thấu đạt cả nội điển và ngoại điển.

Năm Mậu Dần – 1278, khi vừa tròn 20 tuổi, Hoàng Thái tử Khâm được Vua Trần Thánh Tông truyền ngôi xưng là Hoàng đế, hiệu là Hiếu Hoàng. Năm sau, 1279 Đức vua Trần Nhân Tông đổi niên hiệu là Thiệu Bảo. Kế tục sự nghiệp của các Tiên đế nhà Trần, Đức vua đã thi hành nhiều chính sách khoan hòa, thân dân, lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng, xây dựng quốc gia hòa bình, thịnh trị.

Khi giặc Nguyên – Mông xâm chiếm Đại Việt, năm 1282, Ngài chủ trì hội nghị Bình Than để lấy ý kiến của toàn quân, toàn dân Đại Việt đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Sau đó, Ngài đã trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần chiến thắng giặc  Nguyên – Mông vào các năm 1285 và 1288. Hào khí Đông A quật cường chiến thắng, Ngài đã cảm hứng bằng hai câu thơ để cổ vũ quân, dân như sau:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

Dịch nghĩa là:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông muôn thuở vững âu vàng” .

Năm 1299, Ngài từ hành cung Vũ Lâm trở về kinh thành Thăng Long, rồi thẳng tiến lên núi Yên Tử (nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninh), tinh cần tu hạnh đầu đà lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Ngài cho dựng chùa, giảng pháp, độ Tăng. Người học Phật quy tụ về Yên Tử rất đông. Đồng thời, Ngài đã thống nhất ba dòng thiền: Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông, và Thảo Đường thành lập lên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc Đạo”, “Hòa quang đồng trần” là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt. Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được gìn giữ và lưu truyền qua các thời đại, các thế hệ Phật giáo Việt Nam mà ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể kế thừa tinh hoa nhập thế đồng hành cùng dân tộc.

Trang nghiêm trong buổi lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, TT. Thích Huệ Khai - Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai đã Tuyên đọc lời tưởng niệm của Trung ương GHPGVN: “Công đức hoằng dương Phật pháp của Tổ Sư sau khi ngộ đạo, Điều ngự Giác Hoàng, Vua Phật trần gian, trăm hoa đua nở, ngàn cỏ hương thơm, chín nước, mười mây vang rền tiếng Pháp, chống gậy trúc dạo chơi thiên hạ, nâng gót hài đại địa vững bền.

Quả thực:

“Rừng thiền Tùng Trúc còn in bóng.

Xào xạc canh thâu tiếng Pháp mầu”.

Rồi Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, Tổ khai sơn truyền thụ Tâm tông, Pháp Loa, Huyền Quang Tôn giả, nối dõi Tông phong, Thiền giáo song hành, ba dòng thành một, Phái Thiền Đại Việt ngàn đời, làm cho Tổ ấn rạng ngời, đèn Thiền tỏ rạng, hương giới bay xa, chan hòa Pháp giới, non sông xán lạn, vũ trụ huy hoàng, nhật nguyệt hồi quang, Đạo vàng chói lọi. Phật giáo thời Trần muôn thuở, Tam giáo đồng nguyên, chan hòa tình Dân tộc, nghĩa Pháp lữ đời đời, lương duyên hội tụ, cùng nhau chung sống hòa bình.”

Thay mặt Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, TT.Thích Thông Hạnh dâng lời cảm niệm lên Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

“Trong giờ phút thiêng liêng này, Yên Tử sơn của hơn 700 năm về trước như tái hiện lại trong lòng Tăng Ni tứ chúng Việt Nam. Hình ảnh, đạo phong, công đức, trí tuệ và lòng từ mẫn vô lượng của Tổ sư cứ lấp lánh, rung động trong lòng mỗi chúng con. Toàn thể tăng sĩ Việt Nam, dân tộc Việt Nam, thành kính đê đầu đảnh lễ tưởng niệm ân đức cao vời của Tổ, nguyện đời đời noi gương và theo dấu chân Ngài tu hành cho tới ngày thành Phật đạo.

Cuộc đời và công hạnh của Ngài, một bậc đế vương mang trái tim Bồ Tát đi vào đời, trải thân vì nước vì dân, vì lợi ích đạo pháp và tha nhân, đã được lịch sử cũng như cả dân tộc ca ngợi hơn bảy thế kỷ qua. Nơi đây chúng con chỉ xin được làm một đứa con đứa cháu trong nhà thiền, quây quần dưới chân Tổ, tưởng niệm lại những gì đã được Tổ đinh ninh chỉ dạy, theo cương lĩnh thiền phái Trúc Lâm, để cùng nhau sách tấn tu hành, góp sức phụng sự giáo hội và đất nước quê hương, xứng đáng là con cháu dòng thiền Trúc Lâm, như hoài bão tha thiết mà Tổ hằng mong đợi nơi chúng con: Cố gắng tu hành, chớ xem thường việc sanh tử.”

Đại lễ dâng hương tưởng niệm Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông (Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam) khép lại trong nghi thức trang nghiêm, hương trầm quyện tỏa, Tăng, Ni, Phật tử một lòng thành kính dâng lên Ngài những lời tán dương công hạnh ngàn đời lưu mãi.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Ban TT-TT PG Đồng Nai

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Long An: Phật giáo huyện Đức Hòa đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn (đợt 1)

PSO - Nhận thấy tình hình khó khăn về nước sinh hoạt của người dân miền Tây khi phải đối diện với hạn mặn kéo dài, thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Đức Hòa đã phối hợp Huyện Đoàn Đức Hòa thực hiện mô hình “Chuyến xe nghĩa tình – Hành trình trao gửi yêu thương” trao tặng nước uống và nước sinh hoạt đến bà con huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), huyện Bì

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online